logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/03/2015 lúc 06:49:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sài Gòn bốn mươi tuổi đau và những cuộc đời mất tên
Bài thi viết “Cộng Sản & Tôi”

Mẹ tôi nói rằng Sài Gòn trở nên vật vờ kể từ ngày thành phố này bị người ta lấy mất cái tên. Và bà lấy làm lạ bởi vì với một con

người, cho dù gắn hàng triệu cái tên khác nhau lên, con người đó vẫn có thể giữ được bản chất. Nhưng có vẻ như với một

thành phố thì khác, khi người ta lấy mất cái tên, hàng triệu hệ lụy và nỗi buồn ám lên thành phố ấy, nó chết dần theo thời gian,

mất dần mọi thứ. Thành phố trở nên xa lạ, đôi khi người ta vẫn bước đi trên con đường lá me bay hay thả gót dưới bóng mát xà

cừ, nhưng con đường ấy trở nên xa lạ và mọi ý nghĩa trở nên trống rỗng, vô hồn.


Những ngày tôi mới ra đời cũng là những ngày mà thành phố Sài Gòn, theo lời của mẹ tôi, nó đầy giọng nói lạ lẫm, các thứ

mùng mền, chăn gối, than củi, quần lót... người ta mang ra phơi đầy những balcon mà trước đó không lâu, đây là bộ mặt của

một gia đình, gương mặt của thành phố mà mỗi sáng sớm ra đường, người ta có thể ngước mắt nhìn, hít căng lồng ngực thở

khí trời và lâng lâng cảm xúc vui bởi thành phố quen thuộc đang chào mình, đang nở một nụ cười buổi sớm. Nhưng chuyện ấy,

tuy chỉ mới hôm qua mà nghe đã xa lắc như bao thế kỉ trôi, người ta ngước mắt lên trời chỉ thấy màu đỏ khắp hang cùng ngõ

hẻm, nhìn các balcon chỉ thấy quần lót, than củi và các loại áo quần đen đúa.


Có lẽ vì thế mà cha tôi không chịu nổi, thuyết phục mẹ tôi bằng mọi giá phải vượt biển, phải đào thoát. Nhưng mẹ tôi đi không

đành bởi vẫn chưa tìm thấy xác cậu Hai tôi. Kết cục của chuyện này là ba tôi bỏ đi, bởi nếu ông ở lại, rất có thể ông sẽ là một

trong những trại viên tù cải tạo không có ngày về, bởi ông là một sĩ quan biệt phái, nếu người ta đánh mùi ra chuyện này, chắc

là ông khó sống. Nhưng nghiệt nỗi, ông không thoát được, cuối cùng, ông là một người điên lang thang bán bánh mì ở bến xe

Miền Đông. Khi tôi tìm và nhìn ông là cha, ông nói: “Tui không có con!”. Mãi đến khi ông qua đời vì bệnh xơ gan cổ trướng, ông

để lại một lá thư và một triệu đồng cho tôi (tiền của người ta cho, ông ki cóp dành dụm, thậm chí bệnh gan hay thèm ngọt, ông

đi lấy trộm sữa của người ta mà uống, để khỏi tiêu mất tiền dành cho tôi). Trong thư ông viết: “T. con, ba xin lỗi vì lúc đó đã

không dám nhìn con, ba đã điên gần ba mươi năm nay, chắc con hiểu cho sự điên của ba. Cuộc đời ba chỉ còn lại ngần này

tiền, một triệu đồng dành cho con, mong con đừng từ chối!”.


Cậu Hai tôi là một người lính Cộng sản, thời trung học, ông nghe theo bà cô ruột với không biết bao nhiêu thứ lý tưởng nhồi

nhét, bỏ trường lên cứ. Để rồi sau đó hai năm, cậu Hai về nói nhỏ với mẹ tôi bằng mọi giá phải trốn vào Sài Gòn, tìm một chỗ ở

cho kín đáo để cậu cùng trốn vào. Cậu nói rằng bây giờ nếu cậu đào ngũ, theo lính Việt Nam Cộng Hòa cũng được nhưng làm

như thế cậu thấy không phải cho mấy. Bởi theo cậu, một khi đã lỡ theo một lý tưởng mà sau đó thấy không hợp với mình nữa

thì tốt nhất hãy lui về sống ẩn dật một thời gian để tĩnh tâm, để xem xét mọi sự. Chọn làm lính Cộng sản là một sự bộp chộp,

nếu bây giờ tiếp tục bốc đồng thì không hay.


Cũng xin nói thêm là gia đình ông cố tôi chỉ có hai người theo Cộng sản, đó là bà cô ruột của mẹ tôi và cậu Hai (tức một người

con gái và một người cháu nội). Ông bác ruột của mẹ tôi là Bí thư Quốc Dân Đảng Đà Nẵng, ông là kiến trúc sư, người xây

dựng cầu Hang ở Gò Vấp và nghe đâu cầu Vồng Đà Nẵng cũng là công trình của ông. Ông cố tôi, cụ Nghè Sách là học trò ruột

của chí sĩ Trần Quí Cáp, là tác giả của cuốn Cuộc Đời Và Hoạt Động Của Chí Sĩ Trần Quí Cáp. Ông cũng là bạn thân của Cố

Tổng Thống Ngô Đình Diệm (không hiểu sao khi xưng hô thì Tổng Thống Diệm xưng ông cố tôi bằng Thầy, người ta nói lúc cụ

Ngô Đình Khôi vào làm Tổng Đốc Quảng Nam có dẫn theo em trai Ngô Đình Diệm vào Điện Bàn để học, ông cố tôi dạy chữ

Nho cho anh thư sinh Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ), ông cũng là người bốc mộ cụ Trần Quí Cáp từ Diên Khánh về Quảng Nam,

qua mỗi tỉnh, mỗi đêm, ông dựng hương án để chí sĩ tỉnh đó đến phúng viếng, đương nhiên là việc bốc mộ làm lén lút nhưng

lại “công khai” trong giới đấu tranh yêu nước lúc đó.


Ngoài ra, ông cũng là người hưởng ứng và hoạt động Tân Dân, để tóc ngắn đầu tiên ở Điện Bàn, Quảng Nam, ông kêu gọi, vận

động xây dựng trường Nguyễn Duy Hiệu, Điện Bàn, trường cấp hai đầu tiên ở đây, xây dựng chùa Nghĩa Trũng - nơi thờ phụng

những chiến sĩ trận vong trong kháng chiến chống Pháp - ông cũng là người kêu gọi cổ đông từ nông dân xây dựng trạm bơm

thủy lợi của dân đầu tiên cho Điện Bàn, sau trạm bơm Bà Cả Quan ở Vĩnh Điện (trạm bơm này lấy thuế quá cao đối với nông

dân thời đó), sau lần xây trạm bơm, ông bị nhiều thế lực đe dọa. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là việc cậu Hai nhận lệnh của cấp

trên, phải ám sát ông Trần Huỳnh Trúc - Bí thư Quốc Dân Đảng Đà Nẵng - tức là bác ruột của cậu.


Ngay sau khi nhận chỉ thị, cậu Hai đã nghĩ cách, lấy trộm xe hơi của ông bác, chở gạo xuống vùng mất an (Quảng Lăng, Cổ

Lưu) để nuôi quân (Việt Cộng nằm vùng) và nói rằng đây là gạo của ông Trúc gởi nuôi quân. Nhưng cách nói (vớt vát nhằm cứu

người bác) này không qua mắt được cấp trên. Cuối cùng, cậu Hai trốn biệt lên núi. Trước khi trốn, cậu dặn mẹ tôi phải vào Sài

Gòn tìm một chỗ ở. Và khi mẹ tôi vào Sài Gòn được gần một năm thì nằm mơ thấy cậu Hai về báo mộng cho mẹ biết là cậu đã

bị những đồng đội giết bởi không thực hiện đúng nhiệm vụ mà còn bỏ trốn. Trong giấc mơ, mẹ thấy cậu cười khanh khách, chỉ

vào vết thương toang hoác phía sau đầu, nói rằng chỉ có cầm thú mới ra tay giết người, đặc biệt là người thân. Cậu đã theo

đuổi lý tưởng nhưng cậu đã gặp một thứ chủ nghĩa giết người. Từ đó, mẹ tôi đặt thêm một cái chén và một đôi đũa trong mâm

cơm mỗi khi ăn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mẹ tôi đâm ra sợ hãi và lo lắng bởi bà hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho thành phố này.


*


Và việc gì đến cũng đã đến. Chen chúc xếp hàng, rồng rắn chờ đợi từ hai giờ sáng cho đến năm giờ chiều để được mua tem

phiếu vài lạng thịt ôi thiu, từng mét vải sô để may áo quần, từng lít dầu lửa để thắp, nấu lò sô... Mọi thứ khó khăn đè nặng lên

đời người. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là việc mẹ tôi cũng có thân nhân liệt sĩ, cũng “được” xếp vào đội kiểm kê và trưng thu tài

sản. Bà kể với tôi rằng mỗi sáng, dậy từ ba giờ sáng, chạy lên cửa hàng thực phẩm, nhét cho tay cò bên ngoài hai đồng và đưa

tem phiếu cho anh ta, chừng mười phút sau, anh ta mang ra vài lạng thịt heo (mà hai đồng lúc đó được đổi bằng 100 đồng tiền

Việt Nam Cộng Hòa theo tỉ lệ 1 ăn 50, tương đương với ba lượng vàng) để mang về nấu cháo, xay nhuyễn, cho vào cà mèn. Bà

tôi ở nhà sẽ đút tôi ăn dần. Xong, mẹ lại phải lên công ty SicoVina Thủ Đức (trước 1975 bà làm thư ký nhập xuất, sau 1975,

người ta chuyển bà sang làm thủ kho thiết bị kiêm đội viên đội trưng thu tài sản) để làm vài việc trước khi đội trưng thu tài sản

đến đón đi.


Ký ức khiến mẹ tôi không bao giờ quên chính là tiếng khóc, sự van xin, kêu gào, nước mắt và quì lạy của những bà vợ. Mẹ tôi

nói rằng cùng là phụ nữ với nhau, cùng là người làm ăn chân chính, ki cóp từng đồng để làm giàu, bây giờ, thấy người ta đau

khổ, nhiều người ngất xỉu vì bị tịch thu tài sản, mẹ tôi đau lòng, tìm cách thoát khỏi đội trưng thu này. Mẹ tôi cũng cho biết thêm

là các đội viên của đội kiểm kê, trưng thu tài sản sau này ai cũng giàu sụ. Thì chỉ cần mỗi ngày giấu riêng một thứ gì đó vào túi,

trong vòng hơn năm trời đi tịch thu khắp thành phố, người nào khôn khéo có thể kiếm được cả vài trăm, thậm chí cả ngàn lượng

vàng. Sau này, khi bỏ về quê làm ruộng, ẵm theo đứa con thơ (là tôi) và bà mẹ già (tức ngoại tôi) để đi cấy, cuốc đất. Lúc đó,

về quê cũng chẳng yên thân, mấy ông đội trưởng, mấy bà tổ trưởng, hội trưởng lại nhắm vào mẹ tôi để xỉa xói: “Con nhà phong

kiến, con nhà bóc lột, ông nội ăn mặn, cháu nội phải khát nước...!”. Và cứ như vậy, mấy đám ruộng nào có nhiều cứt heo, cứt

trâu, cứt người, các ông các bà ưu tiên giao cho mẹ tôi cào cỏ, cấy lúa ở đó.


Nhưng sự ưu tiên này cũng không được bao lâu bởi những năm 1980, các khoa học gia từ ngoài Bắc vào Trung dạy cho dân

kỹ thuật dùng phân Bắc (tức là cứt người tươi) và nói rằng ở ngoài Bắc có cả một cái chợ phân người, khi mua, khách hàng

muốn biết chất lượng nó ra sao thì thọc tay vào bóp để thử... Nói chung là cứt muôn năm, cứt vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp

trồng trọt xã hội chủ nghĩa.


Sau khi các khoa học gia phổ biến kiến thức, đám ruộng cứt ưu tiên cho mẹ tôi bị lấy lại, thay vào đó là mấy đám đất thiếu

nước. Quá nản, mẹ tôi vác đơn đi xin việc khắp nơi. Cuối cùng, một trường học cấp hai nhận mẹ tôi vào dạy vì lý do mẹ tôi là

thân nhân liệt sĩ. Lúc đó mẹ tôi chẳng biết dạy gì, chờ người ta nhận rồi xin làm cấp dưỡng, sau đó làm văn thư. Một thời gian

sau, bà thấy những giáo viên khác còn đáng sợ hơn cả bà, chỉ toàn dạy như vẹt, nhiều người viết chưa tròn chữ, lỗi chính tả

đầy ra cũng làm thầy giáo, cô giáo vì họ là đảng viên. Vậy là mẹ tôi xin sang dạy học. Dạy học được gần năm thì bị đuổi việc vì

dám dùng can nước mắm đánh vào đầu hiệu trưởng, dám đánh đảng viên.


Từ đó, mẹ tôi lại làm ruộng, bà không hề ấm ức mà còn thấy thoải mái vì đã đánh được kẻ bà muốn đánh, kẻ mà bà thấy là trên

đời này chưa gặp một thằng đàn ông nào khốn nạn, dâm dục, ép chế phụ nữ và xu phụ bề trên như hắn. Cũng xin nói thêm, thời

ông cố tôi còn là “phong kiến bóc lột”, mẹ tôi được võ sư Hồ Cưu vào nhà dạy võ, bà thuộc vào hàng đệ tử xuất sắc của ông,

cái chí con nhà võ cũng được mãn nguyện. Mặc dầu phía trước là một tương lai mù mịt của con trai bà, tức là tôi.


*


Sau này, mẹ làm ruộng, nuôi heo, buôn rau hành, buôn thịt bò, buôn đủ các thứ nhưng chẳng bao giờ đủ sống, vàng có được

nhờ tiền lương và buôn vải trước 1975 đem ra bán dần để ăn (mà ăn cũng phải lén lút chứ đâu có dễ! Nếu ăn công khai, ông tổ

trưởng an ninh biết được thì đến cuộc họp định kì 16 âm lịch hằng tháng, ông ta sẽ mang ra lên án rồi dạy đời té tát! Tỉ như:

Trong lúc toàn dân đang xây dựng đất nước, vậy mà nhà bà ăn thịt gà, đó là tiểu tư sản, là phong kiến!). Buồn quá, sau quãng

thời gian dài làm ruộng, mẹ tôi quay vào lại Sài Gòn, đây cũng là thời gian tôi vào đại học luật Sài Gòn. Bà quyết định làm bất kỳ

việc gì để nuôi tôi ăn học, bà giấu tôi đi ở đợ cho người khác, chủ của bà là một thợ dệt, cùng công ty với bà, cùng là đội viên

đội kiểm kê, tịch biên thời đó (nhưng không bỏ việc sau vài ngày như mẹ tôi), bây giờ giàu sụ. Tôi biết chuyện bà đi ở đợ, đe

dọa bà nếu như còn tiếp tục, tôi sẽ bỏ học đi bụi đời. Bà sợ tôi làm thật, quay trở về quê.


Tôi tự làm lụng đủ thứ việc, từ bưng bê cho tiệc cưới cho đến đi dạy thêm, đi rửa chén bát... Nói chung là cũng đủ qua ngày để

mà học. Kỷ niệm thời sinh viên đáng nhớ nhất của tôi có lẽ là lần thì học kỳ 2 ở năm thứ 3. Trước giờ thi, thầy giám thị đọc tên

những sinh viên chưa nộp học phí, trong đó có tôi và mời ra khỏi phòng. Danh sách chỉ có vỏn vẹn hai đứa, một đứa đã bỏ

học, còn lại tôi. Tôi lẳng lặng đứng lên đi ra khỏi lớp. Vừa bước ra khỏi lớp thì nghe nhỏ Thanh cận lao nhao với mấy đứa bạn,

còn ông thầy giám thị thì ngồi nhìn. Sau một hồi, thằng bạn chạy ra cổng gọi tôi vào gấp. Tôi vào thì nhỏ Thanh cận đưa cho tôi

số tiền vừa đủ để nộp học phí và một tờ giấy ghi chủ nợ kèm theo. Hóa ra trong lúc tôi đi ra, nó xin thầy giáo đứng lên vận động

kêu gọi các bạn chung tay góp tiền cho tôi mượn và ghi tên từng người để tôi biết sau này đặng trả.


Sau đó, Thanh cận còn xin giấy giới thiệu vay tiền lãi suất thấp của đoàn TNCSHCM trực thuộc trường. Trong giấy này yêu cầu

thủ tục ký xác nhận của các cơ quan địa phương. Tôi gửi gấp bưu điện về cho mẹ đi ký giùm. Trời mùa mưa, mẹ tôi đạp xe đi

gõ cửa từ cấp thôn đến cấp huyện để họ xác nhận gia đình tôi hộ nghèo. Xác nhận xong, mẹ tôi gửi ngay bưu phẩm phát

nhanh cho tôi để còn kịp vay mà mua cái máy tính mà học. Nhưng, thật uổng công mẹ tôi, khi tôi đến văn phòng đoàn trường.

Thằng bí thư đoàn (ước chừng hơn tôi hai tuổi) hỏi tôi: “Có thật là hộ nghèo không?”. Tôi thấy ấm ức nhưng lỡ tới rồi, tôi gật

đầu. Hắn hỏi tiếp: “Thế nào là nghèo?”. Lúc này tôi hết chịu nổi với thái độ hách dịch, vô văn hóa và xúc phạm đến lòng tự trọng

người khác của hắn. Tôi gằn giọng: “Thưa bí thư, nếu tôi định nghĩa được thế nào là nghèo thì cần mẹ gì tôi phải mang cái đơn

này đến đây mà hầu hạ anh như chó chực cứt vậy. Anh vô văn hóa lắm!”. Hắn đỏ mặt, định lên giọng với tôi tiếp nhưng thấy tôi

có vẻ găng-tơ nên im lặng.


Sau đó hơn năm, dù đã vượt qua được nhiều thứ nhưng tôi lại bỏ học, chán Sài Gòn, chán tất cả mọi thứ. Có lẽ trong sự chán

chường của tôi có cả chuyện gia quyến. Tôi mang họ mẹ. Và trước lúc đi học, mẹ tôi dặn tôi tránh xa các cô gái họ Nguyễn. Cô

bạn gái của tôi mang họ Trần, hồi đó cũng theo mốt sinh viên chung gạo sống thử. Mãi cho đến khi cha của cô bạn qua đời vì

bệnh tim, tôi theo cô về đám tang thì phát hiện ra các bác của tôi từ ngoài Trung cũng có mặt ở đây. Hỏi ra mới biết là người

chết mang họ Trần kia chính là bác ruột của tôi. Cũng giống như cha tôi, ông là một trung tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bị

tù cải tạo, bị đánh đập thừa sống thiếu chết. Tình cờ, một đồng đội của ông là trại viên cải tạo bị chết do sốt rét rừng, cán bộ

quản giáo sai ông đưa đi chôn. Chôn xong, ông lục lọi giấy tờ của người chết và bỏ tất cả giấy tờ của ông theo người chết rồi

trốn trại, xuôi vào Đồng Nai với họ tên của người chết. Vào đây, ông lại lấy vợ, sinh con. Và cô con gái đầu lòng của ông chính

là bạn gái của tôi. Sau khi phát hiện ra vụ này, tôi bỏ học, về quê vài tuần rồi bỏ nhà, đi biệt ra Lào Cai gần hai năm mới hồi tâm

để quay về.


*


Câu chuyện buồn của tôi cũng lắng dần, và dường như tôi hết biết buồn khi gặp bất cứ chuyện gì. Mãi cho đến lúc bà ngoại tôi

bị ngã gãy chân, phải đưa đi bệnh viện phẫu thuật, ca phẫu thuật biến chứng, bà nằm hồi sức mê man hơn hai tháng. Có lẽ đây

là khoảng thời gian mà tôi thấy sợ nhất. Sợ cho cái tình người của các ông em Cộng sản của bà. Xin nói thêm chỗ này, bà

ngoại là dâu của cụ Nghè Trần Huỳnh Sách, tức ông cố tôi, phía chồng của ngoại chỉ có hai người theo Cộng sản, riêng các

em ruột của ngoại thì rặt Cộng sản thứ dữ, làm quan chức cấp cao trong nhà nước. Khi tôi còn nhỏ, lúc đó nhà tôi còn vàng

thời cũ để lại, các ông hay tới lui, người thăm chơi, người xin con gà, xin bao gạo, xin tiền may cái áo… Họ gọi ngoại tôi là

người “vừa chị vừa mẹ”. Mãi đến những năm 1993, thị trường bất động sản nhảy vọt, các ông giàu phất lên nhờ bán những căn

nhà trong thành phố Đà Nẵng (nhà trưng thu của người vượt biên hoặc sĩ quan chế độ cũ rồi cấp không cho các cán bộ). Có

vốn, các ông lại móc nối làm ăn, ông nào cũng biệt thự vài cái, đất vài ngàn mét, xe hơi giá bạc tỉ, chức to. Các ông không đến

thăm ngoại tôi nữa.


Đám giỗ bà cố, tức mẹ ruột của ngoại, tôi và ngoại ra Đà Nẵng. Không biết vô tình hay cố ý, các ông ngồi bàn luận với nhau

xoay quanh vấn đề “giàu cha giàu mẹ thì ham, giàu anh giàu chị ai làm nấy ăn...”. Ngoại nghe được, từ đó không ra Đà Nẵng

nữa. Mãi cho đến khi bà ngã gãy chân, tôi đưa bà ra nằm bệnh viện Đà Nẵng. Lạ là bà có rất nhiều em và cháu gọi bằng cô, dì

ruột. Nhưng chỉ có vài người cháu nghèo đến thăm bà. Và hai ông em út và kề út của bà (hai ông này giàu nhất và làm chức bự

nhất), một ông ghé đến thăm, cho bà một lon sữa Ensure loại nhỏ, ước tính chừng 300 ngàn đồng. Một ông cử bà vợ Bắc đến,

đeo đầy kim cương, mã não, nói năng bỗ bã miễn bàn, nói đã một hồi, móc hai bịch sữa đậu nành, ước chừng 40 ngàn đồng

để lên giường và đi về. Đợi họ về xong, tôi cất riêng hai thứ quà này, không để ngoại dùng đến, bởi nó quá to tát, nó quá vĩ đại,

nếu ngoại dùng, không chừng xúc động quá lại chết vì... sữa!


Bà qua đời, đám tang bà, một vở kịch khác lại diễn ra. Toàn bộ các ban bệ trong hệ thống đảng viên cấp xã đều ghi tên vào ban

tổ chức lễ tang (vì bà ngoại là mẹ liệt sĩ), họ không hề bàn bạc với vợ chồng tôi hay mẹ tôi (nhà chỉ có vợ chồng tôi và mẹ tôi là

người người thân, đại diện lo tang chay của ngoại). Ghi tên xong, dán lên ngay vị trí dễ đập vào mắt, chụp hình rồi ra về nhưng

không thấy ma nào xuất hiện sau đó. Hai ngày sau, buổi tối cuối cùng tôi ngồi bên áo quan của ngoại, thức chong đèn cho

ngoại để sáng mai đưa ngoại ra nghĩa trang. Có người hàng xóm đến dặn tôi: “Sáng mai em phải tranh thủ mà đánh thanh la

kêu gọi dân đến khiêng thật sớm nghe. Chứ tình hình này chắc không có người khiêng. Vì chiều nay, ông B., thằng cha N., con

mẹ L. (những nhân vật này đều là cán bộ địa phương) nó đi rêu rao rằng bà ngoại là địa chủ bóc lột, bà ngoại đâu có đi khiêng

đám tang ai đâu mà phải khiêng lại ngoại... Anh sợ là không có người khiêng đó!”.


Đúng như lời anh hàng xóm tốt bụng, sáng hôm sau, mặc dù tôi đã đi đánh thanh la khắp xóm rất sớm mà hầu như chẳng mấy

ai đi khiêng, chỉ lèo tèo chưa đến 20 thanh niên đến ngồi đợi. Tôi đứng nhìn đám rồng rắn tập dân lèo tèo thưa thớt mà muốn

ngã quị. Tôi giận quá, chửi đổng: “Mẹ nó, đám nào thằng này cũng đi khiêng, đi viếng, vậy mà khốn nạn quá!”. Ông đại diện

xóm nói lại: “Cháu đừng nói thế, cháu khiêng người ta, thì mai mốt người ta khiêng lại cháu, vợ con cháu, chứ bà và mẹ cháu có

khiêng ai đâu!”. Ông em út bà ngoại đứng gần đó, nghe vậy, ra vẻ gật gù đồng tình. Tôi nghiến răng: “Đ. mẹ tụi bay cút ngay ra

khỏi nhà tao!”. Hai nhân vật này bỏ về.


Những người đến khiêng tang thấy tình hình căng, họ lấy điện thoại ra kêu gọi người nhà tăng cường. Cuối cùng, tuy hơi muộn

giờ một chút nhưng cũng có đủ người để khiêng bà ra nghĩa trang. Xin nói thêm, những người khiêng bà ngoại ra nghĩa trang

cũng có nghe câu chuyện “kêu gọi” đừng khiêng đó nhưng họ vì tình nghĩa xưa, cha mẹ họ vốn là người làm công cho bà

ngoại thời phong kiến, họ quí bà, thương bà mà đến khiêng. Chuyện đám tang ngoại tôi chỉ mới xảy ra hồi tháng 9 năm 2014

đây thôi!


*


Tự dưng, sau đám tang của bà, gia đình tôi thấy hoang mang về cái xã hội mình đang sống đến mức khó tả. Một xã hội mà

giữa thế kỷ 21 này, người ta sẵn sàng vứt bỏ tình cảm ruột thịt vì sợ người chị nghèo mà họ từng gọi “vừa chị vừa mẹ” của họ

sẽ đến xin xỏ họ hoặc cái nghèo của người chị làm họ mất đi vẻ sang trọng.


Nhưng, cũng sau đám tang bà ngoại không bao lâu, mẹ và vợ tôi đã đưa ra những nhận xét khiến tôi hết sức bất ngờ. Vợ tôi

nói: “Chính cái lịch sử chứa đầy trại tù cải tạo này đã tặng cho anh một thân phận loạn luân và sự học hành dở dang. Nhưng

không sao, vì em tin ở anh!”.


Mẹ tôi thì ôn tồn: “Con đừng buồn gì nữa, mẹ đã thấy tất cả kể từ khi mẹ cầm hai đồng bạc mới đổi để đút lót lấy ra nửa ký thịt

ôi thiu mà nuôi con trong thời bao cấp, tem phiếu. Chuyện bây giờ ông cựu tổng bí thư giàu hơn vua chúa cũng là chuyện bình

thường thôi. Cái thời mà con người không có quyền sở hữu đất đai, ngay cả người chết, đã mua đất để chôn nhưng nếu cần,

người ta cũng bắt bốc mộ đi vì đây là đất của toàn dân, do nhà nước quản lý. Cái thời mà người ta giết nhau chỉ vì tranh đoạt vài

tấc đất, vài trăm ngàn đồng, hiệu trưởng thì làm tú ông dắt mối cho nữ sinh bán dâm, quan chức thì mua dâm trẻ em vị thành

niên. Đút lót bằng tiền thấy chán, người ta chuyển sang đút lót bằng thân xác... Giết người đốt xác chỉ vì người ta ăn trộm... Tất

cả những thứ ấy, không có ở những thời trước, đừng nghĩ là xã hội nó đưa đẩy, mà phải hỏi là cái gì đã đưa đẩy xã hội này đến

như thế!”.


*


Mẹ tôi bị tái phát bệnh tai biến não sau khi bà ngoại mất. Nhưng cũng may là còn cứu được, tôi định đưa mẹ vào Sài Gòn điều

trị sau tai biến. Mẹ từ chối, không muốn vào lại đất Sài Gòn, bởi với bà, Sài Gòn đã vĩnh viễn mất đi kể từ ngày bà nghe người

ta khóc, van xin, quì lụy bà và những đội viên trưng thu tài sản tha cho người ta. Bà không muốn thấy một Sài Gòn với nỗi đau

sau bốn mươi năm cùng những kiếp người vật vờ, không tên tuổi, không căn cước... mà trong đó có một phần tội lỗi nào đó dù

rất ngẫu nhiên của bà.


Với tôi, qua bốn mươi năm từ lúc tuổi thơ cho đến bây giờ, tôi chiêm nghiệm và tin chắc một điều: Người Cộng sản đã làm

được điều mà ông tổ (C.Marx) của họ từng nguyền rủa “chỉ có cầm thú mới quay mặt đi trước nỗi đau của đồng loại để liếm bộ

lông của mình!” Một khi ngay cả chị em, anh em ruột thịt, họ có thể quay lưng vì người đó nghèo quá, không còn “xứng tầm”

với họ thì nghĩa lý gì một thành phố, một hàng cây, nghĩa lý gì với hơn 90 triệu dân mà phần đông là đói khổ, cần lao, bán mặt

cho đất bán lưng cho trời, không phải họ hàng của họ!

Uyên Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.573 giây.