logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/03/2015 lúc 12:11:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sáng mùng Năm tết. Ngày này xa xưa, vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh với trận Đống Đa đã đi vào lịch sử. Chiến thắng ngoại xâm lẫy lừng của Quang Trung Đại đế đã đồng thời chấm dứt triều đại Hậu Lê; kết thúc việc sai trái với lịch sử của vua Lê Chiêu Thống là rước voi về giày mả tổ…

Ngày này của tuổi nhỏ, không làm sao quên được người bạn chạy giặc ngoài Bình Định vào. Với bài hát Vua Quang Trung đại phá quân Thanh của nó, “Vua Quang Trung trên mình voi cao – luôn thúc bá quân, anh hùng, làm sao quên hết gian lao, cùng nhau ta tiến. Coi thường ngày mai lầm than…” Hơn bốn mươi năm sau, tôi còn nhớ cái khí thế của nó lúc hát, là khí thế của đoàn quân áo vải Tây Sơn. Nó tên Kha, có cái thẹo hình mặt trăng lưỡi liềm ngay giữa trán. Ước gì được gặp lại người bạn nhỏ mà cô giáo và bạn bè trong Nam đã tặng nó cây đàn guitar hôm đó về lại quê sau chiến cuộc. Không biết về sau nó có thành nhạc sĩ với ước mơ thiếu thời qua việc nó nói với cô giáo và bạn bè trong Nam, “…ước gì Khe có cây đèng ghi te. Treng que Khe séng lém. Treng séng, Khe đéng đèng ghi te phèng phèng, nhớ cô với các bạn…”

Rồi ngày này của những năm xuôi ngược trên quê cũ, cơm áo gạo tiền lam lũ sinh nhai. May mắn tuổi nhỏ có thầy cô, bạn bè như những viên kẹo. Nhưng sợ ngậm hoài sẽ tan, sẽ hết. Nên nhớ về kỷ niệm cũng tiện tặn nhấm chút mùng Năm với Đại đế trong lòng.

Sáng nay cũng mùng Năm, ly cà phê đầu ngày không đủ ấm đôi tay ngoài garage trước khi đi làm. Nhưng cơn mưa freezing rain từ đêm qua đã nhuộm trắng không gian bằng đá bào (sleek).

Nhớ phim ảnh, sách đọc khi còn ở trong nước. Hình ảnh cuộc sống mùa đông ở hải ngoại quá thơ mộng trong căn phòng ấm áp. Người ta thường ngồi bên lò sưởi, nghe tiếng củi cháy tí tách, tay mân mê ly ca cao nóng. Tuyết rơi ngoài cửa sổ làm cho không gian trong nhà trở nên ân sủng mà tạo hóa đã ban cho loài người. Nhưng khi có mặt ở cuộc sống này, suy nghĩ về ân sủng vẫn còn đó. Vì dù sao giờ này người homeless vẫn cô đơn, co ro ngoài những trạm xe điện, xe buýt, một góc cầu thang trong building nào đó với giá rét và cơn đói bao tử, cơn đói sẻ chia sự cô lẻ của người không nhà càng vô vọng. Thì người di dân đã quá hạnh phúc trong căn nhà nhỏ mùa đông, có máy sưởi, có ly cà phê đầu ngày. Một ngày nghỉ không lương vì lý do thời tiết tuy có khó khăn tài chánh cho người bấm thẻ, nhưng sự cần mẫn của người di dân sẽ quân bình chi thu trong tháng lại được thôi! Sao không biến một ngày nghỉ bất đắc dĩ thành một ngày thảnh thơi trong đời tối mặt ở xứ người…

Tôi ngồi đọc lại bài thơ xuân của anh bạn xa xôi sao nghe mủi lòng từ hôm chưa Tết, rồi Tết, bây giờ đã mùng Năm vẫn chưa nguôi nỗi buồn âm ỉ trong lòng. Thơ. Có rất nhiều nhận định về thơ; và hầu như chỉ dừng lại ở mức nhận định, là nhận xét cá nhân của ai đó về thơ. Đi tìm một định nghĩa cho thơ thì chín người mười ý nên không có định nghĩa: Thơ là gì? Chỉ có người này cùng cảm nghĩ về thơ với người khác, nhưng lại khác với những người khác. Nên có nhiều trường phái về thơ.

Với bài thơ xuân của anh bạn sao lại trùng với suy nghĩ của tôi về thơ: Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ chọn lọc trong ngôn ngữ làm chất liệu. Sau đó tạo nên câu cô đọng, giàu cảm xúc, thanh không động mà âm vang. Câu thơ phải có tính thẩm mỹ cao hơn một câu văn bình thường. Câu thơ phải truyền đạt được nhiều ý nghĩa trong cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh, để câu thơ đứng riêng một mình vẫn có ý nghĩa. Sau khi có nhiều câu thơ hay thì mới kết hợp thành một bài thơ hay được. Với sự cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình cao trong thơ, thanh nhạc trong thơ tạo nhiều cảm xúc… Những đặc trưng tính của thơ đã biến thơ thành một hình thức nghệ thuật tách biệt với các hình thức nghệ thuật khác.

Có người thích thơ trừu tượng, dùng hồn của chữ hơn là ý và nghĩa của từ, như nhà thơ Thiện Lai viết trong bài thơ sắp Tết, bài “Tháng chạp”, có mấy câu tiêu biểu cho thể thơ này, “cả nhân gian là nghĩa địa khổng lồ/ chết từ khi đang vùng vẫy thoát thai/ những tử thi ân ái với sương mai…” Đưa người đọc vào cõi vô tự, chẳng quan tâm tới chữ nghĩa gì nữa, người đọc chỉ chìm đắm trong suy tưởng siêu thực. Thưởng thức loại thơ này vào dịp thất nghiệp là thích hợp vì có thời gian để thẩm thấu; hay người bất hạnh thường trở thành triết gia thì mới hiểu nổi những cao thâm. Nên phàm tôi thích sự giản dị của câu thơ: “chắt chiu một mảnh vườn sau/ quê hương ta đó qua màu lá xanh” của nhà thơ Hải Phong bên Canada. Một câu lục bát có mười bốn chữ đơn giản mà nói lên được cả lòng hoài hương của người xa quê.

Sáng mùng Năm với thơ nhớ trong đầu, thơ Thiện Lai như cốc rượu mạnh, nốc vô là nghe cognac rũ mềm phế phủ. Còn thơ Hải Phong như ly rượu nếp than, thấm theo suy tưởng tới tận cùng cô đơn của đời lưu lạc; tâm thức tự tại tan biến vào lòng hoài hương da diết tới hôn mê. Mỗi men xúc tác theo cách riêng. Dù cả hai loại rượu (thơ) cùng đưa người nghe, người đọc phiêu diêu tới bến bờ vô định…

Sáng mùng Năm, ngồi thấm thía cái lạnh tàn đông ngoài cửa còn đang ra oai của xứ sở này. Nghĩ về thơ và dân tộc mình như hình với bóng. Người Việt nào cũng biết làm thơ, và dường như ai cũng thích thơ. Từ mỗi trình độ, kiến thức, tâm thức, cảm thức của mỗi người đã làm nên kho tàng thơ Việt phong phú hơn bất cứ thứ gì được chung là di sản văn hóa của Việt nam.

Biết rằng mỗi dân tộc có những năng khiếu, sở thích khác với dân tộc khác. Như người Trung Mỹ thích nhảy múa những điệu nhảy nóng bỏng thì người Việt thường trầm lặng, vui ít buồn nhiều, ưa suy tư, nên tâm tư người Việt thích hợp nhất để làm thơ.

Nhưng nhớ một lần cố thi sĩ Nguyên Nhi nói với anh em tại nhà anh, “Tôi không hiểu sao người Mỹ, khi nhớ tới quê nhà của họ từ một nơi xa xôi, thì họ thường nhớ tới tượng Nữ thần Tự do ở New York, quảng trường Times Square, cầu Golden Gate ở San Francisco; người Pháp nhớ tới quê hương cũng là hình ảnh tráng lệ của Paris với tháp Eiffel chẳng hạn. Nói chung là người ngoại quốc nhớ tới quê hương thường là nhớ tới những công trình nổi tiếng thế giới của đất nước họ. Sao người Việt mình nhớ tới quê hương chỉ toàn là những hình ảnh nghèo nàn như mái tranh, cầu khỉ, mục đồng chăn trâu… Bộ quê hương mình không có cái gì đáng nhớ hơn sao, hả mấy anh chị?”

Tôi nhớ một giọng nữ nào đó đã trả lời anh Nguyên Nhi, “quê em nghèo lắm anh ơi/ mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn”…

Tôi cũng nghe từ những bàn tiệc về chuyện kể của một người làm kỹ sư trong hãng máy bay Boeing, “Một người bạn Mỹ làm chung, cắc cớ hỏi anh ta: Theo bạn, người Việt khác người Mỹ như thế nào? Câu trả lời của anh kỹ sư Việt với người bạn Mỹ, “Người Mỹ, thấy con chim bay, họ nghĩ ra chiếc máy bay. Còn người Việt, thấy con chim bay… họ nghĩ ra một câu thơ!”

Nhớ mấy chuyện cũ để thấy bài thơ xuân của người bạn xa xôi của tôi vẫn trung thành với đói nghèo truyền thống, nhưng tư duy đã mới hơn Nguyên Nhi nghĩ, mới hơn mái tranh, cầu khỉ, chăn trâu… tính hiện đại trong thơ của bạn tôi đã xuất hiện… vé máy bay. Xin giới thiệu với kỹ sư Boeing bài thơ có vé máy bay. Mời các bạn cùng chia sẻ với… giọt lệ cho ngàn sau của bạn tôi.

Lau lệ mình ên…

Em còn có mẹ già bên ấy!
tiếng thơ buồn như tiếng thở than
anh đọc thấy… hai hàng lụy nhỏ
… có mẹ già biết bỏ cho ai?*

Anh cũng có mẹ già bên ấy,
mẹ anh đã nằm dưới mộ sâu
Cỏ trên mồ chắc xanh thương nhớ
mẹ chắc nhớ anh, nhớ để rầu

Hai lăm tháng chạp về tảo mộ
hẹn lần, hẹn lửa, hẹn năm sau
Năm nào cũng vậy, tiền không có
không tiền, không có vé máy bay

Ngày khánh tận mà anh khánh kiệt
chỉ biết tàng xe đến phi trường
Ai về xứ Việt, quê hương đó
cho ké, dùm tôi, nỗi đoạn trường!

Nỗi đoạn trường, áng chừng em khóc
vẫn còn ai đó vỗ về em,
Anh nhớ mẹ, rồi anh cũng khóc
Melbourne buồn, anh lau lệ mình ên…

đxt

Hình ảnh người mẹ và mùa xuân trong thơ Việt nam thì bát ngát vì dân tộc Việt trọng hiếu đạo, lại sính thơ. Mỗi người lại mỗi mẹ, mỗi tuổi thơ có hoàn cảnh khác nhau để nỗi nhớ thương mẹ trong lòng từng người con viễn xứ bay về quê nhà theo những cách khác nhau. Thơ cất giữ sự kỳ bí của ngôn ngữ. Vì cũng chỉ những từ ta đã biết từ lâu, nhưng hết đời chưa chắc biết kết nối những từ ngữ bình thường đó thành một áng văn hay, bài thơ xúc cảm. Cũng như những tuýp màu, bó cọ vẽ, ai cũng có tiền mua. Nhưng ai vẽ nên tranh? Và, nỗi buồn thì ai cũng có, sinh ra đã buồn trên quê hương điêu linh; càng buồn hơn nơi chân trời góc biển với phần đời còn lại, nhưng mấy ai viết ra được cõi lòng mình bằng văn xuôi; bằng thơ từ cảm xúc như bạn hiền…

Tết còn đó vì chưa hết mùng, nhưng Tết đã hết trước Giao thừa từ khi xuất ngoại. Những mùa xuân từ bặt vô âm tín với quê nhà của người đi sớm, rồi xuân về với “không tiền không có vé máy bay…” của người đi tù cải tạo đi sau, thì xuân vẫn về theo tuần hoàn vũ trụ; quê vẫn còn đó với khoảng cách địa lý không thay đổi; chỉ không còn người mẹ để về nên lòng những đứa con xa chỉ có trời biết đất biết tới vạn xuân sự thương kính mẹ đã ăn sâu vào máu Việt.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.