logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/03/2015 lúc 06:59:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Buổi ra mắt cuốn sách “It’s not OK” tại Washington DC hôm 2/3/2015.

Một cuốn sách e-book về những phụ nữ đấu tranh cho quyền con người ở châu Á vừa được tái bản. Cuốn sách bao gồm 17 chân dung của những phụ nữ quả cảm trong những quốc gia và vùng lãnh thổ mà nhân quyền bị đàn áp dữ dội. Hải Ninh có bài tường trình về sự kiện ra mắt cuốn sách nói trên tại Washington D.C. hôm 2/3 vừa qua.

“It’s not OK”
Tựa đề của cuốn sách vừa được tái bản có tên “It’s not OK”. Đây là một câu nói thảng thốt của một phụ nữ trên toà án, khi mà chồng của án của chồng bà bị kéo dài thêm 8 năm. Cuốn sách là bộ sưu tập 17 chân dung của phụ nữ châu Á trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền tại cộng đồng của họ. Có những người tự nguyện dấn thân vào con đường này, tuy nhiên cũng có người bị hoàn cảnh xô đẩy. Mỗi câu chuyện là một lời chứng thực cho lòng quả cảm và sự quyết tâm của những phụ nữ đó.

Bà Catherine Antoine, tổng biên tập của RFA Online và người phụ trách xuất bản cuốn sách, cho biết về sự ra đời của “It’s not OK.” như sau:

“Cũng vào thời điểm này năm ngoái, quanh ngày Phụ nữ Quốc tế, chúng tôi bắt đầu nghĩ tới vấn đề phụ nữ tại các nước và đặt câu hỏi, chúng tôi có thể làm gì. Sứ mệnh của Đài Á châu Tự do là đưa những thông tin bị kiểm duyệt tại các quốc gia không có tự do báo chí và phần lớn nguồn tin của chúng tôi là những phụ nữ: mẹ, vợ, em gái của những nhà hoạt động bị bỏ tù vì những ý tưởng của họ. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc đưa những câu chuyện của những phụ nữ này ra ánh sáng vì thường là họ phải trả những giá rất đắt.
UserPostedImage
Chân dung tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh qua nét vẽ của hoạ sĩ Trần Lân - Paris.

Chúng ta thường nói đến tên tuổi những nhà hoạt động nổi tiếng nhưng không hề nhắc đến vợ của họ dù người vợ phải đối mặt với những sự trừng phạt cũng phải tương đương với người chồng. Chúng tôi mất tới một năm để hoàn thành cuốn sách này vì rất khó khi liên lạc với phần lớn những phụ nữ nói trên. Một số chúng tôi bị mất liên lạc với họ từ đầu năm, một số bị giam lỏng trong khi đó đường liên lạc điện thoại của chúng tôi bị chặn. Chúng tôi muốn vinh danh lòng quả cảm của những phụ nữ này và hướng sự chú ý vào họ quanh thời điểm này trong năm về cuộc sống và cuộc đấu tranh của họ.”

Hai phụ nữ đến từ Việt Nam
Mỗi phụ nữ được phóng viên thuộc 9 ban tiếng địa phương của Đài Á châu Tự do chọn ra sau nhiều năm viết bài và phỏng vấn. Cuốn e-book cũng bao gồm những nội dung đa phương tiện, bao gồm video, đồ hoạ và hình hoạ. Những phụ nữ được khắc hoạ chân dung trong cuốn sách này bao gồm những phụ nữ đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Bắc Hàn, Tây Tạng, Lào và Tân Cương.
Trong số 17 người này có hai phụ nữ đến từ Việt Nam là Trần Thị Nga và Đỗ Thị Minh Hạnh. Trần Thị Nga là một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nam. Chị Nga và con trai cáo buộc công an Việt Nam bắt cóc và đánh đập chị tàn bạo. Còn Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái trẻ, trở thành nhà đấu tranh vì quyền lao động khi cô mới 20 tuổi.

Bà Nguyễn Thể Bình, giám đốc tổ chức Nhân quyền cho Việt Nam, cũng có mặt trong sự kiện ra mắt cuốn sách “It’s not OK.”. Bà nhận định về phong trào đấu tranh của phụ nữ châu Á có những thuận lợi nhất định. Bà nói:

“Một điều thú vị trong các phong trào đấu tranh vì nhân quyền ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam là phụ nữ nhận ra rằng ngày càng có nhiều người phụ nữ nhận ra rằng họ phải làm chủ vận mệnh của mình. Vì thế, họ ngày càng trở nên xông xáo hơn. Đúng là trong thời điểm đầu của phong trào, họ có một chút lợi thế khi không bị cảnh sát hay giới an ninh đánh đập vì điều đó sẽ phản ánh xấu lên hình ảnh của quốc gia. Tuy nhiên, qua thời gian, họ nhận ra sức mạnh của bản thân, họ có được sự đoàn kết và tiến tới đấu tranh cho quyền sở hữu đất, quyền lao động hay quyền phụ nữ nói chung. Họ cũng mạnh dạn lên tiếng phản đối chính phủ và tìm tới sự ủng hộ của chính phủ các nước ngoài nhằm giúp cho nhiều người hiểu về cuộc đấu tranh vì nhân quyền của họ.”

Về sự gia tăng ngày càng nhiều của những nhà đấu tranh nữ trẻ, bà Bình nhận định:

“Với tư cách là những người trẻ, họ chứng kiến những gì cha mẹ họ phải trải qua, chẳng hạn như cha mẹ họ bị bỏ tù, ví dụ như trường hợp của tôi, cha tôi bị sát hại trong trại cải tạo của chính quyền Việt Nam. Những nhà hoạt động trẻ họ đã gánh trên vai trách nhiệm thay đổi tương lai, họ nhận thấy việc cha mẹ họ bị chính quyền đàn áp và họ không muốn bị hứng chịu hoàn cảnh tương tự. Với tư cách là người trẻ, họ thấy rằng họ có nhiều sức mạnh hơn, họ có nhiều mối quan hệ qua Internet và vì thế họ có thể kết nối với cộng đồng bên ngoài tốt hơn bậc cha mẹ của họ. Nhất là khi họ thấy những biến chuyển sau các phong trào như Mùa xuân Ả rập hay ở Myanmar, những nhà đấu tranh ở Trung Quốc hay Việt Nam cảm thấy được khích lệ rất nhiều. Hơn thế nữa, sự ra đời của tầng lớp trung lưu ở các nước này cho phép giới này những thuận lợi về kinh tế mà bậc cha mẹ họ không có được.”

Bà Zin Mar Aung, từng bị kết án 28 năm tù giam vì tham gia phong trào đấu tranh dân chủ ở Myanmar, là một nhà hoạt động vì dân chủ xuất hiện trong cuốn e-book “It’s not OK.”. Vào năm 2009, bà bất ngờ được trả tự do sau khi mới thụ án được 11 năm. Sau khi tự do, bà thành lập trường về khoa học chính trị ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Bà được giải thưởng quốc tế dành cho phụ nữ về sự can đảm năm 2012. Zin Mar cho biết mục tiêu khi trở về Myanmar lần này là tuyển mộ những phụ nữ quan tâm tới chính trị và giúp họ tham gia nhiều hơn vào chính trường.

Cuốn sách “It’s not OK.” được xuất bản bằng tiếng Anh. Độc giả muốn tìm đọc có thể tải về miễn phí trên iTunes hoặc Google Play hoặc truy nhập trực tiếp vào trang web tại địa chỉ www.womensrights.asia.

Hải Ninh tường trình từ Washington DC.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 04/03/2015 lúc 07:00:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.