logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/03/2015 lúc 08:49:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lực lượng cảnh sát chống biểu tình. AFP

Trong Hiến pháp Việt nam, các quyền biểu tình và lập hội được công nhận, nhưng những đạo luật thể hiện các quyền này của

công dân vẫn chưa ra đời sau một thời gian dài bàn cãi trên báo chí, lẫn trong hội trường Quốc hội. Mới đây vào ngày 16 tháng 3

năm 2015, một lần nữa chính phủ Việt nam lại đề nghị Quốc hội dời việc bàn luận về những đạo luật này sang năm 2016.

Những diễn biến trì hoãn luật biểu tình và lập hội

Cuối năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là việc cho ra đời Luật biểu tình có thể lùi nhưng phải làm cho xong trong năm

2015. Lúc đó Bộ công an lại muốn rút việc bàn thảo luật biểu tình ra khỏi nghị trình của Quốc hội. Ngày 16/3/2015 trong khi loan

tin rằng chính phủ lại đề nghị hoãn luật biểu tình, dời đến năm sau thì báo chí Việt nam cũng trích lời ông Phan Trung Lý, Chủ

nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội nói rằng những luật ấy phải là ưu tiên của Quốc hội.

Nhận xét về những diễn biến trên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự từ Hà nội nói:

“Chứng tỏ rằng trong giới lãnh đạo Việt nam có nhiều ý kiến, và những đó khác nhau, bây giờ được phô bày trên phương tiện

thông tin đại chúng. Nó không còn được ém nhẹm để minh chứng cho một sự nhất trí hoàn toàn mà người ta giữ như con ngươi

của mắt mình. Thì tôi thấy là những hiện tượng như thế, tôi chưa nói nội dung, nhưng mà về hình thức thì là một điều lành mạnh.”

Anh Nguyễn Anh Tuấn thành viên của tổ chức dân sự Voice, và là cựu sinh viên Học viện hành chính quốc gia lại nói rằng những

hành động của các quan chức chính phủ xung quanh việc trì hoãn luật biểu tình là những hành động mang tính hình thức:

“Như vậy mình thấy là cũng cùng một cơ quan hành pháp là chính phủ, nhưng mà khi người ta muốn rút, khi thì người ta phản đối

rút. Khi thì người ta đòi trì hoãn, khi thì người ta phản đối việc trì hoãn đó. Cuối cùng người ta nhất trí với nhau là xin lùi. Tất cả nó

tạo thành giống như một vở kịch. Cũng cùng một cơ quan với nhau thôi, là nội các chính phủ, nhưng mà họ giống như diễn trò với

nhau như vậy.”
Anh Tuấn là người theo dõi rất sát các hoạt động lập pháp tại Việt nam, và anh cho biết là riêng về luật về Hội đã có đến không

dưới 20 lần dự thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng có sự yếu kém về năng lực từ phía Bộ Tư pháp, cơ quan đã đề xuất hoãn việc thông qua luật

về biểu tình và lập hội vào ngày 16/3.

“Ông Thủ tướng nói thế nhưng ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì lại xin hoãn! Thế thì tôi nghĩ là bản thân cái Bộ Tư pháp ấy với tư

cách là một người chuẩn bị nó có hoàn thành được không, nếu không thì làm sao không vời các hội đoàn các luật gia họ góp ý

cho năm ba cái dự thảo như thế để cho Quốc hội thảo luận! Chứ tại sao lại để cho một cái nhóm nào đấy tùy thích mà làm. Họ

không làm được thì họ phải đi nghỉ!”

Ngoài ra ông cũng nêu ra một nghi vấn là tại sao người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ khuyến khích

việc thông qua các đạo luật này trong thời gian hai năm qua, nhưng những người thuộc cấp là các vị Bộ trưởng của các Bộ Công

An và Tư pháp lại trì hoãn.

Ý thức hệ không cho phép có luật biểu tình

Một nhà hoạt động dân sự khác là kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh lại nói rằng việc không bàn thảo đến luật biểu tình là bình thường:

“Suy nghĩ của tôi là tôi không có bất ngờ, vì nếu thông qua luật biểu tình thì giống như một hành động mở toang cửa đập, phá bờ

đê của một chính quyền độc tài, bưng bít thông tin, không thực sự của một người dân mà là của một nhóm nhỏ.”
Ý kiến này cũng tương tự ý kiến kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ vừa được trả tự do vào năm ngoái, anh

viết cho chúng tôi rằng nhà cầm quyền Việt nam không thể dám đưa ra những luật đó.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một mặt ông thấy diễn tiến xung quanh luật biểu tình và lập hội là một hiện tượng lành mạnh, nhưng

ông cũng đồng ý là những thế lực, những nhóm quyền lực muốn duy trì ý thức hệ cộng sản độc quyền lãnh đạo xã hội có ảnh

hưởng đến việc không đưa sớm những bộ luật đó:

“Cái nhóm lợi ích mà lớn nhất lại chính là đảng cộng sản Việt nam. Bên trong đó thì cũng có những cái nhóm, như là an ninh,

tuyên huấn, tuyên giáo, tức là những người thực sự gọi là cảnh sát tư tưởng, những lực lượng ấy là những lực lượng tìm mọi

cách để ảnh hưởng, và rất đáng tiếc là họ có một ảnh hưởng, có một sức mạnh tương đối là lớn, để bắt những cái văn bản này

theo ý của họ.”

Anh Nguyễn Anh Tuấn nhận xét về nguyên tắc cầm quyền của những xã hội độc đảng

“Ta hay nói đến một phương cách quản trị của các xã hội toàn trị đó là nguyên tử hóa người dân, tức là biến mỗi cá nhân người

dân trở nên biệt lập với phần còn lại của xã hội.”

Anh Tuấn có theo dõi diễn biến của việc tranh cãi ngoài đường phố trung tâm Hà nội vào ngày kỷ niệm đảo Gạc Ma rơi vào tay

Trung quốc, ngày 14 tháng ba vừa qua. Trong ngày này có sự tranh cãi giữa hai nhóm, một nhóm muốn thắp hương ở tượng đài

vua Lý Thái Tổ, còn nhóm kia thì treo cờ búa liềm lên ngăn cản nhóm thứ nhất, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết ý kiến

“Đúng lý nếu trong một xã hội có luật biểu tình, thì cả hai nhóm này, một nhóm có quan điểm thân chính quyền, một nhóm có

quan điểm đối lập với chính quyền, thì hoàn toàn họ có thể đăng ký tổ chức biểu tình, và như thế khi mà mình có những khuôn

khổ pháp lý, nó giúp cho hoạt động của cả đôi bên, bên thân lẫn bên đối lập với chính quyền, thực hiện được quyền biểu tình của

mình mà tránh được sự xung đột xô xát. Rõ ràng là càng qua các sự kiện xã hội gần đây, nó càng chứng tỏ xã hội Việt nam bây

giờ người ta đang rất là đòi hỏi, đang có một nhu cầu rất lớn, về những khuôn khổ pháp lý như luật biểu tình, luật về hội, luật tiếp

cận thông tin.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì nói thêm là những luật biểu tình hay lập hội là rất quan trọng cho người dân, cho nên phải rất cẩn

trọng để không để cho ra đời một bộ luật mang tính hình thức. Ông lấy ví du là một bộ luật mang danh nghĩa là Luật biểu tình lại

có nội dung chống lại quyền biểu tình của người dân, tương tự như một nghị định của Bộ công an hiện thời về việc này.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 18/03/2015 lúc 08:50:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.