logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 23/03/2015 lúc 06:14:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Bảo đảm an ninh cho Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. ngày 05/11/2012. REUTERS/China Daily

Chủ đề thời sự thế giới trên các báo Pháp hôm nay 23/03/2015 khá đa dạng với nhiều bài viết liên quan đến Châu Á, nhất là tình hình chính trị tại Trung Quốc. Cách đây không lâu, nhật báo của Mỹ Wall Street Journal, có đăng một bài xã luận của ông David Shambaugh, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc nổi tiếng tại Hoa Kỳ, dự báo ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Về chủ đề này, thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh, Patrick Saint-Paul có bài giải mã khá dài đề tựa "Liệu Trung Quốc có cứu lấy được chủ nghĩa Cộng sản hay không ?".
Đầu tiên, tác giả dẫn lại định đề gây chấn động của ông David Shambaugh cho rằng, " Bất chấp vẻ bề ngoài, hệ thống chính trị của Trung Quốc đã bị tàn phá nghiêm trọng và không ai hiểu rõ điều đó bằng chính bản thân đảng Cộng sản TRung Quốc. Ông Tập Cận Bình, người đầy quyền lực nhất, hy vọng rằng các cuộc trấn áp các nhà đối lập và chống tham nhũng sẽ củng cố sự ngự trị của đảng. Ông ta kiên quyết không muốn trở thành một Gorbachov của Trung Quốc. Nhưng thay vì là phản đề của Gorbachov, Tập rất có thể đi đến cùng một kết quả. Chủ nghĩa chuyên chế gây áp lực nặng nề lên hệ thống chính trị Trung Quốc cũng như xã hội, khi đưa cả hai hệ thống này tiến gần đến sự rạn nứt ". Cuối cùng ông dự báo rằng "hồi kết đang được khởi động " qua các dấu hiệu đáng báo động như nạn tham nhũng hoành hành, tình trạng rò rỉ chất xám ra nước ngoài, kinh tế trì trệ...

Đương nhiên, giới truyền thông Trung Quốc đã có những phản ứng gay gắt, lên án một "sự bất tài" và "những kết luận không cơ sở" của vị chuyên gia Mỹ. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Pháp về Trung Quốc học, ông Jean-Pierre Cabestan, thuộc đại học Hồng Kông, nếu xem kinh tế trì trệ như là một tín hiệu báo động cũng chưa hẳn là chính xác. Bắc Kinh vẫn còn rất nhiều nhân tài để thực hiện công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế thông qua các chính sách cải cách như thuế khóa, ngân hàng.... Điều đó có thể giúp cho Trung Quốc tránh được những cú sốc và các ràng buộc về kinh tế.

Một quan điểm cũng được ông Hu Xingdu, giáo sư kinh tế Viện Công nghệ Bắc Kinh đồng chia sẻ. Theo khẳng định của giáo sư "sẽ không có khủng hoảng kinh tế tại Trung Quốc, đó chỉ là tăng trưởng chậm lại". Đối với Bắc Kinh, bất bình đẳng đáng báo động, thiếu các chính sách an sinh xã hội hiệu quả, sự ngán ngẩm của người dân về nạn ô nhiễm và tham nhũng lan tràn cũng như cảm giác bất an mới là những thách thức nghiêm trọng.

Cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách có củng cố được chế độ?

Theo nhận định của tác giả, việc gia tăng các cuộc điều tra nhắm vào thượng tầng lãnh đạo cho tới cựu lãnh đạo ngành an ninh quốc gia Chu Vĩnh Khang và nhiều tướng lĩnh trong quân đội như cựu phó chủ tịch cơ quan quyền lực Quân ủy Trung ương gây căng thẳng và bế tắc trong nội bộ đảng.

Cũng vì cho rằng chính tham nhũng đã làm sụp đổ chế độ Xô Viết, ông Tập Cận Bình đã xem tệ nạn này là mối họa chính mà đảng phải đối mặt. Chiến dịch "Bàn tay sạch" của ông trở nên nổi tiếng nhưng nhiều người tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả thật thụ và tác động khách quan lên người dân. Do bởi bản chất của chiến dịch ngày càng lộ rõ nét đó cũng là một vũ khí để loại bỏ các đối thủ của ông Tập Cận Bình.

Một cảm giác nghi ngờ tương tự cho các chính sách cải cách của ông Tập. Nhất là lời hứa "cải tiến chính phủ theo pháp luật". Sự mất niềm tin đó được khẳng định rõ qua việc tăng cường trấn áp các nhà đối lập, các luật gia, những người viết blog, nhà báo, các tổ chức phi chính phủ, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn lưu ý là hình ảnh của Tập Cận Bình hầu như hiện diện khắp nơi trên hệ thống truyền thông, mọi ngả nẻo đường, thậm chí trong các hàng quán cũng có ảnh chân dung của nhà lãnh đạo. Điều các chuyên gia, hiện tượng tôn sùng cá nhân là một chiếc áo choàng nhằm làm quên đi sự thiếu vắng ý thức hệ của Đảng.

Sự trống vắng một hệ tư tưởng còn lộ rõ qua việc tuyên chiến với các giá trị phương Tây, các giá trị nhân quyền, tự do hay nền dân chủ mà Trung Quốc xem như đó là những mối họa cho sự ngự trị của đảng. Theo nhận định của chuyên gia người Pháp Jean-Pierre Cabestan, "việc cấm đoán quả là nực cười. Đảng cộng sản đang chơi trò may rủi bởi vì người dân Trung Quốc rất hiếu kỳ với những tư tưởng và kinh nghiệm của phương Tây".

Làm thế nào bảo tồn chủ nghĩa xã hội theo đặc trưng Trung Quốc?

Tác giả bài viết cho rằng hiện ông Tập đang cố cải tiến ý thức hệ của Đảng bằng cách tổng hợp giữa ý tưởng của Mao với Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của công cuộc cải cách và bằng cách sửa những điểm không phù hợp. Lý thuyết về "tứ toàn" nhắm đến việc xây dựng một xã hội " tương đối phồn thịnh ", củng cố cải cách, nhà nước theo pháp quyền và kỷ luật trong đảng.

Thế nhưng, theo đánh gia của một số chuyên gia việc phủ bóng Mac-xít bằng chủ nghĩa dân tộc có thể có những nguy hiểm tiềm tàng do vì có thể dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát và làm vuột mất các giá trị khổng giáo.

Cuối cùng, tác giả bài viết nhận định hiện bên cạnh Trung Quốc giờ chỉ còn có Cuba, chế độ có thể tồn tại được nhờ vào việc đối đầu với Hoa Kỳ. Trung Quốc buộc phải giữ Bắc Triều Tiên cho đến cùng vì không muốn thấy chế độ cộng sản nào khác sụp đổ dẫn đến hiệu ứng domino. Nhưng cũng không ai có thể liều lĩnh cá cược về trường tồn của đảng, một chế độ có thể kéo dài thêm nhiều thập niên nữa hay bất ngờ bị vấp ngã dưới tác động của một tính toán sai lầm.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 06/04/2015 lúc 08:57:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại Sao Thiên Hạ Luôn Đoán Trung Quốc Sắp Sụp Đổ?

UserPostedImage

Sức hấp dẫn của việc đưa ra các dự đoán về Trung Quốc có lẽ là không thể cưỡng lại, do Trung Quốc được cho là trường

hợp đương đại quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Do đó, một số nhà quan sát phương Tây đã liều lĩnh đánh cược danh

tiếng nghề nghiệp của bản thân để làm những nhà tiên tri. Có lẽ trường hợp nổi tiếng (hoặc tai tiếng) nhất là Gordon Chang,

người đã xuất bản cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) hồi năm 2001. “Hồi kết của

nhà nước Trung Quốc hiện đại đang đến gần,” ông khẳng định. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ còn tồn tại được năm năm,

hoặc có thể là mười năm, trước khi nó sụp đổ.”

Như chúng ta đều biết, Trung Quốc đã không sụp đổ. “Vâng, như vậy, dự đoán của tôi đã sai,” Chang đã thừa nhận trong một

bài báo (“The Coming Collapse of China: 2012 Edition”). Nhưng ông vẫn tin chắc về sự diệt vong hoàn toàn sắp xảy đến với

Trung Quốc và đưa ra một mốc thời gian mới: “Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản hùng mạnh của Trung Quốc sẽ sụp đổ trong

năm 2012. Tôi dám cược điều đó.”

Có thể loại trừ Gordon Chang như một kẻ cơ hội cố kiếm một vận may – về chính trị và/hoặc về kinh tế – bằng những lời

cường điệu giật gân về Trung Quốc. Nhưng điều đó không đúng với trường hợp của David Shambaugh, một học giả về Trung

Quốc có uy tín tại Đại học George Washington, người xưa nay luôn khá thận trọng trong việc nhận định về Trung Quốc. Trong

một bài báo trên Wall Street Journal hôm mùng 6 tháng 3, Shambaug miêu tả nhà nước Trung Hoa đơn đảng như đang chiến

đấu để giành giật hơi thở cuối cùng. “Tôi tin giai đoạn cuối cùng của chế độ cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu và nó đã đi xa

hơn so với suy nghĩ của nhiều người,” ông viết. “Chúng ta không thể dự đoán được khi nào chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc sẽ

sụp đổ, nhưng không khó để kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến giai đoạn cuối cùng của nó.”

Bài báo của Shambaugh không khác gì một quả bom tấn xuất hiện bất ngờ trong giới nghiên cứu về Trung Quốc, đặc biệt là khi

nhìn nhận thực tế là Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình dường như đang tự hồi sinh qua một loạt

các biện pháp quan trọng. Và những biện pháp này – đặc biệt là chiến dịch chống tham nhũng cũng như sự thúc đẩy pháp

quyền – có vẻ đã cải thiện đáng kể sự ủng hộ của nhân dân đối với giới lãnh đạo mới. Trên thực tế, năm 2008, Shambaugh đã

xuất bản một cuốn sách đưa ra một nhận định khá được tán thành về khả năng thích ứng với những thách thức mới của nhà

nước Trung Hoa đơn đảng trong thập niên đầu của thế kỷ 21.

Không rõ điều gì đã khiến Shambaugh đột ngột thay đổi quan điểm. Một số người suy đoán rằng ông chỉ đơn thuần là đang cố

đạt được một vị trí hoạch định chính sách đối ngoại trong chính quyền hậu Barack Obama. Một số khác cho rằng ông là phiên

bản Trung Quốc của một người theo tư tưởng tự do bị “dồn ép” phải chuyển sang tư tưởng bảo thủ, rằng Shambough rất khó

chịu trước sự không khoan nhượng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong những cải cách cơ bản.

Dù động cơ đằng sau của Shambough là gì thì cũng không thể phủ nhận rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách

thức vô cùng khó khăn. Trung Quốc đang mắc bệnh – nhưng mọi quốc gia khác trên thế giới cũng vậy, dù mỗi quốc gia có

những triệu chứng khác nhau, vì những nguyên nhân khác nhau, và ở những mức độ khác nhau. Hãy lấy Mỹ làm ví dụ. Nền dân

chủ lâu đời nhất trên thế giới cũng có thể khiến bất kỳ ai có cảm giác rằng nó đang mắc bệnh nan y: tình trạng bất bình đẳng

kinh khủng, cơ sở hạ tầng đổ nát, giáo dục công giảm sút, thâm hụt ngân sách khủng lồ, thái độ thờ ơ với chính trị gia tăng, và

một chính phủ có vẻ như không thể hoàn thành được bất kỳ việc gì.

Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình, Political Order and Political Decay (Trật tự chính trị và mục ruỗng chính trị), Francis

Fukuyama đã mô tả cơ chế chính trị của Mỹ như đang bị tái thân tộc hóa (repatrimonialised), bị cai trị bởi tòa án và các đảng

phái chính trị, cũng như bị tắc nghẽn bởi quá nhiều quan điểm phủ quyết. Bên kia Đại Tây Dương, nhiều nền dân chủ châu Âu

cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự, đặc biệt là về khả năng thanh toán tài chính. Nhưng chưa một ai tuyên bố

về sự sụp đổ sắp tới của nền dân chủ Mỹ hay các nền dân chủ châu Âu. Tại sao?

Điều này là do nhiều nhà phân tích phương Tây (sớm nhất là Seymour Martin Lipset) có cùng quan điểm rằng miễn là các thể

chế chính trị được coi là chính danh thì một cuộc khủng hoảng về tính hiệu quả (ví dụ như hiệu quả kinh tế) sẽ không đặt ra mối

đe dọa chí tử cho một chế độ. Do đó, theo quan điểm này, các thể chế dân chủ của Mỹ vẫn không bị đe dọa ngay cả trong

những ngày đen tối nhất của cuộc Đại Suy thoái. Ngược lại, nếu một chế độ đã không đủ tính chính danh chính trị thì một cuộc

khủng hoảng về tính hiệu quả (như kinh tế suy thoái, bất bình đẳng gia tăng, hoặc tham nhũng tràn lan) sẽ chỉ làm trầm trọng

thêm cuộc khủng hoảng về tính chính danh đó. Nhiều người tin rằng Trung Quốc là trường hợp điển hình đúng với lập luận này.

Trung Quốc có thể đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tính hiệu quả, nhưng liệu nó có đang đối mặt với cuộc khủng

hoảng về tính chính danh hay không mới là điều đáng tranh luận. Đẹp hay không là tùy mắt người nhìn, và tính chính danh cũng

vậy. Nếu đất nước Trung Hoa đơn đảng có thể sống sót qua nhiều năm hỗn loạn của cuộc Cách mạng Văn hóa cũng như cuộc

khủng hoảng mang tính tồn vong năm 1989 (tức Sự kiện Thiên An Môn – NHĐ) thì tại sao nó không thể vượt qua thêm một

cuộc khủng hoảng khác? Trên thực tế, câu hỏi quan trọng hơn đối với các nhà quan sát phương Tây là tại sao Đảng Cộng sản

Trung Quốc có thể duy trì được quyền lực lâu đến như vậy và lập nên một kỷ lục ấn tượng không thể tranh cãi về sự phát triển

kinh tế?

Năm 2003, Andrew Nathan tại Đại học Columbia đã đưa ra một giả thuyết về sự dẻo dai của chế độ chuyên chế để giải thích

tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không đi theo vết xe đổ của Liên Xô trước đây. Trong một bài báo hồi tháng 1 năm

2015, ông cho rằng thay vì bộc lộ những dấu hiệu của một chế độ đang bị vây khốn, Bắc Kinh đang thực sự đi trên con đường

phục hưng chế độ chuyên chế, ủng hộ các chế độ tương tự, và tìm cách đảo ngược những thay đổi dân chủ cả ở trong và

ngoài nước. Một trong những thông điệp trọng tâm của ông là sự phục hồi của chủ nghĩa chuyên chế phản ánh sự suy giảm

của chế độ dân chủ. “Do sự hấp dẫn của chủ nghĩa chuyên chế tăng lên khi uy tín của nền dân chủ giảm sút,” ông viết, “câu trả

lời quan trọng nhất đối với thách thức của Trung Quốc là các các nền dân chủ phải làm tốt việc quản lý chính bản thân họ hơn

những gì họ đang làm ngày nay.”

“Mọi xã hội, chuyên chế hay dân chủ, đều suy tàn theo thời gian,” Francis Fukuyama viết. “Vấn đề thực sự là khả năng thích

ứng và cuối cùng là thay đổi chính mình.” Nhà nước độc đảng Trung Quốc chắc chắc đang trải qua sự sa sút về đường lối

chính sách – cũng giống như hầu hết các nền dân chủ phương Tây – nhưng còn quá sớm để chuẩn đoán rằng bệnh nhân

Trung Quốc đang mắc căn bệnh nan y.

Nguồn: Xie Tao, “Why Do People Keep Predicting China’s Collapse,” The Diplomat, 20/3/2015.
Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Xie Tao (Tạ Thao) là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.

Ông là tác giả cuốn U.S.-China Relations: China Policy on Capitol Hill (Routledge: 2009).
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.173 giây.