logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 28/02/2015 lúc 04:12:57(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Quan niệm về sát nhân trong các tôn giáo
Kể từ khi loài người nghĩ ra các phương tiện chiến tranh để làm hại và làm chết địch thủ cũng như soạn ra được luật pháp để giết các tội phạm một cách chính danh, tiền nhân của chúng ta đã không ngừng cải tiến, để các phương pháp sát nhân gây đau đớn hơn, đầy tính tàn bạo hơn, và phi nhân tính hơn cả loài thú giết và ăn thịt nhau.

Theo ngũ giới của đạo Phật, từ một Phật tử xin phát nguyện tu tại gia đến hàng tăng lữ ngay trong buổi lễ quy y hoặc phát nguyện đều quyết tâm tránh không vi phạm 5 giới răn dùng làm hàng rào ngăn ngừa các hành vi xấu qua thân thể, miệng lưỡi, ý nghĩ của mình để cầu mong được thụ hưởng quả báo tốt đẹp.

Trong ngũ giới, trước cả việc phải tránh trộm cắp, tà dâm, nói dối, rượu bia và các chất say – ngũ giới nêu ra trước nhất việc cấm sát sanh (Pànàtipàtà veramanì). Khác với tín lý của các tôn giáo khác, Đức Phật không áp đặt ngũ giới như điều luật nghiêm ngặt và triệt để, hay cưỡng bức việc tuân thủ bằng hình phạt, mà để tín đồ tự mình quyết định giữ giới hay không, và dùng năm giới như năm thành trì giúp họ tránh sa vào đường ác và hố thẳm tội lỗi. Không chỉ ngăn giết hại đồng loại, giới răn Pànàtipàtà veramanì còn khuyến cáo không nên giết từ con vật to lớn như trâu, bò, ngựa voi, mà đến cả các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, dế, kiến v.v… và không những không làm chết, mà còn phải tránh gây đau đớn thương tổn cho con người và loài vật, nhằm nuôi dưỡng lòng từ bi, nhằm tránh nhân quả báo ứng, vì nợ máu sẽ phải trả bằng máu, nếu không nhãn tiền ngay trong kiếp này thì ở kiếp sau, làm oan nghiệp xoay vần không có ngày chấm dứt.

Đạo Islam cũng loại trừ hành động giết người. Trong cuốn Clear Your Doubts About Islam, bản dịch tiếng Việt của Dohamide Abu Talib, ở phần trả lời cho câu hỏi số 47, các soạn giả viết: “Thiên kinh Qur’An đã nghiêm cấm giết người trong những lời lẽ rõ ràng, ‘Và đừng giết hại linh hồn mà Allah đã nghiêm cấm, ngoại trừ do bởi quyền hạn hợp pháp’ (Chương 5, câu 32)” hay “‘Những ai giết hại một linh hồn cũng giống như đã giết hại toàn thể nhân loại’ (Chương 6, câu 151)”.

Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, theo Kinh thánh cựu ước, Chúa Trời khắc 10 Điều răn (Ten Commandments) vào hai bia đá và gọi Moses lên núi Sinai rồi trao cho ông như bản hiến pháp đầu tiên. Sự tích quan trọng nầy được ghi trong Sách Xuất hành (Exodus) ở đoạn 20 câu 3 và trong Sách Phục-truyền Luật-lệ Ký (Deuteronomy) ở đoạn 5 câu 17: “Con chớ giết người”.

Nhưng trên thực tế, con người tiếp tục giết nhau, nhất là những kẻ cầm quyền lãnh đạo, tự cho mình có quyền sinh sát thiên hạ, nếu chẳng thế, văn hào Voltaire đã không mai mỉa các nhà lãnh đạo thế giới: “Giết người là điều cấm kỵ, do đó, mọi kẻ sát nhân đều bị phạt vạ, trừ phi họ giết hàng loạt, và vừa giết vừa khua chiêng gióng trống” (nguyên văn: “Il est défendu de tuer; tout meurtrier est puni, à moins qu’il n’ait tué en grande compagnie, et au son des trompettes.”). Câu nói bất hủ nầy của Voltaire, trình làng từ năm 1771, đã trở thành một lời tiên tri, khoảng 160 năm sau khi ông lìa trần sẽ được các nguyên thủ quốc gia phát xít và cộng sản như Adolf Hitler, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Pol Pot lần lượt chứng minh cụ thể.

Có bao nhiêu cách làm chết kẻ khác?
Nhân loại đã dùng trí thông minh được Thượng đế trao ban để nghĩ ra được nhiều cách không chỉ làm chết kẻ khác, mà còn làm chết đồng loại một cách tột cùng đau đớn. Xin kể một số tác phẩm về thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nhân loại qua các thời đại:

01/ Lăng trì, do người Trung Hoa nghĩ ra, được thế giới phương Tây biết đến dưới tên Ling Chi (凌迟), tức làm chết kẻ khác bằng cách cứa dao, thư thả, dần dà, khoan thai chậm rãi như việc uống trà. Nghệ thuật giết người nầy còn một tên thứ nhì nữa, gọi là sát thiên đao (杀千刀), tức làm chết bằng cách cứa không dưới một ngàn đường cắt. Vua Minh Mạng nhập cảng kiểu sát nhân ghê rợn nầy về nước, rồi Việt hóa bằng tên tùng xẻo, để áp dụng cho nhà truyền giáo thừa sai trẻ 32 tuổi tên Joseph Marchand vào hôm 30/11/1835 tại Sài gòn. Về sau, Marchand được Giáo hoàng John Paul II phong chân phước vào năm 1988. Đây là một trong những hình phạt tàn khốc và dã man được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc từ năm 900 cho đến khi bị chính thức bãi bỏ vào năm 1905.

Là hình thức ghê rợn nhất trong các án tử hình, người bị hành hình sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có khi bị lột hết nửa phần da thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy giụa gào thét. Khi hành hình, phạm nhân bị treo ngược đầu xuống đất để não vẫn nhận được đủ lượng máu hòng khỏi chết hay hôn mê cho đến khi nhát cưa “ân huệ” cuối cùng cắt lìa các tĩnh mạch ở ngực. Ngoài nhiệm vụ xẻo từng miếng thịt trên thân tử tội, đao phủ còn có bổn phận phải giữ không để tử tội tắt thở nhanh chóng, trước khi nếm trải trọn vẹn sự đau đớn. Loại án tử hình nầy thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ, ngoài mục đích làm chết người có tội, còn có chủ ý làm nhục người ấy sau khi chết.

02/ Đóng đinh vào giá chữ thập, là cách hành hình tội nhân được áp dụng từ thời cổ, với hai tay và hai chân phạm nhân bị trói chặt hay bị đóng xuyên qua bằng đinh vào một giá gỗ có hình chữ thập. Hình thức giết người nầy thường dành cho người nô lệ, phản quốc, dị giáo, hay những tội trạng tày đình, được dùng rất rộng rãi dưới thời Alexandros Đại đế (336 – 323 trước Công nguyên) bên Hy Lạp. Có nhiều cách xử tử tội phạm bằng thập tự giá, nhưng phiên bản chính thường là chính tử tội phải kéo lê hay vác lấy khúc gỗ đóng thành hình chữ thập của mình, nặng khoảng 50 kg, đến tận pháp trường, để bị trói hai tay dang hai bên hay bị đóng bằng đinh xuyên qua cườm tay, rồi thập giá được dựng đứng lên, cặp vào một khúc gỗ khác đã được chôn thẳng đứng sẵn từ trước. Tử tội sẽ chết khát, hay vì đứng tim. Đôi khi đao phủ “thương tình” dùng gậy sắt đập vỡ xương hai ống chân để tử tội chóng chết ngạt, đỡ kéo dài cơn đau đớn.

03/ Ném vào thùng nước sôi, sau khi bị lột trần truồng, hay thùng nước lạnh ngắt trước khi thùng nước bị đun nóng từ từ đến khi sôi. Có khi đao phủ dùng dây kéo cao tử tội lên rồi nhúng vào vạc chầm chậm nhiều lần. Chất lỏng trong vạc có thể là nước lã, cũng có thể là dầu, axít, nhựa dẻo, dầu hắc làm đường, rượu hay chì nấu chảy. Cách hành hình nầy được phổ biến tại nhiều nước châu Âu và châu Á. Chất lỏng đun sôi sẽ làm bỏng da, chảy mỡ, lòi thịt ra ngoài, làm vỡ các mạch máu. Một hình thức cải biến khác dành riêng cho tội nhân mưu toan đầu độc nhà vua vào thời kỳ trị vì của vua Henry VIII bên Anh từ năm 1509 đến 1547, bằng cách dùng chảo cạn, đun sôi dầu ăn hay nhựa đường rồi rán phạm nhân như chiên một củ khoai khổng lồ.

04/ Bánh xe tử thần, thường là bằng gỗ thật lớn để trói chặt tử tội vào và để các bàn tay và bàn chân thò ra khỏi vòng bánh, trước khi bị đao phủ dùng gậy hay búa sắt để đánh gãy các phần tứ chi lọt ra bên ngoài ấy. Bằng cách nầy, sau khi bị hành hình, tội nhân vẫn còn hấp hối đến bốn ngày sau mới tắt thở hẳn, như trường hợp tội nhân người Do Thái tên Bona Dies bị giết hồi năm 1348. Sau khi hành hình, dù phạm nhân chết hay còn thoi thóp, cả bánh xe lẫn xác người được đặt lên cột cao để chim chóc rỉa thịt.

05/ Xuyên thứ (穿刺), tức đóng cọc nhọn xuyên suốt qua người, là cách hành hình phạm nhân ghê rợn, được áp dụng vào thời kỳ Trung cổ bên châu Âu, kéo dài từ thế kỷ thứ 5 tới thế kỷ 15. Phạm nhân bị bắt ngồi trên đầu cọc gỗ cứng và nhọn, rồi mặc cho sức nặng thân thể trì xuống, làm người bị hành hình tuột xuống từ từ, để cọc đâm xuyên qua ngực, vai và cổ. Thông thường, cách hành hình nầy kéo dài tới ba ngày phạm nhân mới chết hẳn, một cách đau đớn và chậm chạp. Kiểu giết người nầy rất thịnh hành tại quốc gia Romania vào thế kỷ 15, dưới triều đại của vua Vlad Dracula, đến nỗi thời ấy người ta gọi tên ông thành Hoàng đế Vlad Xuyên Thứ, người đã ra lệnh hành hình hơn 80.000 người bằng phương pháp nầy, thậm chí, nhà vua còn sai người mang thức ăn tới pháp trường để vua vừa nhâm nhi ăn uống vừa thưởng thức cái chết mà người khác đang quằn quại rên siết.
Bên châu Á, người ta chế ra một kiểu tương tự, nhưng dùng tre thay gỗ, với phạm nhân bị trói chặt cố định bên trên một mụt măng. Măng tre có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, mỗi ngày tới 30 cm, sau ít ngày, măng tự động đâm xuyên qua thân thể phạm nhân, từ bên nầy xuốt qua bên kia. Cách làm chết người nầy đã được áp dụng trong thế kỷ 19 tại Trung quốc và Mã Lai, kéo dài đến giữa thế kỷ 20, được binh lính Nhật áp dụng trong Thế chiến Thứ Nhì tại các vùng chúng chiếm đóng.

06/ Lột bì, tức lột da người đang sống, là phương pháp hành hình ghê rợn dưới thời cổ đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, khi hai nền văn minh Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại đan chồng lên nhau, áp dụng cho tù binh chiến tranh bị bắt hay cho các tội phạm nguy hiểm cho loài người. Theo với các nền văn minh, hình phạt nầy tập trung ở vùng quanh biển Địa Trung Hải rồi lan tràn ảnh hưởng đến châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông.

Ở Trung Mỹ, nền văn minh của đế chế Aztecs trong khu vực thung lũng Mexico với nhiều bản sắc văn hóa đặc biệt, nhưng cũng ghê rợn trong nghi thức hiến tế phổ biến từ năm 1248 đến 1521 khi họ bị người Tây Ban Nha đánh bại. Trong văn hóa của Aztecs, họ xem Xipe Totec là vị thần cải thiện nông nghiệp, của sự phì nhiêu và sung túc, cũng như là thần bản mệnh của nghề kim hoàn. Chữ Xipe Totec có nghĩa “Vị thần Da lột”, xuất phát từ huyền thoại cho rằng thần tự lột da mình để nuôi sống nhân loại, phần da thịt ấy biến thành rau cải che phủ địa cầu vào mỗi độ xuân về, nhất là khi hạt ngô tự lột lớp da bên ngoài, chuẩn bị nẩy mầm để gieo trồng lấy hạt nuôi con người. Dân chúng thời đế chế Aztecs thường lột da tù binh họ bắt sống về, để tế thần. Lễ tế mang tên Tlacaxipeualiztli (lột da người) thường tiến hành vào ngày Xuân phân hằng năm, bao gồm nghi thức lột da nạn nhân, sơn vẽ thêm màu sắc và hình vẽ rồi các thầy tế choàng lớp da ấy lên người mình thay lễ phục để hành lễ. Trong một vài kiểu tế lễ khác, nạn nhân được phát một thanh kiếm giả để giao đấu với một binh sĩ có kiếm thật đến khi chết.

Thời đế quốc Assyria khoảng thế kỷ thứ 15 trước Công nguyên, phe chiến thắng đã tổ chức lột da phe chiến bại rồi mang các tấm da ấy ghim bằng đinh lên tường thành để cảnh cáo các phần tử manh nha ý định nổi loạn chống đối. Khi hành hình như thế, hai tay nạn nhân bị trói đưa lên cao quá đầu để đao phủ dùng dao lóc lớp da từ mặt xuống. Năm 415, bà Hypatia thành Alexandria của nước Ai Cập – một nữ thiên tài toán học kiêm triết học và thiên văn học – đã bị hành hình bởi một nhóm tín đồ Cơ Đốc cuồng tín, bằng cách bị lột da bằng vỏ hàu.

Lịch sử Trung quốc ghi nhận Tôn Hạo (242-284), Phù Sinh (335-357) và Cao Hằng (570-577) là 3 vị hoàng đế chuyên ra lệnh lột da mặt người dân. Riêng Minh Thái Tổ (1328-1398) đã từng cho lột da nhiều hầu thiếp, quan chức và thành phần nổi loạn, và chỉ trong năm 1396, ông đã hạ lệnh lột da khoảng 5.000 phụ nữ. Kiểu hành hình nầy do nhà Minh phát minh ra, và cũng chấm dứt theo triều đại ấy.

07/ Giết người bằng cách cho chuột gặm, cũng do người Trung quốc sáng chế ra vào thời Trung cổ, là một kiểu hành hình tàn ác khác bằng cách cho chuột đói nhốt chung với tử tội trong cái vại sành lật úp, để chuột vào gặm thịt da phạm nhân. Bên trên đáy vại, đao phủ cho chất than hồng để nung nóng nhiệt độ trong vại, làm chuột hoảng sợ chui rúc vào thân thể phạm nhân để trốn. Họa hiếm lắm mới có một người sống sót sau cách tra tấn nầy, phần lớn chết dần vì mất máu hay vì nhiễm trùng các vết thương.

08/ Tượng bò bằng đồng, là kiểu hành hình do Perilaus của thành Athens bên Hy Lạp nghĩ ra vào năm 560 trước Công nguyên và đệ trình cho bạo chúa Phalaris áp dụng. Tượng được đúc bằng đồng cao cỡ một con bò thật, chỉ có một cửa hông, phần đầu con bò được thiết kế bằng cách lắp đặt các ống xoắn để tiếng la thét vì đau đớn của phạm nhân khi lọt ra ngoài nghe giống y tiếng bò rống khi bị cắt tiết. Nạn nhân bị khóa chặt bên trong lòng tượng đồng sau khi bị cắt lưỡi, bên ngoài người ta chất lửa đốt đến khi người bên trong chết vì các chỗ bỏng trên thân thể. Điều trớ trêu là chính vị bạo chúa – nổi tiếng về thú vui ăn thịt trẻ sơ sinh còn bú mẹ hay mổ bụng những phụ nữ có thai để lấy thai nhi ra làm đồ nhắm rượu – lại cảm thấy kiểu giết người nầy kinh hoàng tột độ, nên phẫn nộ, và ra lệnh chính nhà phát minh Perilaus phải chui vào trong tác phẩm của mình để bị hành hình. Vẫn chưa hết trớ trêu: khi bị Telemachus cướp ngôi, chính Phalaris bị xử tử kiểu ác độc nầy vào năm 570.

09/ Đi thuyền, là một kiểu hành hình tàn bạo khác áp dụng trong xã hội Ba Tư cổ xưa, bằng cách nhét tù nhân vào bên trong một thân cây hay trong lòng một chiếc xuồng hẹp bề ngang, với đầu, hai tay và hai chân lọt ra bên ngoài, sau khi bị cưỡng bức phải uống một thứ sữa pha mật nhiều đủ để bị tiêu chảy. Số sữa pha mật còn thừa được bôi lên các phần thân thể bị phơi trần, để thu hút ruồi nhặng và các thứ côn trùng thích mật ngọt. Phạm nhân bị khóa chặt tay chân không xua đuổi được ruồi nhặng, nên các chỗ nhiễm trùng còn thu hút lũ côn trùng bu tới càng đông hơn. Khúc gỗ bọc người được thả trôi trong ao hay trong hồ, để ruồi nhặng chui vào cơ thể gây nhiễm trùng và sinh sôi nẩy nở, kéo dài thời gian chịu cực hình của người chết tới hai tuần, trước khi tắt thở hẳn. Trong thời gian nầy, người ta cố tình cho nạn nhân ăn uống để kéo dài sự sống và chịu thêm sự đau đớn cùng cực của thể xác.

UserPostedImage

10/ Máy chém, được bác sĩ Joseph-Ignace Guillotin phát minh vào năm 1789, đề nghị quốc hội Pháp áp dụng với lập luận rằng việc hành hình là nhằm chấm dứt sự sống của một phạm nhân thay vì gây ra các đau đớn thể xác. Kể từ cuộc hành hình đầu tiên 25/04/1792 ở Pháp bằng cỗ máy chặt đầu thiết kế với một bệ đáy với hai thanh sắt hay gỗ cứng dựng song song, cộng thêm lưỡi dao thật nặng và thật bén có thể nâng lên hạ xuống, thế giới bắt đầu dùng tên họ của người phát minh là Guillotin để cải biến thành danh từ chung guillotine đặt tên cho loại máy chém nầy.
Tuy nhân đạo hơn bất cứ cách hành hình nào của nhân loại trước đó, cách giết người nầy vẫn bị loại ra ngoài vòng pháp luật, và lần chém đầu sau cùng là vào năm 1977.

11/ Hôn lễ kiểu cộng hòa, là một kiểu hành hình mới lạ, áp dụng ở Nantes bên Pháp dưới tên gọi mariage républicain dưới Triều đại Khủng bố kéo dài 13 tháng, từ 27/06/1793 đến 27/07/1794, bằng cách trói người nam và người nữ trần truồng vào với nhau rồi ném xuống sông Loire. Một đôi khi, người nam và người nữ bị trói chùm ấy còn bị đâm xuyên ngang bằng một mũi kiếm trước khi bị trấn nước.
Tại châu Mỹ, bọn Mafia cải biên kiểu trói chung bằng cách trói nạn nhân rồi buộc đôi giày bằng xi măng nặng vào chân để khi ném xuống nước, kẻ bị xử tử chìm xuống và chết đuối.

UserPostedImage

12/ Voi giày, là kiểu xử tử phạm nhân được áp dụng ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, nhất là tại Ấn Độ và Tích Lan. Voi tham gia việc nầy đã được huấn luyện thành thục để biết dùng chân giẫm lên thân thể phạm nhân và dùng vòi quấn vào người đưa lên cao trước khi quật mạnh xuống nền đá, như kiểu hành hình mà Nguyễn Ánh áp dụng với mẹ con bà Bùi Thị Xuân, một nhân vật trong nhóm Tây Sơn ngũ phụng thư, là vợ của Thái phó Trần Quang Diệu trong hàng ngũ của vua Quang Trung. Sử gia quân đội Phạm Văn Sơn trước khi bị Việt Cộng sát hại trong trại cải tạo Tân Lập ở tỉnh Vĩnh Phú hồi 1978 đã trích dẫn tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère, người tận mắt chứng kiến, kể lại thế nầy: “Đứa con gái trẻ của bà Bùi Thị Xuân bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách: ‘Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!’ Đến lượt bà, nhờ lớp vải bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời. Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo”. Về vụ hành hình bà Xuân, tác giả Đặng Duy Phúc, trong cuốn Việt Nam Anh kiệt, ghi thêm chi tiết: “Khi voi đưa chân toan chà đạp, bà đã thét lên một tiếng như sấm dậy khiến voi thất kinh phải thối lui, không chịu theo sự điều khiển của quản tượng. Cuối cùng, vua Nguyễn lệnh cho cột bà vào trụ sắt, lấy vải nhúng sáp nóng quấn khắp người bà rồi đốt cháy một cách man rợ…”
UserPostedImage

13/ Cưa thân, được áp dụng ở nhiều nơi tại châu Âu và châu Á, trong đó phạm nhân bị treo ngược đầu, hai chân mở rộng, và bị hai đao phủ dùng cưa để cưa thân thể làm đôi, bắt đầu từ háng xuống phía đầu. Cách hành hình nầy được dùng tại châu Âu dưới thời đế chế La Mã, tại Tây Ban Nha và một số địa phương ở châu Á.

14/ Móng mèo, đao phủ dùng dụng cụ bằng sắt chĩa ba có móc cong và nhọn có hình dạng giống như móng vuốt mèo, được tra vào cán dài để đao phủ xé rách da thịt phạm nhân, bắt đầu từ hai chân và hai tay để làm đau đối tượng trước khi xé thịt ở lưng, ngực, cổ và cuối dùng là da mặt. Phương pháp nầy thường dùng ở châu Âu vào thời Trung cổ, với nạn nhân bị lột trần truồng và bị trói để không thể chống trả. Kiểu hành hình nầy thường làm nạn nhân chết rất chậm sau nhiều ngày chịu đau đớn vì vết thương.

15/ Treo cổ (giảo hình), tử tội bị buộc dây vào cổ và treo lên cao, nạn nhân sẽ chết vì gãy cổ hay tắc thở và tắc mạch máu. Hình phạt này hiện vẫn còn áp dụng tại Iran và Singapore. Riêng ở Singapore, cách xử án nầy được áp dụng cho can phạm bị kết án tội buôn bán ma túy, bắt cóc hay sở hữu vũ khí.
Trong danh sách những tội nhân bị treo cổ của quốc gia nầy, có một thanh niên gốc Việt Nam bị hành hình cách đây gần 10 năm. Tháng 11/2002, Nguyễn Tường Vân, bấy giờ 22 tuổi, quốc tịch Úc, được móc nối để về Sài Gòn thăm quê hương lần đầu, lượt trở lại Úc, Vân đã mang từ Tân Sơn Nhất về Úc 396.2 gram bạch phiến chia thành nhiều gói quấn quanh người, đã bị bắt tại phi trường Changi của Singapore. Số ma túy nầy nhiều gấp 25 lần lượng có thể được ân xá, là 15 gram, do đó, chiếu theo Đạo Luật Chống Sử Dụng Ma Túy, phiên tòa ngày 20/03/2004 đã kết án tử hình.

Thủ tướng Úc John Howard gửi thỉnh nguyện thư đến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long xin ân xá cho Vân nhưng chính phủ y án. Ngày 17/11/2005, chính phủ Singapore báo cho thân nhân biết đơn kháng án của Vân bị bác. Ngày 02/12/2005, Vân bị treo cổ, sau khi nước Úc tổ chức một cuộc thăm dò ý dân, và tỉ lệ đồng ý phải thi hành án treo cổ Vân cao hơn số người phản đối. Giá treo cổ là một khung bằng gỗ, nhưng tại Iran, chính phủ lắm khi làm nhanh gọn bằng cách chỉ việc treo một đầu dây thòng lọng lên một cành cây cao, bắt tử tội đứng lên chiếc thùng, đao phủ đá văng chiếc thùng, là xong.

16/ Lên giàn hỏa, đây là cách thức làm chết người phổ thông nhất, nạn nhân chết vì bỏng và bị ngạt thở. Do được phổ biến rộng rãi, nên sử sách ghi lại rất nhiều trường hợp hành hình kiểu nầy, ở nhiều nơi, như vụ thiêu sống Jacques de Molay (năm 1314), Jan Hus (1415), Joan of Arc (1431), Girolamo Savonarola (1498), Patrick Hamilton (1528), John Frith (1533), William Tyndale (1536), Michael Servetus (1553), Giordano Bruno (1600), Urbain Grandier (1634), và Avvakum (năm1682). Các ông John Rogers, Hugh Latimer và Nicholas Ridley tử đạo vì kiểu hành hình nầy vào năm 1555, rồi đến Thomas Cranmer trong năm kế tiếp. Ở Đan Mạch, năm 1617 chính phủ ban hành luật cấm dùng yêu thuật, làm ông bà phù thủy nào bị bắt đang hành nghề dùng tà ma để móc túi người mê tín đều bị thiêu sống, do đó, người ta ước tính có hàng ngàn thầy bùa đã bị lên giàn hỏa trong hai thế kỷ 16 và 17.

Nước Scotland cũng theo gương Đan Mạch, làm hơn 70 thầy bùa bị xử tử, người sau cùng bị giết là phù thủy Janet Horne năm 1727, nhưng bà thầy nầy bị ném vào vạc dầu đun sôi. Bên Anh, trong thời gian trị vì ngắn ngủi từ 1553 đến 1558, Nữ hoàng Mary Đệ Nhất đã đẩy lên giàn hỏa hàng trăm người mà bà cho là rối đạo, nên thế gian đặt cho bà cái tên Nữ hoàng Mary Máu Me (Bloody Mary). Người cuối cùng bị bà làm chết kiểu nầy là Edward Wightman, một tín đồ phái Baptist, bị thiêu sống tại Lichfield vào ngày 11/04/1612. Ngoài lý do tôn giáo, tội phạm cuối cùng bị kết án phản quốc là bà Mary Bailey, bị thiêu sống vào năm 1789, vì hành động làm giả tiền xu, còn người phụ nữ bị hành hình bằng cách thiêu sống vì tội giết chồng là Catherine Hayes, bản án được thi hành năm 1726.

Ở Bắc Mỹ, người bản xứ thường dùng cách thiêu sống để xử tử thành viên của bộ tộc khác hay người da trắng, vào thế kỷ 18 và 19. Nhưng hai vụ có tính lịch sử nhất là vụ người nữ nô lệ tên Maria ở Massachusetts phóng hỏa căn nhà của chủ để giết ông ta nên bị thiêu sống năm 1681 tại Roxbury. Cùng thời gian ấy, một nam nô lệ tên Jack bị kết án đốt nhà nhiều lần, bị xử treo cổ, sau khi chết mới bị vất xác lên cùng giàn hỏa để bị thiêu chung với bà Mary. Vụ thứ nhì là một nhóm nô lệ âm mưu giết chết chủ; người cầm đầu tên Mark bị treo cổ, còn người kia tên Phillis bị thiêu sống ở Cambridge vào năm 1755.

Ngày 03/02/2015, nhóm khủng bố tự xưng Quốc gia Hồi giáo (ISIS) công bố đoạn phim video dài 20 phút chiếu cảnh một người bị chúng hành hình bằng cách thiêu sống, mà chúng bảo là thiếu úy phi công Moaz al-Kasasbeh của Jordan, bị rớt máy bay vào ngày vọng Giáng Sinh vừa qua, khi ném bom xuống các mục tiêu ở gần Raqqah – thành phố lớn vào hàng thứ sáu của Syria, nằm bên bờ bắc sông Euphrates, cách Aleppo 99 dặm và cách đập thủy điện Tabqa lớn nhất của Syria chỉ 25 dặm. Đây là thành phố đã bị phe ISIS chiếm đóng và dùng để làm tổng hành dinh quân sự của chúng, nên bị các lực lượng quân sự phương Tây ném bom ác liệt. Kết án phi công F-16 tội đốt nhà, giết con trẻ và đòi đổi mạng với Sajida al-Rishawi, là người nữ mang bom tự sát đã chết hụt đang bị Jordan giam giữ, nhưng khi Jordan đòi ISIS đưa bằng chứng phi công vẫn còn sống, ISIS đã quyết định giết thiếu úy Kasasbeh.

Mặc dù tàn bạo là tiêu chuẩn thông thường của ISIS, nhưng đoạn video có thể làm người xem rùng mình, nhắm mắt, khi chứng kiến nạn nhân Kasasbeh mặc áo tù màu cam sáng rực, đứng trong lồng sắt, phe ISIS tưới một đường xăng dẫn ra xa, rồi châm lửa để thiêu sống người tù binh một cách dã man.

17/ Bỏ đói, cũng là cách hành hình, có vẻ nhẹ nhàng, không đau đớn, nhưng không kém phần ác độc, càng ác độc hơn khi người dân chịu cảnh ngộ “cám treo heo nhịn đói”.
Nước Ukraine vốn được xem là thúng bánh mì của châu Âu, và dân Ukraine là dân nhà nông chuyên nghiệp. Năm 1930, thủ lãnh Stalin của Liên Xô đẩy mạnh chính sách quốc hữu hóa và chụp mũ tất cả nông dân Ukraine là thành phần “kulaks”, tức địa chủ giàu có, cần phải bị xóa bỏ giai cấp. Quốc sách quốc hữu hóa nông nghiệp bắt nông dân địa phương tập họp thành từng đội có từ năm tới mười đội viên đặt dưới quyền cai quản của một cán bộ Cộng sản nòi được công an nhân dân và Hồng quân hậu thuẫn, để dễ dàng bị canh chừng cũng như loại trừ thành phần chống đối.

Những cá nhân nào có thái độ ngoan cố đều bị cưỡng bức lao động tận miền Tây Bá Lợi Á xa xôi và băng giá của nước Nga. Phía chính phủ, Stalin ra lệnh tịch thu toàn bộ mùa màng thu hoạch được của năm 1932, kể cả lúa giống, song song với việc đóng cửa các biên giới bao quanh Ukraine, và cho các đội đặc nhiệm tiến hành các cuộc lục xét định kỳ để bắt bớ gia đình nào còn cất giữ thực phẩm. Đói quá, dân làng đã giết chó và chuột để ăn thịt, nếu không săn bắt được các loài chim. Một số dân còn men theo bờ sông để mong kiếm được ổ chim với chim con hay trứng để cho vào dạ dày. Bắt được thủy vật như tôm cua, họ đã nghiền nát cả vỏ để ăn thay vì loại bỏ. Trên mặt đất không còn một thứ nấm nào kịp lớn trước khi bị con người lấy ăn. Ông Miron Dolot, một cậu bé 15 tuổi của thời kỳ nầy, đã may mắn sống sót để viết cuốn Hành hình Bằng Cái đói (Execution By Hunger), kể lại những chi tiết của bản thân và gia đình mình phải ăn cả trái cây hay rau cải vữa thối mà loài heo cũng phải úp máng chê không ăn. Ông cũng từng ăn côn trùng, ốc sên, thịt của trâu bò và lừa ngựa chết vì bệnh – trong khi vụ mùa Thu Đông năm 1932 được bội thu, nhưng lệnh chính quyền bắt tất cả phải chở tới nhà ga đường sắt để giao nộp cho cán bộ. Với tất cả các biện pháp bỏ đói quy mô nầy, Stalin đã làm chết bảy triệu người, và câu chuyện bị giấu nhẹm bưng bít khá thành công, đến khi cuốn sách nói trên được in ra vào năm 1985.

Nhưng bảy triệu nhân mạng gục ngã do bàn tay Stalin chỉ là chuyện nhỏ. Ở Trung quốc, theo giáo sư Frank Dikötter trong cuốn Nạn Đói Vĩ đại do Mao (Mao’s Great Famine) xuất bản năm 2010, chỉ bằng chính sách Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại (大跃进) áp dụng năm 1958 nhằm đuổi theo và vượt qua nền kinh tế phồn thịnh của phương Tây, Mao Trạch Đông đã làm ít nhất 45 triệu người chết vì đói và vì bị đánh đòn trong khoảng thời gian ngắn chỉ 4 năm – gần bắt kịp tổng số người chết trong Thế chiến Thứ Nhì là 55 triệu.

18/ Chôn sống (premature burial). Mặc dù kỹ thuật nầy được các chính quyền dùng rải rác trong chiều dài lịch sử của nhân loại để giết các tử tội, nhưng biến cố được ghi rõ nhất là lần binh lính Nhật chôn sống thường dân trong Vụ Thảm sát Nam kinh, lúc thành phố nầy rơi vào tay quân Nhật vào tháng 12/1937. Hành động man rợ nầy được lặp lại ở mức độ qui mô hơn, giữa người cùng một nước, khi Hồ Chí Minh gởi bộ đội vào “giải phóng” thành phố Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trước khi bị đánh bật ra, “bộ đội cụ Hồ” đã chôn sống khoảng 5.000 người dân ở các hầm chôn tập thể quanh cố đô. Những hình ảnh do các phóng viên quốc tế chụp được đã phơi bày sự thực nầy, nhưng 47 năm sau, vẫn chưa có một bản án chính thức dành cho hành động man rợ ấy. Tiếp theo, sau khi tiến hành khảo sát 20 ngàn nấm mồ tập thể tại Cambodia, Viện Đại học Yale đã kết luận có ít nhất 1.386.734 nạn nhân đã bị giết chết do Pol Pot áp dụng kinh nghiệm chôn sống dân của Cộng sản Hà Nội truyền qua.

NgyThanh
Tết Ất Mùi 2015
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.304 giây.