Thực hành phong thủy gần đây được nhiều người tại Việt Nam ứng dụng, từ đó xuất hiện một số doanh nghiệp cung cấp
những sản phẩm phục vụ, những nhà tư vấn và lớp dạy về phong thủy.
Liệu phong thủy có vai trò thực sự trong việc hình thành một môi trường sống thích hợp mang lại những lợi ích cho con
người cả về thể xác cũng như vật chất theo như quan niệm của những người thực hành phong thủy hay không?
Xuất xứĐối với nhiều người Việt thì hai từ phong thủy không lạ lùng gì. Việc xây dựng nhà cửa cho người còn sống hay lăng mộ
cho người qua đời được nhiều người cho cần phải chọn đúng hướng, chọn thế đất thì mới tốt làm ăn phát đạt…
Giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Đình Cống, nguyên chủ nhiệm Khoa Xây Dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết xuất xứ của
khái niệm phong thủy như sau:
Phong thủy bắt đầu từ phía bắc Trung Quốc, tóm lại là do người Trung Quốc nghiên cứu rồi lan truyền đi các nước.
Đầu tiên phong thủy là chọn đất để làm nhà, chôn mộ; sau đó truyền đi khắp các nơi. Phong thủy dựa trên cảm nhận, dựa
trên một khả năng đặc biệt của một vài con người, chứ không phải một môn.
Khái niệmLà người hiện nay đang tham gia các khóa giới thiệu về phong thủy tại nhiều nơi ở Việt Nam, GS- TS Nguyễn Đình Cống
đưa ra định nghĩa về phong thủy như sau:
Thực sự của phong thủy gần với tâm linh hơn, nghĩa là gần với những gì huyền bí. Phong thủy dựa trên khái niệm gọi là
‘khí’. ‘Khí’ là cái gì đó mà hiện nay khoa học vẫn chưa phát hiện được rõ ràng, có phải chăng là một dạng hoạt động của vật
chất, là một cái gì đó rất tinh vi, lạ lùng lắm. Thành ra nói phong thủy là một khoa học chỉ là sự gán ghép thôi. Còn theo tôi,
tôi định nghĩa thế này ‘phong thủy là ảnh hưởng tâm linh của môi trường đến con người’. Nhưng ảnh hưởng tâm linh gồm
có nhiều mặt như cúng bái, thần thánh, ma quỉ… Phần tâm linh ở đây chỉ là những phần liên quan đến đất đai. Đó là phong
thủy.
Khoa học/Mê tínHiện vẫn có những ý kiến trái chiều nhau, có người cho rằng phong thủy mang tính khoa học, trong khi đó có người lại nói
đó chỉ là những biểu hiện mê tín- dị đoan.
GS- TS Nguyễn Đình Cống giải thích về điều này như sau:
Theo tôi phong thủy gần với tâm linh hơn là gần với khoa học, nếu mà cố gán ghép thì đó là ‘khoa học huyền bí’ vì bản chất
của khoa học là phải chứng minh, phải thực nghiệm. Còn phong thủy dựa chủ yếu vào cảm nhận của con người là những
người có khả năng đặc biệt; và nó không có được những chứng minh chặt chẽ như khoa học.
Thực ra phong thủy cũng xuất phát từ thực tế thôi. Thực tế làm nhà cửa sao cho sử dụng thuận tiện, sao cho hay, sao cho
tốt cho con người. Điều đó thì môn kiến trúc, môn qui hoạch, môn vi khí hậu người ta cũng nghiên cứu và có nhiều chỗ
trùng lặp nhau vì hai bên đều nhằm phục vụ cho con người cả. Thành ra một số người nhầm tưởng rằng phong thủy cũng là
khoa học vì cũng có những cơ sở như bên kiến trúc và qui hoạch được người ta cho là như thế.
Cần có phân biệt chỗ này vì dân ta hay nhầm lẫn giữa phong thủy và những vấn đề khác như cúng bái, xem ngày- giờ, số
mệnh… Những điều này không thuộc về phong thủy, chúng thuộc về những ngành tâm linh như ‘tử vi tứ trụ hà lạc’ là dự
đoán, hay là xem ngày xem giờ thuộc trường phái ‘ Hiệp kỷ Biện phương thư’ mà một số người cứ nhầm lẫn. Họ nhầm lẫn
cho ‘cúng bái’ cũng là phong thủy. Phong thủy chỉ là những vấn đề liên quan đến đất đai thôi. Liên quan đến đất đai có ba
lĩnh vực lớn: một là thế đất- đất ở chỗ đó có tốt cho làm nhà cửa hay không; hai là trường phái Lý Số- nó xem thử phương
hướng như thế nào là phù hợp. Ngay trong trường phái Lý Số cũng chia ra hai ba môn phái khác nhau, không thống nhất;
trường phái thứ ba ‘Trạch Luận’ xem rằng thay đổi theo thời gian. Phong Thủy là một ‘thứ’ rất mênh mông, rất rộng, nhiều
trường phái. Mà nhiều lúc các môn phái lại mâu thuẫn nhau nên rất khó để biết thế nào là chính xác.
Như tôi đã nói phong thủy không thể liệt nó vào khoa học được. Chỉ có phân biệt phong thủy chính tông, phong thủy chính
thức và những thứ mê tín dị đoan mà người ta thêm thắt vào.
Phong thủy chính thức được truyền lại bởi những người có khả năng siêu phàm, những người cảm nhận được ‘khí’, những
điều gì là tốt rồi viết ra những cuốn sách gọi là ‘chính thư’, sách gốc của những bậc thầy, chuyên gia, những bậc gọi là
‘tiên- thánh’ về phong thủy viết ra. Nếu theo những sách đó mà hành động thì được xem là chính thống.
Chứ còn người đời sau bịa đặt ra, chép ra, trích từ những sách ( chính thống) đó, sao chép rồi thêm thắt vào; đó gọi là
‘man thư’. Man thư là những cuốn sách bịa đặt, dối trá. Rồi có những ông thầy đi phong thủy, ngoài sách vở ra còn có
những phát hiện chưa chính xác và làm ra những điều không được chính thống.
Giá trị thực của phong thủyCũng là người nghiên cứu và tham gia giới thiệu phong thủy tại Việt nam qua những lớp học trình độ sơ cấp trở lên, GS-
TS Nguyễn Đình Cống trình bày mức độ hiệu quả, cách thức ứng dụng phong thủy một cách đúng đắn:
Theo một chuyên gia lớn về phong thủy của Trung Quốc là Lý Kiêu Ninh thì điều quan trọng nhất trong phong thủy là hình
thế- vị trí đất, chứ phương hướng không quan trọng lắm. Theo tôi phong thủy chỉ tác động chừng 10-15% gì đó. Phong
thủy chỉ có hỗ trợ chứ không có gì quyết định đâu, người ta cứ đề cao phong thủy lên quá.
Trong một thời gian tôi đi một vòng Châu Âu, tôi quan sát tôi hỏi thì thấy các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ người ta có quan
tâm gì đến phong thủy đâu mà người ta xây dựng vẫn tốt, người ta vẫn phát triển. Trong khi đó Việt Nam quan tâm cho lắm
đến phong thủy mà cũng ‘lụn bại’ đi.
Nhiều người khi xây dựng một ngôi nhà cứ lo lắng về ‘phong thủy’; nhưng theo tôi quan tâm trước hết là quan tâm về khoa
học: vật liệu kiến trúc, qui hoạch, về điều kiện sử dụng. Sau đó rồi nếu kết hợp được tí nào thì kết hợp. Chứ cứ quan tâm
đến phong thủy nhiều quá rồi cũng không ra sao.
Trong thực tế tôi có đi xem một số nhà mà về mặt phong thủy không đẹp đẽ gì, nhưng người ta vẫn làm ăn phát triển. Tại
vì để làm ăn phát triển, theo tôi phong thủy chỉ chiếm một tỷ lệ rất bé thôi, nếu người ta nói nhờ phong thủy ‘thế này, thế kia’
đó chỉ là cố nói khuếch trương lên thôi.
Hơn nữa việc ứng dụng phong thủy có hai mặt là tự giác và tự phát. Nếu xem xét những quốc gia Âu-Mỹ việc xây dựng của
họ nếu xét theo ‘phong thủy’, họ làm rất đúng, không sai. Đó là sự tự phát vì chỉ dựa vào sự cảm nhận của con người, chỉ
xem làm nhà như thế nào thì hay thôi, chứ có phải là gì ghê gớm lắm đâu. Tức là khi xây dựng một ngôi nhà, trước hết phải
bằng sự cảm nhận của mình, xem làm ngôi nhà ở đó là làm thế nào để ở trong điều kiện tốt nhất về khí hậu, vi khí hậu, ánh
nắng, gió, thuận tiện đi lại, sử dụng… Đó là điều quan trọng hơn.
Theo tôi có hai ảnh hưởng từ môi trường đến con người: ảnh hưởng của môi trường xã hội và ảnh hưởng của tâm linh. Ảnh
hưởng của tâm linh có nhiều; phong thủy chỉ là một phần nhỏ của ảnh hưởng tâm linh thôi, chứ không phải toàn bộ. Còn
ảnh hưởng của môi trường như nắng, gió, mưa, thời tiết, độ ẩm, tiếng động, các tia…- những thứ mà khoa học có thể quan
sát được. Rồi ảnh hưởng của đường sá, đi lại là ảnh hưởng của xã hội. Phần ảnh hưởng này quan trọng đối vời sự phát
triển của con người hơn.
Chứ còn phần ảnh hưởng của tâm linh như tôi đã nói có ba-bốn ảnh hưởng: thứ nhất ảnh hưởng của những linh hồn, thần
thánh, ma quỉ; rồi ảnh hưởng của số phận; phong thủy chỉ là một ảnh hưởng tâm linh liên quan đến đất đai nên cũng phải
làm thế nào cho phù hợp với việc sử dụng của mình. Còn nếu quá quan trọng đến phong thủy mà ảnh hưởng đến môi
trường, ảnh hưởng đến tự nhiên là không tốt.
Môi trường tự nhiên quan trọng hơn: vị trí địa lý, sông ngòi, sông núi, đồng bằng, khí hậu, mưa- nắng, nhiệt độ, độ ẩm, tia
vũ trụ … Môi trường tự nhiên quan trọng hơn môi trường phong thủy; chứ không phải phong thủy quan trọng hơn đâu.
Hy vọng ý kiến của một người nghiên cứu và tham gia giảng dạy phong thủy tại Việt Nam như giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Đình
Cống sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về phong thủy.
Theo RFA