logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/03/2015 lúc 05:50:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tư gia của Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền. Kienthuc.net

Việt Nam đang bị cai trị bởi một đảng cộng sản độc, nhưng lý tưởng cộng sản đã gần như phai mờ trong trái tim người Việt và

trên thực tế, người Việt Nam lại mê tư bản nhất trên thế giới.

Tại sao lại có tình trạng như vậy xảy ra ở VN?

Việt nam trên danh nghĩa là một nước vẫn theo đường lối cộng sản, đảng CSVN là đảng chính trị duy nhất nắm quyền lãnh đạo

nhà nước và xã hội.

So sánh cuộc sống
Tuy vậy, trong vài chục năm gần đây, nền kinh tế VN về cơ bản được tiến hành theo thể chế kinh tế thị trường tự do tư bản chủ

nghĩa, cho dù về hình thức vẫn được gắn cái đuôi định hướng XHCN.

Đánh giá về thực trạng xã hội VN hiện nay, Giáo sư – Tiến sĩ Giáo dục Mạc Văn Trang cho rằng, xã hội đã chịu tác động rất lớn

từ mặt trái của kinh tế thị trường. Ông nói với chúng tôi:

“Theo tôi tình hình xã hội của VN hiện nay, như nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng “Sự xuống cấp của văn hóa

xã hội đã đến đáy”. Nó trở thành một xã hội mà người ta lấy uy quyền để cai trị, lấy đồng tiền để lung lạc mua bán tất cả các thứ

trong xã hội, cái gì cũng phải dùng đến tiền. Thế thì nó đã đảo lộn tất cả các giá trị và đấy chính là nguyên nhân dẫn đến mọi sự

tha hóa khác. Bây giờ con người với con người không coi trọng tình nghĩa, các giá trị đạo đức tinh thần hay tài năng nữa. Mà chỉ

coi trọng quyền lực và đồng tiền thôi.”

Theo ký giả Patrick Winn của Global Post mới đây đã nhận định cho rằng "Việt Nam đang bị cai trị bởi một đảng cộng sản độc

tài, đó là sự thật. Nhưng lý tưởng cộng sản đã gần như phai mờ trong trái tim người Việt. Trên thực tế, có lẽ Việt Nam là nước

mê tư bản nhất trên Trái đất".

Bình luận về nhận định của Global Post, ông Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Sài gòn thấy rằng, với những gì người

dân chứng kiến từ thực tế cuộc sống, từ những kiều bào về thăm thân nhân ở VN… đã khiến đa số người dân ở VN thích các

giá trị của chủ nghĩa tư bản. Ông cho biết:

“Từ khi đất nước mở cửa, đặc biệt là kể từ khi internet vào VN thì người Việt được so sánh cuộc sống hiện tại của người ta với

các nước được cho là theo chủ nghĩa tư bản, thực ra là các nước có nền kinh tế tự do. Và so với các nước đang là cộng sản,

ví dụ như VN, TQ hay Bắc Hàn thì người ta cũng so sánh được là đấy nếu theo một nền kinh tế tự do còn được gọi là chủ

nghĩa tư bản thì họ được sống sung sướng hơn hiện tại. Chính vì vậy mà khi cuộc sống của người ta đang khổ và khó khăn

như ở VN thì người ta mơ về một cuộc sống kiểu tư bản thì là điều dễ hiểu và tôi đồng ý với nhận định này. ”

Đặc biệt là đối với giới trẻ ở VN hiện nay, khi sống trong một xã hội tiêu thụ thì sự hấp dẫn về vật chất, từ những thiết bị công

nghệ hay lối sống tư bản đã trở nên vô cùng hấp dẫn. Đi du học tại các nước tư bản và ở lại là một trong những lựa chọn của

họ.

Cô Huỳnh Thu Liên, một du học sinh ở Mỹ nói về lý do vì sao cô chọn đi du học ở một nước tư bản. Cô cho biết:

“Rất nên sang đây (du học), vì đây là một miền đất cơ hội, nếu bạn giỏi hoặc hơi giỏi nghĩa là bạn có tiềm năng thì qua đây bạn

sẽ có khả năng ở lại tự kiếm sống nuôi bản thân mình, thậm chí là nuôi cả gia đình mình. Đấy là điều hết sức bình thường ở

bên đây. Còn ở VN, nếu bạn với hai bàn tay trắng để gầy dựng mà không có ba mẹ bạn giúp đỡ, không có ai cho tiền cho vốn

bạn thì nói thật không biết là có kiếm tiền nhanh bằng bên đây không nữa?”

Theo hãng tin Reuter, kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện hồi cuối năm 2014, cho thấy có đến

95% người Việt Nam ủng hộ chủ nghĩa tư bản, tỷ lệ này tại Việt Nam cũng vượt trội so với mức trung bình 65% trên toàn thế

giới.

Xã hội tự do và thực tế
Nói về nguyên nhân vì sao lại có tình trạng đa số người VN ủng hộ chủ nghĩa tư bản.

Với một thái độ thận trọng, ông Hoàng Dũng cho biết:

“Ở những xã hội tự do thì con người ta được mở hết khả năng của mình ra và được vươn tới được các ước mơ rất cao, miễn

là làm sao khả năng của anh có thể đạt được. Chứ như ở VN, nếu anh có phát minh ra cái gì cũng bị tịch thu, chính từ những

cái ví dụ rất nhỏ như vậy cũng cho thấy ở chế độ CS thì người ta không thể phát triển được. Vì ngay giấc mơ mà họ không dám

mơ thì nói gì đến các cái việc khác. Tôi cho rằng đến năm 2014, 2015 thì quan niệm này đã trở nên rõ nét, nó không chỉ dừng

lại ở những người dân mà còn ở ngay những người được gọi là cộng sản.”

Sự ưu việt hơn hẳn của các nước tư bản có sức hấp dẫn vô cùng lớn, trên trang VOA Việt ngữ, Tiến sĩ Cao Huy Huân đã so

sánh và nói lên suy nghĩ khi lựa chọn nước Mỹ là nơi định cư của mình:

“Khi còn ở trong nước, nước Mỹ trong tâm trí tôi là một quốc gia hung hăng và đầy bất ổn. Thế nhưng khi chứng kiến tận mắt,

tôi nhìn thấy sự hiền hòa của người dân Mỹ. Chính phủ chăm lo cho đời sống của người già, người thất nghiệp, cho những bà

mẹ đơn thân. Trẻ em được bảo vệ hàng đầu, không có chuyện bị bóc lột sức lao động hay lạm dụng. Nước Việt Nam luôn

được khắc họa là một quốc gia hòa bình và không có xung đột nội bộ. Vậy nhưng xã hội thì ngày càng nguy hiểm. Giao thông

nguy hiểm. Sinh hoạt thường nhật cũng nguy hiểm. Ăn cũng nguy hiểm. Muốn làm việc với nhà nước phải chuẩn bị phong bì.

Người già chẳng được chăm lo, trẻ em bị bỏ mặc. Đến bệnh viện thì bị đối xử như tôi mọi.”

Đến nay, thích tư bản đã trở thành trào lưu của cả xã hội, không chỉ đối với những người dân thường, mà kể cả đối với tầng lớp

lãnh đạo ở VN. GS. TS. Mạc Văn Trang nhận định:

“Những người cầm quyền bây giờ thích cái đó, trong thực tế thì người dân cứ nhìn vào những người cán bộ lãnh đạo thì ai

cũng cướp bóc, làm giàu. Con cái họ thì ai cũng vào các vị trí đẹp rồi thì nhà cao của rộng với những dinh cơ. Các quan chức

từ cấp Huyện, đến cấp Tỉnh và cho đến Trung ương bây giờ đều cho con đi học ở các nước tư bản hết chứ có ai có con học ở

các trường trong nước đâu, đến chữa bệnh họ cũng đến các bệnh viện nước ngoài để chữa. Tức là họ theo đuổi các giá trị

của tư bản, nhưng mồm thì vẫn cứ nói XHCN.”

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong

những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập

năm 1776 của nước Mỹ, cũng chính là khát vọng của mỗi một con người. Giá trị của chủ nghĩa tư bản là đã đáp ứng được

phần lớn các ước nguyện đó và cũng là lý do vì sao đa số người dân lại thích tư bản.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.