logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/03/2015 lúc 08:16:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky và cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’,

được xuất bản vào năm 2012.

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 40 năm qua nhưng rất nhiều điều về cuộc chiến vẫn còn tiếp tục là chủ đề gây chú ý tại Mỹ.

Các sử gia Mỹ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và viết về cuộc chiến này để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc

chiến. Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky là người có những nhận định khá khác biệt so với

những sử gia Mỹ khác về những nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Điều này đã được bà đề cập trong cuốn

‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

về những phân tích của bà về cuộc chiến.

Việt Hà: Thưa bà, vào tháng 3 năm 1965, Hoa Kỳ quyết định gửi quân vào Việt Nam, theo bà thì những nguyên nhân nào từ

phía Hà Nội đã có ảnh hưởng đến quyết định này của Mỹ?

Prof. Nguyễn Thị Liên Hằng: Câu hỏi về quyết định của chính phủ Johnson khi gửi quân sang Việt nam là một câu hỏi rất quan

trọng. Lập luận của tôi là cả hai chính phủ bao gồm chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt Nam) và chính phủ Mỹ đều

có lý do để tham chiến. Theo nghiên cứu của tôi thì Đảng cộng sản Việt Nam lúc đó, còn được gọi là Đảng Lao Động Việt

Nam, dưới thời Lê Duẩn, đã đưa ra quyết định tiến hành một cuộc chiến ở quy mô lớn từ năm 1962, 1963. Lê Duẩn muốn tăng

cường những nỗ lực cho cuộc chiến ở miền Nam và ông ta chỉ đợi cho đến khi có thời cơ tốt để tiến hành. Điều này đã không

xảy ra cho đến tận cuối năm 1963 tại hội nghị trung ương 9. Với lý do đó, ông ta đã có quyết định bắt đầu một cuộc chiến quy

mô lớn và Hoa Kỳ theo nhiều cách cũng đã quyết định tiến hành cuộc chiến dưới thời của Tổng thống Lydon Johnson (LBJ)

trong thời gian 1964.
Cho nên theo tôi, họ đều có lý do riêng của họ. Nó không phải là nếu Lê Duẩn không leo thang cuộc chiến thì Hoa Kỳ cũng

không tham chiến, Hoa Kỳ cũng đã có lý do riêng để tham chiến….Tất nhiên quyết định của Lê Duẩn đã cho LBJ lý do để can

thiệp, nhưng ông ấy cũng có lý do nội địa ở nước Mỹ để tham chiến. Nếu không phải là Lê Duẩn mà là một người khác lãnh đạo

ở Bắc Việt Nam thì LBJ sẽ làm gì? Chúng ta không biết được câu trả lời rõ ràng cho điểm này. Nhưng tôi cho rằng Lê Duẩn đã

làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn cho phía Mỹ can thiệp sớm hơn. Cả Hà Nội và Washington đều phải chịu trách nhiệm về

cuộc chiến.

Việt Hà: Khi Mỹ gửi quân vào Việt Nam, Mỹ cũng thực hiện một loạt các chiến dịch quân sự. Một số sử gia quân sự Mỹ cho

rằng các chiến dịch quân sự này đã thất bại nhưng trong cuốn Cuộc Chiến Hà Nội của bà thì tôi thấy rằng các chiến dịch quân

sự của Hà Nội từ năm 1964, 1968 đến 1972 đều đã thất bại. Vậy tại sao Lê Duẩn vẫn khiến phía Mỹ phải ngồi vào vòng đàm

phán và cuối cùng giành thắng lợi?

Prof. Nguyễn Thị Liên Hằng: câu hỏi này liên quan đến bản chất của cuộc chiến tại Việt Nam. Phía Mỹ đã không có một định

nghĩa rõ ràng về chiến thắng. Họ không có ý định lật đổ Lê Duẩn hay Đảng ở Hà Nội, mà chỉ là muốn duy trì một chính phủ phi

cộng sản ở Sài Gòn. Vì Johnson không tuyên bố cuộc chiến, bởi vì lúc đó Johnson đang có hai chiến dịch là chiến dịch chống

đói nghèo ở trong nước Mỹ và thứ hai là cuộc chiến ở Việt Nam. Nếu ông ta không chiến thắng ở cuộc chiến này (Việt nam) thì

dân chúng Mỹ sẽ mệt mỏi bởi vì họ phải gửi quân lính sang Việt Nam. Cho nên theo tôi đây là một phần lý do cho thấy mặc dù

Lê Duẩn đã thất bại trong việc lật đổ chính phủ Sài Gòn nhưng ông ta vẫn chiến thắng hay khiến phía Mỹ phải ngồi vào bàn đàm

phán. Đó là phần mà mọi người biết được khi đọc cuốn ‘Cuộc Chiến Hà Nội’ (Hanoi’s war). Nhưng người Mỹ đã không biết là

Hà Nội cũng mắc rất nhiều sai lầm, và những mục tiêu quân sự mà Hà Nội đề ra đã không đạt được.

Trong khi đó, chúng ta nghe từ phía Mỹ là Hà nội đã thắng này thắng kia và không có những động thái sai, nhưng trên thực tế

thì họ có sai lầm. Đó là điểm chính của cuốn sách của tôi. Nó cho thấy là Lê Duẩn đã có một kế hoạch quân sự đầy tham vọng

là tổng tiến công và nổi dậy. Ông ta tin là mỗi lần ông ta thực hiện tổng tiến công và nổi dậy thì Thiệu sẽ bị sụp đổ nhưng điều

này đã không xảy ra. Tuy vậy, Lê Duẩn nắm quyền kiểm soát chắc dư luận ở Hà Nội. Thực tế là cũng không có dư luận ở Hà

Nội, vì Đảng Lao Động đảm bảo là người dân không được phép viết và chỉ trích cuộc chiến. Mỗi lần Lê Duẩn sai thì không một

ai ở Hà Nội có thể lên tiếng vì Lê Duẩn có thể vô hiệu hóa được Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo

khác ở Hà Nội. Lê Duẩn có thể giảm thiểu được những đe dọa cho mình. Trong khi đó thì ở Mỹ mọi điều không phải như vậy.

Việt Hà: Xin bà cho biết là mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc vào lúc đó có ảnh hưởng thế nào tới quyết

định đưa quân vào Việt Nam của Mỹ?

Prof. Nguyễn Thị Liên Hằng: tôi nghĩ là quan hệ giữa Bắc Việt nam với Trung Quốc và Liên Xô vào giai đoạn đầu những năm

60 là một quan hệ rất gần. Hoa Kỳ thì không muốn khiêu khích Trung Quốc để khiến nước này tham chiến, cho nên họ không

gửi quân vào phía bắc vĩ tuyến 17 và họ cũng không ném bom biên giới giữa Trung Quốc và Việt nam ở phía Bắc ngay khi

chiến dịch Rolling Thunder bắt đầu. Họ lo ngại là Trung Quốc sẽ can thiệp. Mặc dù Hà Nội không thân thiết lắm với Liên Xô vào

lúc đầu cuộc chiến nhưng đến năm 1968 thì Liên Xô đã vượt qua Trung Quốc trong những trợ giúp cho Việt Nam. Cho nên

quan hệ giữa các nước cộng sản này rất gần. Điều này có ảnh hưởng đến cách mà Washington tiến hành cuộc chiến với điều

quan trọng nhất là họ lo ngại sự can thiệp của Trung Quốc cho mãi đến khi Nixon thực sự lên nắm quyền. Vào cuối những năm

60 thì họ biết rõ là Trung Quốc sẽ không can thiệp nhưng đó là nỗi lo sợ của họ vào lúc đầu cuộc chiến.

Việt Hà: xin bà giải thích bối cảnh tại sao sau năm 1968, Hoa Kỳ lại có những thay đổi về chính sách khi quyết định nhượng bộ

ngồi xuống đàm phán với Hà Nội?

Prof. Nguyễn Thị Liên Hằng: đã có sự phản bội lại miền Nam Việt Nam, sự phản bội đối với Việt Nam cộng hòa. Theo tôi điều

này có liên quan đến sự thay đổi của chiến tranh lạnh và tình hình ở Việt Nam. Tôi nghĩ Nixon, đặc biệt là Kissinger muốn giữ uy

thế của nước Mỹ trong chiến tranh lạnh. Cho nên điều mà Kissinger muốn làm là đàm phán để Mỹ thoát khỏi cuộc chiến và chỉ

đợi trong vài năm Sài Gòn sẽ sụp đổ và đến lúc ấy thì đó không phải lỗi của Mỹ. Cho nên ông ta đã làm vậy. Thứ nhất là người

Mỹ đã không kết nối được thực tế cuộc chiến đang diễn ra ở chiến trường và thứ hai là do sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ,

Trung Quốc và Liên Xô. Cho nên việc có tồn tại hay không một chính phủ phi cộng sản ở Sài Gòn không còn quá quan trọng

đối với Mỹ, đặc biệt sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu nói chuyện lại với nhau.

Ngay kể cả khi Nixon không muốn bỏ rơi Việt Nam và ông ta đã cố gắng sử dụng không quân để tàn phá Hà Nội trong thời kỳ

ông làm Tổng thống, nhưng theo tôi sự tồn tại của một chính phủ phi cộng sản ở Sài Gòn đã không còn quan trọng với Mỹ kể

từ sau năm 1968, 1969, và càng rõ ràng hơn vào đầu những năm 1970 so với thời kỳ của Tổng thống Lyndon Johnson.

Việt Hà: Theo bà nếu như những người đưa ra chính sách ở Mỹ biết được những gì đang diễn ra ở Hà Nội thì liệu phía Mỹ có

thể kết thúc được cuộc chiến sớm hơn không?

Prof. Nguyễn Thị Liên Hằng: Trong các tài liệu lưu trữ mà tôi được nghiên cứu ở Mỹ, bao gồm của Bộ Ngoại Giao, của CIA, tôi

thấy phía Mỹ đã không biết được điều gì đang diễn ra ở Hà Nội. Có một số những chuyên gia tình báo dường như là đã có

những ý tưởng về những tranh luận đang diễn ra trong nội bộ Đảng Lao Động ở Hà Nội nhưng dường như không ai đọc các

báo cáo của họ. Tôi nghi ngờ là ngay kể cả khi một nhân viên nào đó ở Bộ Ngoại Giao hay CIA có được thông tin đúng thì báo

cáo của họ cũng khó đến được bàn Tổng Thống, vì theo tôi, cuối cùng Hoa Kỳ vẫn tin là họ sẽ chiến thắng dù điều gì đang

diễn ra ở Hà Nội đi chăng nữa. Hoa Kỳ sẽ chiến thắng bởi lực lượng hùng hậu, vì vậy họ cũng không cần lợi dụng sự chia rẽ

trong Đảng Lao động.

Vì điều quan trọng hơn cả là sức mạnh của Hoa Kỳ chứ không phải là kẻ thù yếu thế nào. Đã luôn có một sự tin tưởng ở Mỹ là

nước Mỹ sẽ thắng, nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tức là Hoa Kỳ chưa từng thua một trận chiến nào. Họ cứ tham chiến và

thắng. Cho nên họ không cần quan tâm đến những chia rẽ về chính trị ở Hà Nội. Tất nhiên là Hà Nội cũng gây khó khăn cho

người bên ngoài muốn nhìn thấy sự chia rẽ này. Nhưng tôi có cảm giác là Hoa Kỳ chưa bao giờ cố gắng tận dụng sự chia rẽ

này ở Hà Nội vì họ quá tin tưởng là họ sẽ chiến thắng bởi sức mạnh quân sự.

Việt Hà: xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.215 giây.