logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/03/2015 lúc 07:10:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc đời mỗi con người ai cũng có những lúc thăng trầm, biến đổi. Tôi cũng không ra ngoài quy luật ấy. Mỗi lần ôn lại dĩ vãng

thì đoạn đời gian khổ đã gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất vẫn là đoạn đời những năm sau 1975.
Tôi còn nhớ như in đầu tháng 4/1975, tôi và ông xã chạy từ Nha Trang về Sài Gòn. Khi vừa chạy ra tới chợ Đầm, chúng tôi bị ba

đào binh vừa phá tù thoát ra dùng súng chặn lại, lục soát và cướp đoạt tất cả tiền bạc, tư trang, quần áo chúng tôi mang theo

trong valy và cả trong người. Do đó khi về tới Sài Gòn, chúng tôi chỉ còn trên mình mỗi người một bộ đồ cũ (mặc giả dạng để

khỏi bị cướp, nhưng cũng không thoát), may là tôi đã lo gửi con trai nhỏ cho bạn dạy cùng trường đi máy bay đem về Saigon

với ngoại từ trước.
Sau đó chồng tôi lên đường đi học tập cải tạo theo diện sĩ quan chế độ cũ với lời hứa hẹn mười ngày. Hoàn cảnh tôi lúc bấy

giờ thật bi đát: tiền bạc tài sản đã bị cướp sạch, thậm chí quần áo cũng không có để mặc, phải đi xin quần áo cũ của người

quen để mặc; con trai lớn còn quá nhỏ (mới 3 tuổi) lại thêm bào thai hai tháng trong bụng; chồng thì đi học tập không biết ngày

về. Tôi, một phụ nữ chân yếu tay mềm, đơn độc, với hai bàn tay trắng lúc đó lại còn quá trẻ nhưng phải đương đầu với nhiều áp

lực từ tinh thần tới vật chất ở khắp mọi phí, từ tổ dân phố cho đến tổ công đoàn trong nhà trường. Ở đâu tôi cũng được kêu gọi

phải làm việc gấp đôi, gấp ba người khác để chồng được sớm thả về. Ôi! Cái mệnh đề “gchồng được thả về sớm”hquả là có

một sức mạnh huyền bí và mãnh liệt biết bao! Nó đã khiến tôi làm việc quần quật mà không dám nghỉ ngơi, không biết mỏi mệt.

Tôi luôn luôn phấn đấu vượt “chỉ tiêu”, chỉ với một mục đích duy nhất: được cấp giấy “gchứng nhận công tác tốt”h hầu nộp hồ

sơ bảo lãnh chồng về.
Sáng tôi đi dạy, chiều vô trường công tác đoàn thể và tham gia chăn nuôi. Lúc đó ban lao động trường Sương Nguyệt Anh có

sáng kiến “nuôi heo” vì chế độ mới luôn hô hào “lao động là vinh quang”, nên các thầy cô bị xếp lịch vô trường thay phiên chăn

nuôi heo. Tới phiên chăn nuôi heo thì phải xắn quần áo lên vô chuồng tắm rửa heo, cho heo ăn, chà rửa chuồng heo..., nhưng

vì không có “gchuyên môn”h nên heo hay bị sút chuồng chạy ra sân chơi, có khi heo còn chạy tọt vào lớp học. Vậy là phải vác

chổi chà chạy rượt theo để lùa heo về chuồng, kẻo heo chạy lạc mất thì phải đền. Thật là một hình ảnh bi thảm cười ra nước

mắt, còn đâu hình ảnh ngày nào: cô giáo với tà áo dài tha thướt, đi đứng đoan trang, dịu dàng đúng với tư cách nhà giáo.
Ngoài ra trường còn bắt đi trực đêm, nên thỉnh thoảng tới phiên trực, tôi phải dỗ con ngủ sớm, rồi gửi con cho ngoại để vô

trường ngủ trực đêm. Như vậy vẫn chưa hết, mỗi tuần 3 buổi tối tôi còn tham gia tình nguyện dạy bổ túc văn hóa cấp 3, Chủ

Nhật thì công tác theo tổ dân phố: quét đường, đi đào kinh, đắp đập...
Tôi luôn luôn phải làm việc theo khẩu hiệu thời đó: “glàm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”h. Biết bị bóc lột mà vẫn cứ lăn xả

vào làm để có giấy “gchứng nhận công tác tốt”h hầu nộp hồ sơ cho chồng được về sớm. Mỗi lần nghe đồn có địa chỉ mới để

nộp hồ sơ bảo lãnh cho chồng là chị em chúng tôi, những người vợ tù cải tạo, lại chuyền tai nhau chạy tới chầu chực, chờ đợi

nộp hồ sơ, để nghe họ hống hách, miệt thị, tra hỏi mà vẫn cứ phải nhún mình chịu lép vì chồng Thật là tội nghiệp! Lâu dần đợi

mãi, chẳng thấy kết quả gì, lúc đó chị em chúng tôi mới vỡ lẽ ra là mình đã bị lừa. Thực ra đó chỉ là “gcủ cà rốt để nhử thỏ”h.
Bây giờ đôi khi ngồi nhớ lại chuyện xưa, tôi thành thực tự khâm phục mình, không biết hồi đó sức đâu mà một người phụ nữ trẻ

gầy yếu đang mang thai như tôi lại có thể làm việc “gkhủng khiếp”h đến như vậy, mà không hề biết mỏi mệt? Có lẽ vì niềm hy

vọng nơi lá bùa “gchồng được thả về sớm”h đã tăng thêm sức mạnh bội phần cho tôi, nên tôi đã làm việc không phải với tất cả

sức mình, mà là trên cả sức mình với hy vọng chồng được thả về trước khi tôi sinh con. Tôi không muốn sinh con trong cảnh

cô đơn, tôi không muốn con tôi ra đời mà không có mặt cha! Nhưng hy vọng đó đã dần dần bị “gcạn kiệt”h, lúc này đây tôi phải

luôn luôn tự nhủ lòng: “gĐừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng”.

Thời gian đầu mỗi ngày ở trường về, thấy “thời hạn 10 ngày” qua lâu rồi, nên câu hỏi đầu tiên của tôi với con trai hay đứng đợi

mẹ trước cửa, luôn luôn là câu : “Bố về chưa con?” Cứ nuôi hy vọng rồi lại ê chề thất vọng khiến tôi chợt nhớ tới câu hát du ca

thời sinh viên, đúng là: “gHy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền”h, biết là vậy nhưng không thể bỏ “gniềm hy

vọng”h vì nó là “gliều thuốc”h cần thiết để giúp tôi tiếp tục sống còn. Những người vợ tù cải tạo liên lạc hỏi thăm tin tức nhau,

nhưng không hề thấy một tia sáng nào “gló dạng cuối đường hầm”hcho ngày về của chồng. Bế tắc quá chúng tôi bèn rủ nhau đi

xem bói nhưng tốn tiền mà cũng chẳng giúp ích được gì, chỉ toàn là những u sầu và thất vọng tràn trề. Làm gì có hình ảnh mơ

ước: “Khi đất nước tôi thanh bình... mọi người ra phố mời rao nụ cười” vì xã hội thời đó đã hoàn toàn tắt hẳn những nụ cười.

Tất cả chỉ là “gbánh vẽ”h, là “grổ danh từ”h hoa mỹ: “gĐất nước thống nhất: Hạnh phúc – Độc lập - Tự do”h nhưng Hạnh Phúc

là như thế này ư?

Cuối cùng, sau nhiều tháng chờ đợi mỏi mòn, tôi đã phải sinh con trong cô đơn âm thầm, rồi nuôi con trong thiếu thốn khó khăn

mọi bề. Những cảnh “xếp hàng cả ngày” để mua từng ký gạo tổ đầy sạn, về ăn độn với bo bo, vậy mà cũng không được ăn no.

Thịt thì mỗi tháng cấp phiếu một lần, phải xếp hàng rồng rắn để được mua những miếng thịt ôi và bạc nhạc, hoặc những con cá

ươn, nhưng cũng quý lắm, đem về cắt nhỏ, kho mặn để dành riêng cho con ăn “nhín nhín” kẻo hết. Bên cạnh những nỗi khổ vật

chất còn là những nỗi khổ tinh thần. Không phải chỉ là sự hù dọa, o ép bắt đi kinh tế mới của tổ dân phố mà còn là sự chèn ép,

đối xử bất công của tổ công đoàn nhà trường, vì lỡ mang cái nhãn hiệu “gvợ tù cải tạo”h. Bên cạnh đó là những nỗi cô đơn về

tinh thần, sự bơ vơ khi phải một mình bươn chải, chống chèo để nuôi 2 con thơ, nuôi chồng bị tù cải tạo trong một “xã hội mới”

với quá nhiều biến đổi lọc lừa. Không phải ai cũng có sự hỗ trợ nâng đỡ từ gia đình chồng hay những người chung quanh.

Nhiều đêm sau một ngày dài vật lộn với cuộc sống mệt nhoài, khuya về ru con thơ đau ốm, khóc quấy mà nước mắt người mẹ

trẻ lặng lẽ tuôn trào: “gBạn buồn còn chốn thở than. Tôi buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya.”h

Hình ảnh ngọn nhang tàn lụi dần trong đêm khuya là hình ảnh cô đơn, chịu đựng trong câm lặng của biết bao người vợ tù cải

tạo thời đó. Đôi khi gian khổ, cô đơn “gbóp nghẹt”h trái tim khiến tôi cảm thấy không thở nổi và rất cần một “gbờ vai”h để nương

tựa, cho đỡ mỏi mệt, cho dễ thở một chút. Vậy mà những lần tập trung đi chấm thi hay đến nhà thương, có ai đó muốn đưa

“gbờ vai”h để tôi nương tựa, tôi lại phải từ chối và chỉ vào ngón tay đeo nhẫn của mình để xác nhận: “gTôi là gái đang có

chồng”h, nhưng họ vẫn không tin (có lẽ do thấy tôi còn quá trẻ). Tôi phải chạy kiếm bạn dạy cùng trường tới làm chứng là tôi nói

thiệt, để rồi sau đó bạn ái ngại nhìn tôi khẽ nói:
- Thiệt tình chưa thấy ai như bạn, bạn còn quá trẻ và cuộc đời cũng khổ quá nhiều rồi, sao không “gbuông thả”h một chút cho

lòng dễ chịu, sao cứ “ggiữ chặt”h lòng minh chi cho kỹ quá, để khổ dữ vậy?
Tôi biết bạn thương tôi nên nói vậy, nhưng tôi có cảm tưởng trái tim tôi đã bị bỏ vào trong một cái hộp vô hình và khóa lại. Tôi

không thể nào làm khác hơn.

Mỗi ngày khi mặt trời sắp ló dạng, tôi lại phải nuốt vào lòng sự cô đơn buồn tủi, để còn tỉnh táo tiếp tục vật lộn với cuộc sống,

xông xáo mưu sinh lo cho 2 con, cho chồng. Ngoài giờ đến trường, tôi phải chạy từ góc phố này sang xó chợ kia để may ra

kiếm thêm được chút gì lo cho chồng, cho con được tốt hơn .Đôi khi còn bị công an rượt đuổi, bị đánh lừa, mất trắng tay đành

lủi thủi ra về. Rồi ngậm ngùi nhớ lại mà xót xa thương thân.
Ôi! Không giấy bút nào có thể lột tả hết được những gian truân của người vợ tù cải tạo thời đó. Tôi đã từng lăn lộn trong chốn

bụi đời ô trọc đó, nên biết được nhiều hoàn cảnh đáng thương, thấy phận mình đã quá cực, nhưng nhìn lại thấy nhiều người

còn khổ hơn. Từ đó tôi bỗng tự hỏi: không biết giữa người đi tù cải tạo và người vợ ở lại, ai khổ hơn ai? Ai sầu hơn ai?
Thời gian mang tính chất tâm lý, nên không có gì khổ bằng sự chờ đợi mòn mỏi trong vô vọng. Chờ đợi mà không biết chờ đợi

tới bao giờ? Chẳng thà họ đem ra xét xử rồi kêu án 5,10 năm gì đó, đằng này cứ thấp thỏm lo âu, hy vọng rồi lại... thất vọng.

Nỗi buồn chồng chất nỗi sầu khiến người phụ nữ héo mòn, sầu úa. Nỗi sầu muộn đã gặm mòn tuổi thanh xuân của biết bao

người vợ trẻ! Những lần đi gửi quà, đi thăm nuôi, có dịp gặp gỡ tâm sự với các chị đồng cảnh, mới càng thấy thấm thía hơn tâm

tình chung thủy của đa số phụ nữ Việt Nam. Chồng càng gian lao tù tội, càng thương xót, càng chung thủy, mặc dù trước đó có

thể chàng cũng từng trăng hoa hay đèo bồng. Đó là tâm trạng “gthà chàng phụ thiếp, chứ thiếp không phụ chàng”h của hầu hết

phụ nữ Việt Nam. Vì chồng, chúng tôi chấp nhận hy sinh và làm tất cả những gì có thể làm được. Tôi nhớ có lần đã tới “Hội trí

thức yêu nước” thành phố Saigon, để nhờ họ can thiệp cho chồng về sớm, họ khuyên tôi nên đi kinh tế mới thì mới có hy vọng.

Vậy là tôi đã lần mò đi lên tận khu kinh tế mới Củ Chi xem đất, với ý định chấp nhận gian khổ này để cứu chồng ra khỏi cảnh tù

tội, bởi tôi muốn”hđồng cam cộng khổ”h với chồng trong lúc gian nan, “gđói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”h. Nhưng khi về

nhà, ba tôi biết chuyện đã can ngăn vì con còn quá nhỏ làm sao có thể chịu đựng “gkinh tế mới”h cho được? Nghĩ lại vì thương

con thơ nên tôi tạm dẹp ý định này.
Sau một thời gian dài “gbiệt vô âm tín”h họ bắt đầu cho gửi quà. Chúng tôi hết sức vui mừng đón nhận tin này, nhưng việc đi

gửi quà cho người tù cải tạo cũng đã nói lên biết bao tấm lòng của những người vợ. Chúng tôi phải bươn chải ngược xuôi trong

một xã hội đầy khó khăn và xáo trộn để chắt bóp từ đồng xu bỏ ống để dành, phải nhịn ăn, nhịn mặc, gói ghém đầu nọ, đầu kia

để có tiền mua quà cho chồng, thành thử gói quà tuy nhẹ vài ký, nhưng tình nghĩa thì nặng đến nghìn cân. Ngày đầu tiên họ cho

phép gửi quà chúng tôi phải thức dậy từ 2, 3 giờ sáng ra xếp hàng trước bưu điện, để 8 giờ sáng khi bưu điện bắt đầu mở cửa

làm việc là có thể vào gửi ngay. Ai cũng nóng ruột muốn được gửi sớm để chồng nhận được quà sớm nên lo đến sớm, xếp

hàng dài lê thê “grồng rắn”h trong cảnh nửa đêm về sáng đầy lạnh giá. Hơn nữa lo gửi sớm cho chắc ăn, lỡ sau này họ bỗng

thay đổi ý kiến không cho gửi nữa thì sao? Làm sao tin được, họ là kẻ đang nắm quyền, tráo trở nói sao cũng được, như vụ

“hứa đi học tập 10 ngày và 1 tháng” là một bằng chứng rõ ràng nhất.
Sau này họ bắt đầu cho đi thăm nuôi, mỗi lần nhận được giấy báo cho thăm nuôi là tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì được đi thăm

chồng, ít ra cũng được thấy chồng bằng xương, bằng thịt vẫn còn bình an, để yên dạ một chút (dù là chỉ có 15 phút). Còn lo là

vì tiền đâu ra để vừa mua quà, vừa trang trải tất cả mọi chi phí cho chuyến đi? Vậy là tôi bắt đầu phải lo bươn chải nhiều hơn để

kiếm tiền, rồi “gbóp hầu, bóp họng”h không phải chỉ mẹ mà cả con nữa, chi tiêu phải dè sẻn, tằn tiện tới độ “gvắt cổ chày ra

nước”h. Áo mặc không phải chỉ sờn vai, mà rách vá bạc màu nguyên cả lưng nữa nhưng vẫn không dám thay. Vậy mà khi đi

mua quà thăm nuôi chồng thì lại rất hào phóng cái gì cũng muốn mua, vì cứ nghĩ “gtội nghiệp trong tù thiếu thốn đủ thứ, mà biết

đến bao giờ chúng mới cho thăm nuôi lần nữa?”h Nên cứ cố mang nhiều chừng nào tốt chừng nấy, dù phải đi vay nợ bạn bè

để mua thêm quà cũng không sao. Do đó những bao quà chuẩn bị đi thăm nuôi cứ to dần và nặng thêm theo tấm lòng yêu

chồng trong cảnh tù tội. Lòng yêu chồng đã khiến chị em chúng tôi trở thành những “glực sĩ điền kinh”h sẵn sàng khuân vác,

đeo mang những bao quà thật to trên những tấm thân gầy yếu, vì phải thắt lưng buộc bụng triền miên. Chưa hết tôi lại còn phải

“gtha con”h đi cho bố biết mặt con, hay cho bố đỡ nhớ con. Phương tiện giao thông thời đó vô cùng khó khăn, dù phải tốn

nhiều tiền, phải chen chúc xếp hàng mua vé trước. Tới ngày đi, lại phải chịu cảnh chen lấn xô đẩy nhau lên tàu lửa, rồi còn phải

lôi, khuân vác hành lý to nặng, rồi thêm phải “gtha con thơ”h theo. Đã vậy phải đổi xe nhiều chuyến: xe lửa, xe kéo rồi ngủ qua

đêm ở chợ. Tối đến vào chợ đi tìm những sạp thịt heo bỏ trống, trải tấm báo cho đỡ dơ, lấy hết áo che cho con thơ, bao bọc

con cho khỏi bị muỗi cắn, kẻo bị bịnh vì con còn nhỏ quá, muỗi cắn mẹ thì không sao, làm ơn đừng cắn con thơ! Nhìn con trăn

trở khó ngủ, mẹ phải ngồi dậy kiếm quạt, quạt cho con mát, ru con ngủ mà nỗi niềm cay đắng trào dâng.
Hai hàng nước mắt tự nhiên ứa ra vì thương con còn nhỏ mà “gsao tội quá phải chịu nhiều gian khổ để đi thăm bố”h. May là ba

tôi thương con gái, nên đi theo đỡ đần khiêng phụ đồ nặng, rồi lo giùm cho thằng lớn. Nhìn ông ngoại ôm cháu nằm co quắp ở

sạp bên kia sao thấy thương quá đỗi là thương! Tôi phải thức trắng đêm để trông cho con ngủ và canh chừng đồ đi thăm nuôi

kẻo mất. Hình như bóng đêm luôn luôn đồng lõa với nỗi buồn, nhìn cảnh “gcha con, ông cháu”h dắt díu nhau lên đây “gngủ

đường, ngủ chợ”h, lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi buồn không kềm chế được, nghe sao xót xa thương đất nước mình chìm

trong dâu bể, thế hệ mình sao chịu quá nhiều đắng cay, hết chiến tranh chết chóc tang thương, mất mát. Bây giờ “ghòa bình”h

rồi thì lại chia lìa với bao vất vả, u sầu, cô đơn cho những người vợ trẻ.
Sáng sớm hôm sau phải lo dậy sớm kiếm thuê xe lam đi vào rừng... rồi mới tới được chỗ thăm nuôi. Trăm ngàn gian khó, vất vả

là thế mà khi vào trại thăm nuôi, tôi đưa con cho bố bồng, để biết mặt con, thì con khóc òa lên, cương quyết lắc đầu không

chịu:
- Không phải bố, bố con ở nhà.
Thế có chết không? Vì ở nhà, khi con lẫm chẫm bắt đầu biết đi, biết nói, cứ luôn miệng hỏi:
- Mẹ ơi! Bố đâu? Bố đâu?
Tôi phải chọn tấm hình đẹp nhất của bố đưa cho con xem và nói:
- Đây là bố con, nhớ chưa?
Bé rất thích tấm hình nên cứ hay hỏi bố hoài để có dịp lấy hình ra xem, tôi bèn bọc plastic tấm hình đó và đưa bé giữ luôn. Bé

cất tấm hình đó ở ngăn kéo trong phòng, đợi ai tới chơi hỏi thăm về bố là chạy vào phòng lấy ra đem khoe.
Sau này bố được thả về bất ngờ do nhu cầu y tế của Saigon đang thiếu trầm trọng, nên sở Y tế thành phố đã can thiệp để tất cả

các y, nha, dược sĩ được trở về để đi làm ngay. Tối đó, tôi đang ngược xuôi tìm mua thêm mấy thứ thuốc cần thiết để ngày mai

đi thăm nuôi sớm. Khi về gần đến nhà, tôi hoảng hốt lo sợ, không biết chuyện gì đã xảy ra ở nhà mình, vì thấy người bu đông

nghẹt từ trong ra ngoài? Tôi chen vào được trong nhà mới sửng sốt khi thấy chồng bằng xương bằng thịt đang ngồi ở phòng

khách trả lời các câu hỏi của bà con lối xóm vây quanh hỏi thăm tin tức của “gngười về từ trại cải tạo”h. Tôi lại được hàng xóm

kể lại chuyện bé không chịu nhận bố. Khi mọi người đẩy cháu đến mừng bố mới về, cháu không chịu cứ đứng xa xa nhìn rồi

nói:
- Không phải bố con, bố con ở trong phòng
Rồi chạy vào phòng lấy tấm hình bố ra khoe với mọi người :
- Đây mới là bố con nè!.
Sau đó phải mất vài tháng, cháu mới quen dần và chịu nhận bố. Hiện nay trong gia đình cháu là người duy nhất nối nghiệp bố và

cũng từng phục vụ trong quân đội Mỹ một thời gian dài.
Thực ra khi nhắc tới thời kỳ gian khổ của cá nhân, trong thời gian chồng đi tù cải tạo, tôi chỉ muốn nhắc lại một đoạn đời đáng

ghi nhớ của mình. Vì nếu so với những gian khổ của các chị có chồng đi cải tạo cả chục năm, hoặc lâu hơn nữa, rồi còn phải đi

thăm nuôi chồng tận ngoài Bắc, thì gian khổ của tôi nào có thấm thía vào đâu. Nhưng dù sao tôi vẫn thấy tấm lòng ân nghĩa luôn

luôn là vô giá và cần phải được trân trọng. Nó không thể đong, đo, đếm bằng bất cứ đơn vị nào, dù là thời gian dài, ngắn hoặc

mức độ gian khổ ra sao. Vì tôi vẫn thường quan niệm:
“gƠn ai, một chút chớ quên.
Sầu ai một chút để bên cạnh lòng”h.

Sở dĩ tôi nhắc đến điều này, vì bây giờ nhìn quanh tôi thấy nhiều ông sau khi được ra tù rồi được qua Mỹ, thì bao nhiêu hy sinh

nhọc nhằn của vợ ngày xưa “gbỗng chốc hóa hư không”h. Nhớ tới còn chưa có, nói chi tới việc đền đáp. Do đó nhiều chị em

phụ nữ đã phải ngao ngán than thầm.
Vì không phải chị em chỉ chịu đựng những khó khăn, gian khổ khi các ông đang tù cải tạo, mà còn nhiều nghiệt ngã, đắng cay

hơn ở thời kỳ hậu cải tạo. Các ông trở về với những tâm trạng tràn đầy bất mãn: hận người, hận đời. Nhất là khi sang Mỹ mà lại

không thành công như ý trong sự nghiệp, thì bao nhiêu “guất ức ngút trời”h đều trút lên đầu người bạn đời của mình. Hãy nghe

tâm sự của một phụ nữ qua một bài báo: “Hình như mỗi mảnh đời phụ nữ là một bi kịch, một bất hạnh lớn, họ tất bật ngược

xuôi với cuộc sống chạy vạy từng miếng cơm, manh áo cho con, lo cho chồng những ngày tháng sau cuộc đổi đời tháng 4/75

bi thảm. Họ nhịn miếng ăn, mặc tấm áo vá để nhường phần ăn cho con được đầy đủ hơn, để chắt chiu nuôi chồng trong các trại

cải tạo.Vết thương của họ không phải là vết thương ngoài da, mà là những vết cắt sâu lút đến tận tâm khảm. Khi chồng từ trại

cải tạo về bất mãn, mặc cảm, hoạnh họe, khi con cái lớn lên vô ơn, bạc nghĩa, đặc biệt là những gia đình HO khi sang Mỹ thì vết

thương lòng của họ lại càng trầm trọng hơn, không bút mực nào có thể kể xiết, nhưng nhìn bên ngoài không ai hay biết.” Đúng

vậy “gnhìn bên ngoài không ai hay biết”h vì phụ nữ Việt Nam vốn chịu đựng giỏi và chính sự chịu đựng này đã làm nên sức

mạnh của họ:
“gLan Huệ sầu ai, Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo, ngoài tươi”h
Ngoài ra có một số ông khi sang Mỹ thất bại trong sự nghiệp thì chuyển sang “khẳng định giá trị” mình bằng cách giải trí với

“danh sách các người tình” (qua những hẹn hò trên internet). Cách nào thì cuối cùng người phụ nữ vẫn là nạn nhân đáng

thương:
Và như thế, nhiều chị em lại âm thầm “gvì tương lai các con”h nơi xứ người, muốn giữ một gia đình ổn định cho các con khỏi bị

sốc, lại phải “gngậm đắng nuốt cay”h chịu đựng tiếp. Họ cố gắng năng động nơi xứ người, không quản ngại làm tất cả mọi việc

có thể làm được (từ phụ bếp, tới bồi bàn, giữ trẻ...) để có tiền lo cho gia đình. Bên cạnh đó, họ vừa đi làm vừa đi học lại (vì đó

là cách tốt nhất để hội nhập và tiến thân nơi xứ người) với bao nhiêu gian khổ khó khăn nhưng vẫn kiên nhẫn quyết tâm vượt

qua.Vậy mà không hề nhận được bất cứ sự hỗ trợ tinh thần nào từ chồng dù là nhỏ bé, ngoài sự “bắt khoan, bắt nhặt” triền

miên do sĩ diện hão. Hãy nghe nhà văn Lệ Hằng diễn tả mạnh mẽ, táo bạo thẳng thừng vấn nạn này như sau:
“gKinh hoàng nhất là các ông ra đường bị mặc cảm thua bại, về nhà càng gầm gừ vợ con dữ dằn hơn. Họ đay nghiến, không

muốn các bà tỏ ra năng động, càng không muốn vợ tháo vát, lanh lợi hay thành công hơn mình. Họ bắt lỗi bắt phải vợ suốt ngày,

suốt đêm. Tỉ lệ đổ vỡ gia đình thường thuận chiều với những người đàn ông kém cỏi, không thành công. Không phải vì đàn bà

ham danh hám lợi đâu. Số người này rất ít, phụ nữ khi đã lập gia đình, đa số coi trọng hạnh phúc hơn mọi giống của cải phù du

ngoài đường.”h
Hoặc diễn tả dịu dàng nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng tràn đầy cay đắng như nhà văn Bùi Bích Hà viết trong thư tâm tình của một

người vợ:
“gSuốt chặng đường gian lao này, em luôn kề cận chia sẻ cùng anh vì đã là vợ chồng chúng ta có cùng chung một số phận.

Thế nhưng chính cái cảm giác bị bỏ rơi, bất lực trước cuộc đời đã dày vò anh, làm anh mất lòng tự tin, trở nên đa nghi và cay

đắng. Đôi lúc em thử chuyện trò với anh để giúp anh giải tỏa các mặc cảm dồn nén làm khổ anh, thì anh quát nạt cho là em

muốn dạy khôn. Nhiều lúc em nín nhịn, anh lại nghĩ là em lên mặt kẻ cả, coi thường anh. Anh ơi hận người hay hận đời có làm

cho đời sống chúng ta tốt hơn không? Cáu kỉnh, dằn vặt, nghi ngờ có làm cho anh hạnh phúc hay không?”h
Trên đây là thực trạng của một số gia đình Việt Nam ở xứ người, là hậu quả dư âm sâu xa của 30/4 xưa. Nó là nỗi đau âm thầm

nhưng dai dẳng trong lòng một số chị em phụ nữ Việt Nam, tuy sống ở nước ngoài nhưng lòng vẫn tha thiết yêu cái đẹp của

đời sống gia đình và luôn mơ ước một hình ảnh gia đình dễ thương mà Phạm Duy đã từng vẽ lên qua một bản tâm ca:
“Ngồi gần, ngồi thật lâu.
Cho đến khi hai ngọn đầu.
Thành một người trong nhau nguyện cầu.”
Nhưng tiếc rằng đôi khi mơ ước vẫn chỉ là ước mơ thôi! Xin chân thành gửi đến các chị em, những người vợ tù cải tạo, những

người đôi lúc nhìn lại đã cảm thấy: “gÔi thôi đời ta phung phí trong cơn buồn phiền”h một ước nguyện nhỏ bé:
“gXin như là giọt nắng
Thắp trong đôi mắt buồn
Sáng lên niềm hy vọng
Sau tháng ngày đau thương” (TTT)

Phượng Vũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.493 giây.