logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 25/03/2015 lúc 06:20:50(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Chuyện nhà tôi
Bài thi viết "Cộng sản & Tôi"

Tôi là một trong số hàng trăm triệu nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam. Câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây chưa thể

nào vạch trần hết tội ác của chủ nghĩa rừng rú này; nhưng cũng sẽ góp một phần nhỏ để những ai còn ngây thơ mù quáng đi

theo nó sớm nhận ra và từ bỏ còn đường tăm tối được thêu dệt nên bằng những dối trá và tội ác.


Tôi sinh năm 1971, năm nay bước vào tuổi 44. Tuy chỉ mới độ tuổi này nhưng tôi đã từng nghe bố tôi kể lại và cũng đã phải

trực tiếp chứng kiến cảnh gia đình tôi suốt 4 đời là nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản.


Bắt đầu là bà nội của tôi: Bà tôi sinh năm 1890. (Không biết ông nội tôi mất từ bao giờ). Một tay bà phải vất vả nuôi một đàn

con. Trong nạn đói năm 1945 các con của bà tôi nhiều người đã phải chết vì đói. Đến năm 1949 người con trai lớn của bà đã

hăng hái gia nhập vào quân đội và tử trận tại Điện Biên Phủ năm 1954. Sau nhiều năm không nhận được tin tức gì của bác tôi

nên bà tôi buồn đau héo hon khổ sở. Mãi tới khoảng năm 1973 gia mới nhận được một mãnh giấy thông báo rằng bác tôi đã hy

sinh.


Trong khoảng thời từ năm 1954-1975, giai đoạn xảy ra cuộc nội chiến tại Việt Nam, dưới sự tuyên truyền của Cộng Sản những

người thân của tôi lại tiếp tục như con thiêu thân lao vào cuộc chiến “xâm lược miền Nam” và làm công cụ cho việc bành

trướng chủ nghĩa hung tàn cộng sản một cách vô điều kiện. Năm 1967, khi mà máy bay Mỹ ném bom miền Bắc. Quê tôi nằm

ngay cạnh một nhà máy xay là nơi tập trung một lượng thóc gạo khá lớn để cung ứng cho chiến trường miền Nam, nơi đây có

một cây cầu là nút giao thông quan trọng; vậy nên đã phải hứng chịu không biết bao nhiêu là bom đạn. Lúc đó tôi chưa được

sinh ra, nhưng khi lớn lên chỉ nhìn những dãy hố bom chi chít và những hầm pháo còn lại trên đồng làng; tôi cũng nhận ra được

một phần nào những đau thương trong quá khứ.


Theo bố tôi kể lại thì vào giai đoạn đó ở nông thôn miền Bắc mọi sinh hoạt của đời sống đều nằm dưới sự điều hành của hợp

tác xã (HTX). Vào năm 1967 người vợ đầu của bố tôi bị HTX điều vào khu vực máy bay Mỹ thường ném bom, để vừa lao động

sản xuất vừa phụ giúp bộ đội đắp hầm pháo và tiếp đạn. Rồi một mảnh bom đã cắt ngang cuộc đời bà ở độ tuổi 35, để lại sau

lưng 2 đứa con thơ cho chồng. Bố tôi cui cút một tay nuôi 2 con nhỏ một bà mẹ già. Vừa đau buồn bởi cảnh chia ly bất ngờ vừa

lam lũ với cảnh "đùm cơm vạt áo, đùm cháo lá khoai". Bố tôi lâm bệnh hen suyễn từ đó. Rồi tình cờ ông gặp mẹ tôi.


Mẹ tôi là một người phụ nữ cũng gặp nhiều đắng cay trong cuộc sống, bà đã 3 lần tiễn đưa người thân vào quân ngũ mà không

còn gặp lại. Hai người em trai của bà và một người chồng mới cưới. Cả 3 đều ngã xuống trong mặt trận phía Nam. Mười năm

trông ngóng tin chồng trong vô vọng. Ai cũng tin rằng chồng bà đã chết tại chiến trường; nhưng mãi vẫn không có giấy báo tử.

Họ hàng bên chồng bà khuyên bà nên đi bước nữa. Bà nấn ná mãi rồi mới quyết định khăn gói về sống chung với bố tôi. Cảnh

"rổ rá cạp lại”, tưởng rằng sẽ san sẻ gánh nặng cho nhau, nào ngờ giông bão cuộc đời lại ập xuống những mãnh đời rách nát

như họ.


Bố tôi kể lại: Ngay sau khi mẹ tôi khăn gói về sống cùng ông vào năm 1970, đêm nào cũng vậy, cứ 8 giờ tối là dân quân xã lại

khua trống tập trung lực lượng kéo tới túp lều tranh nho nhỏ mà bà và bố mẹ cùng các anh chị tôi đang sống. Dân quân trói mẹ

tôi đưa ra điếm làng xét tội vì lý do "không chung thủy với chồng là bộ đội". Có hôm thì họ lại trói bố tôi thay vì mẹ tôi. Họ đưa

ông ra điếm làng xét xử tội “cướp vợ bộ đội". Cảnh tượng kinh hoàng đó đập vào mắt bà nội và các anh chị tôi làm họ vô cùng

sợ hãi. Không phải chỉ một hai lần mà kéo dài hàng tháng. Nhưng không thế lực nào chia cắt được tình cảm của hai người.

Cũng có lúc mẹ tôi phải tạm lánh về quê ngoại. Rồi tin vui đã tới với cả gia đình. Mẹ tôi có mang tôi sau nhiều thử thách. Lúc

này mẹ tôi tiếp tục về sống chung với bố tôi. Biết bà đang mang thai nên bọn người man rợ kia cũng đỡ bớt phần nào những

hành động côn đồ ác thú. Nhưng nhà cầmquyền Cộng Sản không cấp khẩu cho mẹ tôi và không cho gia đình tôi vào HTX. Nhà

5 miệng ăn, không nguồn thu nhập, Mẹ tôi phải băng rừng vượt núi kiếm miếng ăn. Cuộc sống vất vả là vậy.


Những tưởng rằng Cộng Sản sẽ buông tha, nào ngờ năm 1974 khi anh trai tôi mới 17 tuổi, cộng sản lại bắt anh tôi làm đơn

"tình nguyện" đi bộ đội và rồi anh tôi đi mãi chẳng trở về. Khi gia đình tôi nhận được tin báo tử anh tôi; một lần nữa nước mắt bố

mẹ tôi lại lăn dài trên gò má, những giọt nước mắt khổ đau chảy trên đầu tôi thấm sâu vào trong trái tim bé bỏng của tôi, khi tôi

mới lên 4 tuổi.


Vào thời gian đó bên nhà chồng cũ của mẹ tôi cũng nhận được tờ giấy báo tử muộn màng về người chồng của mẹ tôi đã tử

trận từ năm 1968. Bao năm chắt chiu vất vả dành dụm bố mẹ tôi mua được một con bê nhỏ, lúc này nhà nước quyết định nhập

khẩu cho mẹ tôi và cho gia đình tôi vào HTX với điều kiện phải công hữu con bê cho họ.


Trải qua nhiều sóng gió, cuộc sống tuy không đầy đủ nhưng cũng đã tạm yên thân, bố mẹ tôi sinh thêm cho tôi một cô em gái.

Những tưởng rồi cuộc sống sẽ êm trôi theo năm tháng, với những gì người Cộng Sản đã tuyên truyền, nào ngờ sự thật không

hề như vậy. Với một hoàn cảnh xuất thân nhiều bất hạnh nên cuộc đời tôi dường như không lối thoát bởi những gánh nặng nợ

nần. Tôi còn nhớ vào khoảng những năm từ 1980 tới 1988, vì bố tôi bệnh tật không thể lao động được, gánh nặng gia đình

chất chồng hết trên vai mẹ tôi. Mẹ vừa lo thuốc men cho chồng vừa nuôi hai anh em chúng tôi ăn học (lúc này chị gái tôi đã lấy

chồng). Những sào ruộng nhận khoán của HTX không thể đủ ăn, Mẹ phải chạy vạy buôn bán bằng quang gánh, đi bộ tới các

cửa hàng mua dầu hỏa và muối (do các nhân viên cửa hàng bán lậu), rồi gánh bộ hàng trăm km lên các vùng cao để bán hoặc

đổi lấy sắn về nuôi chúng tôi. Cũng nhiều lần mẹ bị đại diện nhà nước thu trắng gánh hàng vì lý do buôn lậu. Đã khó lại càng khó

thêm. Hàng vụ thu hoạch lượng thóc không đủ để trả nợ lại (vì lúc đó muốn vay được 10 kg thóc thì tới mùa phải trả gấp đôi,

thậm chí gấp ba). Vì thế gia đình tôi không đủ thóc giao nạp cho HTX. Vụ này sang vụ khác, HTX tính lãi mẹ đẻ lãi con với lãi

xuất 50% /vụ; không những thế mỗi năm lại còn phải nuôi lợn nộp nghĩa vụ 50 kg lợn hơi. Người còn không có để ăn thì lấy gì

nuôi được 50 kg lợn?! Vậy nên gia đình tôi lại còn phải mắc nợ thêm khoản kg lợn hơi quy thành thóc. Cứ 1 kg lợn hơi quy

thành 10 kg thóc. Như vậy hàng năm gia đình tôi phải mắc nợ 500 kg thóc. Có lần đoàn thu sản vào xiết nợ. Họ thấy trong nhà

không có gì đáng giá, phát hiện trong chuồng có một con lợn khoảng 8 kg họ nhảy vào bắt bỏ bì và xách đi. Cả gia đình tôi chỉ

biết nhìn theo trong nước mắt.


Tôi vẫn cứ thế lớn lên theo quy luật của Đấng tạo hóa. Tháng 9 năm 1990 tôi nhập ngũ hết 2 năm 6 tháng nghĩa vụ quân sự.

Tháng 3 năm 1993 tôi trở về địa phương và kết hôn khi tuổi mới 22. Khi lập gia đình, đương nhiên tôi phải kế thừa một món nợ

khổng lồ là 10 tấn thóc. Một số lượng mà khiến tôi không khả năng thanh toán. Sau khi đã chuyển đổi mô hình quản lý ruộng đất

từ HTX sang cho Ủy Ban Nhân Dân, và giao ruộng xuống từng hộ gia đình tính theo đầu người tại thời điểm, gia đình tôi có 4

khẩu lẽ ra phải được giao 4 suất ruộng, nhưng vì còn mắc nợ cũ nên chỉ được nhận 1/2 diện tích theo tiêu chuẩn. 1/2 diện tích

còn lại phải làm dưới dạng thuê đất với đóng góp cao hơn. Vì thấy quá thiệt thòi nên gia đình cố gắng vay mượn khắp nơi với lãi

xuất 5%/tháng trả nợ 10 tấn thóc với giá 3000 đ/10 kg để được nhận ruộng bình thường.


Kể từ đó gia đình tôi không còn mắc nợ nhà nước, nhưng nợ tư nhân lại quá nhiều. Chúng tôi dốc hết sức để kéo cày trả nợ.

Vào độ tuổi 35 tôi đã mắc nhiều bệnh tật do lao động quá sức. Tôi không làm lụng được như trước, nợ nần vẫn chồng chất,

nên sinh ra rượu chè. Tôi mở một lớp học nho nhỏ phụ đạo cho mấy cháu học sinh lớp 9 trong làng để lấy tiền uống rượu.


Rồi một hôm như là định mệnh, tôi gặp một tín hữu của đạo Tin Lành; người đó tặng tôi vài cuốn sách nhỏ trong lúc tôi vẫn còn

say. Tôi cầm sách trên tay mà chẳng biết sách gì. Khi tỉnh rượu tôi mang ra đọc và thấy những gì viết trong sách như đang nhảy

múa mời gọi tôi theo Chúa Jesus. Tôi tìm tới gặp người đã tặng sách cho tôi. Từ đó tôi trở thành một tín hữu Tin Lành. Tôi từ

bỏ rượu và sốt sắng ra đi nói về Chúa cho những người xung quanh. Nhờ vậy qua tôi cả gia đình tôi và nhiều người trong vùng

đã tự nguyện đi theo Thiên Chúa.


Thình lình vào năm 2003 lực lượng nhà nước thông qua Mặt trận tổ quốc và công an ra tay đàn áp những người theo đạo Tin

Lành ở quê tôi. Họ ép buộc người dân phải viết cam kết không theo đạo, nếu ai đã theo thì nhà nước bắt viết giấy bỏ đạo, chỉ

còn lại gia đình tôi quyết giữ đức tin tới cùng. Thế là cứ mỗi ngày Chủ nhật các đầy tớ của dân lại tới canh cổng nhà tôi không

cho ai ra vào, quyết ngăn không cho tôi đi thờ phượng Chúa. Nhiều lần họ bắt tôi ra hội trường thôn để tập trung đấu tố. Họ

xuyên tạc vu cáo tôi là phản động. Những người “bạn của dân” không cho tôi quyền giải thích. Mỗi khi tôi đứng lên xin ý kiến

phản biện thì liền có những bàn tay “nhân ái” tặng cho tôi một cái vả rồi nhấn đầu tôi xuống. Cả bố mẹ và vợ con tôi cũng không

ngoại lệ. Họ liên tục bị nhà cầm quyền sách nhiễu đánh đập. Nhà nước tẩy chay hàng hóa mà vợ tôi buôn bán, cấm đoán không

cho người mua bán quan hệ với gia đình tôi.


Vào đêm 30/4 năm 2004 khi mà dân làng tập trung tham gia buổi lễ ăn mừng 29 năm cướp trọn miền Nam, lúc mọi người đang

ngất ngây trong chiến thắng, cán bộ cấp xã và công an huyện bỗng dưng đưa đề tài gia đình tôi theo đạo Tin Lành tức là theo

Mỹ làm phản động ra để kích động quần chúng. Vậy là thình lình gia đình tôi bị cắt điện và nhận hàng loạt những gạch đá ném

vào, rồi sau đó là một đoàn quân ô hợp hàng 100 người kéo vào. Họ đánh đập mọi thành viên trong gia đình, đập phá tài sản,

bẻ gãy thánh giá, tháo gỡ bảng 10 điều răn rồi đập nát, đổ phân lợn xuông giếng nước, lấy hết thiết bị điện trong nhà. Sau khi

họ bỏ đi để lại cho gia đình tôi một cảnh tan hoang với những con người đầy thương tích. Đêm đó vợ tôi phải đưa tôi đi lánh

nạn. Ngày hôm sau ở nhà: Mặt trận tổ quốc lại lập đoàn tới “hỏi thăm” rồi yêu cầu bố tôi làm cam kết bỏ đạo thì họ sẽ cho người

tới mắc lại điện và thôi không tấn công gia đình tôi nữa. Bố tôi không đồng ý nên họ uy hiếp rằng tôi sẽ bị đánh chết bất cứ khi

nào và ở đâu, còn bố mẹ tôi sẽ chết mà không có chỗ chôn, các con tôi sẽ thất học...


Mặc những lời hăm dọa của những con người thất đức. Bố tôi vẫn không chấp nhận hợp tác. Trong thời gian lánh nạn tạm thời,

tôi đã viết một lá đơn gửi tới các cấp cầm quyền từ địa phương, tới trung ương. Sau một tuần tôi mới trở về, đêm hôm đó là

đêm 7/5/2004. Vẫn như lần trước đoàn quân vô đạo lại kéo tới đánh đập tôi tơi tả, máu me đầm đìa. Tôi lại phải tạm thời lánh

nạn. Mấy ngày sau, Công an tỉnh Thanh hóa thông qua công an xã Quảng Yên, triệu tập tôi tới hội trường UBND xã để “làm

việc”. Một mình tôi ngồi giữa hàng trăm công an các cấp và nhiều ban ngành trong xã, bên ngoài cổng UB có khoảng 20 tên

đầu gấu cởi trần tay cầm gậy lăm lăm uy hiếp. Tại đây họ bắt tôi phải ký vào một biên bản thừa nhận rằng sự việc xảy ra tại gia

đình tôi chỉ là do mâu thuẫn cá nhân không liên quan tới nhà nước. Ngay lập tức tôi phản ứng lại, tay công an làm việc với tôi chỉ

tay ra phía cổng nói: Ký hay không tùy anh thôi, nhưng chúng tôi không dám bảo đảm an toàn cho anh khi ra khỏi đây! (Thú thật

rằng tôi cũng thấy sợ hãi nên tặc lưỡi ký đại cho xong). Sau khi tôi đã ký vào biên bản đó thì buổi làm việc kết thúc với một lời

đe dọa của trưởng công an xã rằng: Nếu mày không bỏ đạo thì con mày đi học chỉ cần tắm trong nước miếng của con thiên hạ

cũng đủ chết. Tôi trả lời rằng: Tùy các anh thôi, cuộc sống gia đình tôi nằm trong tay Chúa, Ngài sẽ bảo vệ chúng tôi theo cách

của Ngài.


Đúng như lời của trưởng công an xã Nguyễn Viết Đồng đã nói. Kể từ hôm đó đứa con trai lớn của tôi mới 10 tuổi đang học lớp

5, tới trường học liên tục bị bạn bè chế nhiễu, đánh đập và nhổ nước miếng vào người, vào mặt mà giáo viên vẫn làm ngơ. Tuy

vậy cháu vẫn cố gắng chịu đựng để vượt qua, vì cháu đã có chút nhận thức về hoàn cảnh thực tại của gia đình nên chấp nhận

lặng yên. Đứa con gái nhỏ của tôi mới 6 tuổi còn đang học lớp 1 cùng phải chịu cùng hoàn cảnh như anh nó. Nó tới trường học

mà khi nào về cũng khóc vì bị các bạn véo, đánh, không ai thèm chơi với nó. Vậy là nó cứ thui thủi một mình một xó. Và cũng vì

vậy mà nó trở nên một đứa trẻ tự kỷ. Cũng từ năm đó con bé không lớn thêm được chút nào. Thương các con nhưng chẳng

biết phải làm sao. Gia đình tôi cắn răng chịu đựng và phó mặc cho Thiên Chúa. Cũng có vài lần đưa con bé đi khám bệnh

nhưng do không có tiền đi tuyến trên, gia đình tôi chỉ đưa bé tới bệnh viện huyện khám qua loa và nhận được câu trả lời là cháu

vẫn bình thường. (Nào ngờ mãi tới năm 2014 thấy con đã 16 tuổi mà vẫn chỉ như đưa trẻ lên 5, tôi quyết định đưa cháu ra Hà

Nội khám lần nữa; thì than ôi tôi choáng váng khi bác sĩ cho biết rằng con bé bị liệt tuyến yên đã 10 năm nên không còn khả

năng chữa trị). Mặc dù sống giữa chông gai và gông xiềng Cộng sản nhưng tôi luôn vững tin vào Thiên Chúa. Tôi tiếp tục bước

đi giữa những gian nan và thử thách. Tôi tiếp tục đi nhiều nơi để chia sẻ niềm tin về Thiên Chúa. Không ít lần tôi bị đón đường

và bị công an Cộng Sản bắt bớ đánh đập. Rồi tôi được Chúa thương nên cho tôi cơ hội được tham gia vào các khóa học thần

học. Tôi trở thành mục sư của một hội thánh nhỏ ở quê hương Thanh Hóa. Chỉ đơn thuần vì lý do tín ngưỡng mà tôi liên tiếp bị

những người “bạn của dân” tìm mọi cách đàn áp. Rồi ngày 15/1/2011 tôi bị bắt và bị kết án 2 năm tù giam và 2 năm quản chế

theo điều 88 quái gở. (Khi kết án tôi, tay chủ tọa phiên tòa còn lớn tiếng nói rằng: Những thân nhân của tôi đã ngã xuống vì chế

độ nay sẽ rất xấu hổ vì tôi). Tuy nhiên tôi tin rằng những người thân của tôi đã đổ máu xương cho chế độ này nếu thực sự có

linh thiêng thì họ sẽ rất tự hào về tôi. Bởi tôi đã tiếp tục bước đi trên con đường tranh đấu cho một nền tụ do dân chủ thật sự.

Tôi tin chắc một điều, vong linh của những người đã ngã xuống sẽ vô cùng đau đớn khi mà những kẻ ngồi trên những chiếc

ngai được xây bằng máu xương đồng bào lại tráo trở đảo lộn trắng đen. Tôi bỏ lại phía sau lưng mình ba đứa con thơ, cùng bố

mẹ già và hội thánh thân thương cho người vợ hiền gánh vác.


Hết 2 năm tù oan nghiệt, tôi trở lại gia đình cùng với vợ con bước tiếp chặng đường đầy những chông gai nhưng tràn đầy hy

vọng. Tôi vừa phải chia tay người chị gái thân kính và người cha già mẫu mực. Họ đã vĩnh viễn ra đi về nước Chúa. Trước lúc

xuôi tay bố tôi còn gắng dặn dò tôi thêm lần nữa: Con hãy cố lên đừng bao giờ bỏ cuộc, ngày cáo chung của Cộng sản đã gần

rồi.


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2015

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.292 giây.