logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/03/2015 lúc 07:15:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xuân Trong Lòng
Bài thi viết Cộng sản và tôi

Tối Mồng Một Tết, mọi thứ để đón năm mới, những chiếc bánh tét tròn dài, bánh chưng vuông vức và hai đĩa trái cây vẫn còn nguyên trên bàn thờ. Hai bên bàn thờ, cành mai lớn, hai cây quất và những chậu hoa vạn thọ vẫn vàng rực rỡ. Một ngày của năm mới trôi qua với lòng người yên bình vì không có tiếng bom đạn chiến tranh. Nửa đêm, khi ông nội tôi vừa thắp nhang giữa những tràng pháo nổ đì đùng thì tiếng súng khô khốc, tiếng đạn pháo kích chát chúa cũng rộ lên khắp nơi trong thành phố. Nhà ông bà nội tôi ở Kim Long, cách cầu Bạch Hổ có mấy căn, nên nghe rất rõ tiếng súng bắn nhau của lính trên cầu với đặc công Việt cộng dưới gầm cầu.


Bà nội tôi bất ngờ thét lên thất thanh, rồi ngã lăn xuống đất, máu từ bắp chân bà chảy loang xuống, phủ lên những cánh hoa mai vàng rơi rụng trên nền nhà. Mọi người đang cuống cuồng xem vết thương của bà thì mẹ tôi cũng thét lớn, ngồi thụp xuống, hai bàn tay bà túm chặt lấy bàn chân của mình mà máu cứ tứa ra những kẻ ngón tay. Cả nhà dìu nhau chạy vội vào chiếc hầm tránh đạn thấp lè tè. Một tiếng nổ lớn trước nhà làm bà và mẹ tôi càng đọc kinh to hơn. Ngoài đường một đoàn người mặc quần đùi, áo đen ướt sũng, tay cầm súng đi lúp xúp qua trước cửa nhà. Ba tôi thì thầm: “Việt cộng. Việt cộng”. Là một đứa trẻ con, chưa biết Việt cộng thế nào, nhưng tôi cũng sợ run lên như mọi người trong nhà. Sáng sớm, lại thấy thêm nhiều đoàn người như vậy đi trên đường.


Hôm sau, ba tôi dìu bà nội và mẹ tới nhà dòng bên kia đường, nhờ các Sơ cấp cứu. Nhà dòng lúc đó vẫn còn đầy đủ thuốc men, sau này Việt cộng tịch thu tất cả, để dành chữa trị cho bộ đội khi đã làm chủ được thành phố Huế. Nhiều người dân và bộ đội bị thương được đưa vào nhà dòng nhờ các Sơ chăm sóc. Các Sơ lo cho tất cả mọi người, không phân biệt bộ đội hay dân thường. Vì không phải là bác sĩ nên các Sơ không có khả năng chữa trị một cách đầy đủ về chuyên môn, nhưng các Sơ giúp cấp cứu tạm thời và an ủi tinh thần cho những người bị thương.


Có một bộ đội trẻ, bị máy bay trực thăng bắn rớt mất một bên má. Ban đêm, trong ánh đèn dầu lù mù, anh ta đau đớn la hét, đòi các Sơ phải túc trực bên anh ta. Một Sơ phải ngồi cạnh giường suốt đêm, ban ngày Sơ bón từng thìa cháo cho anh ta. Vết thương trên má của anh ta bị nhiễm trùng gây lở loét, lúc nhúc những con giòi trắng nhỏ. Sơ không ngại lau chùi, gắp những con giòi trong tai mũi miệng và ngay ở vết thương rỉ nước hôi thối trên khuôn mặt anh ta. Ánh mắt dịu dàng và thái độ cần mẫn chăm sóc của Sơ toát lên sự mến thương bằng tất cả trái tim, Sơ tỏ ra đã biết hết nỗi đau đớn bởi vết thương, nỗi lo sợ bị đồng đội bỏ rơi của anh ta. Mấy ngày đầu anh ta tỏ ra thù hằn, kêu ca oán than, nhưng sau giữa Sơ và anh ta đã có sự đồng cảm. Sơ giúp anh ta biết chấp nhận số phận và ra đi một cách bình an, dù trong mắt anh ta vẫn ánh lên vẻ khao khát cuộc sống.


Việt cộng chiếm thành phố xong, ba tôi bị chính quyền Cách mạng bắt và tra khảo vì tình nghi làm việc cho CIA. Ngày đầu chính quyền Cách mạng còn cho mẹ tôi đến thăm, đến lần thứ hai thì mấy gã bộ đội chỉ ra sân, dưới tàn cây cóc lớn. Ba tôi toàn thân bị chôn dưới đất chỉ chừa đầu lên, đầu ông dính đầy máu đã khô, mất một phần trán và má bên phải có một lỗ đạn xuyên ra sau gáy. Nghe tin, tôi vội cầm dép chạy đến. Mẹ tôi đang bò quanh dưới đất, tóc xổ tung rối bời, nhưng không dám khóc hay kêu gào một tiếng. Tuy bị chôn đứng, nhưng khi bác Tiến đào lên, xác ba tôi co rút, cong vòng như con tôm. Anh Thành, con bác Tiến, kéo xe ba gác chở xác ba tôi lấm đầy bùn đất, nằm nghiêng cong queo trên mặt ván, lắc qua lắc lại theo nhịp bánh xe, hai bàn chân quéo lại trông rất kỳ dị, khuôn mặt co rúm còn lộ nỗi kinh hoàng tột độ. Mẹ tôi hai tay run rẩy, bước thấp bước cao theo sau xe, vừa đi vừa khóc khe khẽ: “Anh ơi! Tội tình chi mà anh lại chết thê, chết thảm không nói được một lời từ biệt rứa anh”. Một nỗi sợ ghê rợn tràn ngập trong lòng, tôi không thể hiểu tại sao người cha thương yêu nằm đó mà mình lại không dám tới gần, ý nghĩ từ nay sẽ không bao giờ còn thấy cha mình cũng không làm tôi mạnh dạn hơn. Lòng tôi rúng động vì lần đầu tiên nhìn thấy cái chết.


Sau Tết Mậu Thân, năm 1968, cả nhà dọn vào Đà Nẵng sinh sống cho an toàn hơn, nhưng cũng không được bao năm thì ngày 30/4/1975 cả miền Nam thất thủ. Một không khí u buồn bao trùm khắp mọi người trong gia đình, ông bà nội già yếu thấy rõ, mẹ tôi trở nên biếng ăn, cơ thể bà ốm yếu dần. Bác sĩ nói, mẹ tôi bị loét bao tử, nhưng nhà lại không có tiền để chạy chữa. Gia đình ông bà nội sa sút vì mất hết tiền đã gởi trong ngân hàng của chế độ cũ. Cả nhà trở nên nghèo và nghèo thêm sau lần đổi tiền, nghèo tồi tệ đến nỗi không có gì để ăn, không có áo quần lành lặn để mặc.


Tôi phải nghỉ học, làm nghề không phải học ai, mướn xích lô chạy kiếm tiền. Tuy nghề không phải học ai, nhưng cũng phải tự học nhiều thứ. Học nhớ tên các con đường, ngõ hẻm, thuộc các địa danh trong ngoài thành phố để định giá tiền, khi khách gọi đi đến một nơi nào đó mà mình không biết thì khách sẽ gọi một xích lô khác. Học đạp sao chạy cho nhanh, chạy chậm rề rề thì không bao giờ có mối khách quen, những người đi buôn bán ở chợ. Cái khó nhất là lúc khách bước lên xe, vì thân mình nhẹ nên khi khách bước lên xe, tôi phải đu cả người ghì xe xuống nếu không bánh xe sau sẽ chổng ngược lên trời. Khi khách ngồi vào ghế thì giảm bớt phần nào sức nặng phía trước, nhưng cũng phải vừa ghì bánh sau xuống vừa đẩy chạy lấy trớn, rồi nhảy lên yên xe, ngồi đạp phải nhón hai bàn chân mới với tới bàn đạp. Những ngày đầu về nhà, chân tay mình mẩy ê ẩm, hai mông bỏng rát không ngồi được. Tôi nghĩ, chắc chỉ có mình là người đạp xích lô nhỏ nhất, nhưng không phải vậy, có đứa còn nhỏ hơn tôi, nó phải đứng mà đạp, người cứ hết nghiêng bên này lại nghiêng bên kia, đầu chồi lên thụp xuống trên vành mui xe của chiếc xích lô. Sau “Giải phóng”, đang là học sinh, chúng tôi phải chạy ra đường kiếm ăn.


Những ngày trước khi mẹ tôi mất, bà nói những câu làm tôi thắc mắc, đầu óc xoay quanh với những liên hệ, những ý nghĩa ẩn sau những câu nói: “Con hãy tự lo cho mình. Không ai có thể thay thế tình thương của cha mẹ... Đừng để cái ác của Việt cộng nhuộm tối tâm hồn con...”. Cuối cùng thân thể yếu đuối của mẹ tôi không chịu đựng nổi những thiếu thốn, bệnh tật nên một đêm ngủ mãi, không bao giờ thức dậy nữa.


Ngoài hoa mai, hoa cúc vàng và các loại hoa khác đua nhau nở rộ, khoe sắc báo mùa Xuân đã về, còn có những biểu ngữ khoa trương màu đỏ chói treo nhan nhản khắp nẻo đường. Sau năm 1975, chính quyền địa phương luôn đưa ra nhiều khẩu hiệu hô hào để khích lệ người dân “Hồ hởi” đón Tết, nhưng nhiều người không còn háo hức, mong đợi Xuân về Tết đến vì hàng hóa, thực phẩm khan hiếm và giá cả tăng cao. Tuy khó khăn, thiếu thốn vậy, nhưng mọi người cũng phải sửa sang nhà cửa, cố mua sắm những thứ tối thiểu để đón Tết.


Những tia nắng vàng ấm áp cùng những tiếng cười nói lao xao sum họp của mọi người khiến tôi chạnh lòng, ký ức Tết tuổi thơ lại trở về, có ồn ào, nhộn nhịp, nhưng cũng có những tiếng khóc than còn đọng mãi trong tâm hồn. Ngày Tết đến, khi chỉ có một mình là ngày thực sự buồn và càng buồn hơn, khi ngày Tết đến cũng chính là ngày giỗ cha mình. Kể từ Tết Mậu Thân, Tết đã trở thành ngày giỗ, đón Xuân cùng lễ giỗ đó là nỗi buồn thấm thía kéo dài mãi trong tôi. Tết đến, tôi âm thầm, lặng lẽ nhớ đến cha mẹ mình. Mỗi khi chính quyền ra lệnh mọi nhà phải tổ chức rầm rộ mừng kỷ niệm những mùa “Xuân chiến thắng”, thì nỗi đau sâu kín lại căng lên, làm vỡ ra những vết thương lòng mà thời gian đang hàn gắn lại.


Ngày Mồng Một Tết, Mùi bất ngờ vào thăm tôi. Mùi mặc sơ mi trắng, bó trong chiếc quần tây màu đỏ thắm, sự trẻ trung của nàng làm rực rỡ cả căn nhà nghèo nàn của tôi. Tôi lấy xe đạp chở Mùi đi ra nghĩa trang, cách xa đến cả mấy cây số, nói là chở nàng, nhưng hơn nửa đoạn đường là phải đi bộ vì lên dốc cao đạp không nổi, xuống dốc sâu thì rất nguy hiểm vì đường đầy ổ gà. Tôi và Mùi thắp nhang cắm trên mộ ba mẹ, những người thân của tôi và cắm cho những ngôi mộ chung quanh.


Chiều trên đường về, thấy Mùi nhón chân đi chậm chạp vì hai gót chân bị phồng rộp, nên khi lên dốc tôi cố sức đạp được chừng nào hay chừng đó, xuống dốc tôi bóp thắng đến bốc cả khói lên. Khi xuống một con dốc dài, vì tránh một ổ gà làm xe quay ngang hất hai người văng xuống đường. Tôi lồm cồm ngồi dậy, chạy đến đỡ Mùi. Hai gối quần của Mùi rách tươm ra để lộ hai đầu gối trắng nhỏ rướm máu, tay trầy xước nhiều chỗ, nét mặt nàng lộ vẻ đau đớn và sợ hãi. Tôi hỏi: “Em có sao không?”. Giọng Mùi run run: “Em không sao, nhưng quần em rách rồi”. Tôi trách: “Người bị thương không lo, em lại lo quần rách”. Mùi ngượng ngùng, nói lí nhí: “Nhưng quần này em mượn của nhỏ bạn. Làm sao đền cho nó bây giờ”.


Tôi đạp vành bánh xe bị cong oằn cho thẳng lại để dễ đẩy. Mùi vịn tay vào yên xe, khập khiễng đi. Mùi nói: “Em vẫn luôn nhớ những ngày Tết yên vui thời thơ ấu. Em được mặc áo quần mới, theo ba mẹ đi xem chợ hoa, mua hoa mai, hoa vạn thọ, hoa cúc, rồi đi xem múa lân nữa. Trong nhà có đầy đủ, pháo, mứt, hột dưa, hột sen, bánh in và trái cây. Em có tiền lì xì để đi chơi bầu cua cá cọp. Em thích nhất là ngắm những tấm thiệp Xuân đủ loại, đủ màu treo trên cành mai trong nhà. Nhưng từ khi ba em bị đi 'Học tập cải tạo', rồi chết trong tù, mẹ và em trở nên đói khổ, thiếu thốn mọi điều”. Tôi cầm tay Mùi, nhìn xuống hai bàn tay nói: “Càng lớn anh càng thấy ngày Tết bây giờ buồn hơn xưa”.


Năm nay có Mùi, nên nỗi cô đơn của chính tôi không thấy chạm đến tim nữa, nó không còn đem nỗi buồn đến hoặc nỗi buồn không còn mang nó đến trong lòng tôi. Cộng sản dìm mùa Xuân trong sầu thảm, nhưng tình yêu đã vực dậy một mùa Xuân hy vọng trong lòng tôi.

Phước An Thy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.