“Việc tôi bày tỏ tư tưởng, quyền tự do ngôn luận và thể hiện quan điểm của tôi trên mạng xã hội cũng đã bị gây sách nhiễu rất
nhiều về nơi tôi tạm trú, nơi tôi làm việc và mới nhất là lên làm việc với bên phòng Bảo vệ chính trị công an Tp. Đà Nẵng. Rõ
ràng hành động trên đã thúc giục bản thân tôi phải lên tiếng, phải đấu tranh, phải cỗ vũ cho tình trạng nhân quyền Việt Nam
được cải thiện... Tôi nghĩ mình sẵn sàng tiếp nhận những thử thách sẽ tới, và đó sẽ là những bằng chứng cụ thể nhất cho tình
trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.” - Dương Đại Triều Lâm
"...Quyền tự do ngôn luận và thể hiện quan điểm của tôi trên mạng xã hội cũng đã bị gây sách nhiễu rất nhiều về nơi tôi tạm trú,
nơi tôi làm việc. Rõ ràng hành động trên đã thúc giục bản thân tôi phải lên tiếng, phải đấu tranh, phải cỗ vũ cho tình trạng nhân
quyền Việt Nam."
Tính từ thời điểm cuộc chiến 2 miền Nam Bắc kết thúc vào ngày 30/4/1975, đây là lần đầu tiên sau gần 40 năm toàn cõi Việt
Nam nằm dưới sự lãnh đạo toàn trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS Việt Nam ), các hội đoàn và cá nhân hoạt động dân sự
trong nước ra lời kêu gọi ký tên vào bức thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các Cơ chế Nhân quyền Quốc
tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và mở chiến dịch Vận Động Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015 cho Việt
Nam gọi tắt là “Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015”. Đặc biệt, chiến dịch đã thu hút khá nhiều bạn
trẻ trong nước quan tâm vấn đề Nhân quyền Việt Nam đã tham gia ký tên và ủng hộ.
Nội dung của chiến dịch và lý do tham gia ủng hộ
Lời mở đầu của Bức thư ngỏ là nêu lên những vấn đề nổi bật về hiện tình đất nước Việt Nam đang phải đối diện trước nguy cơ
hiểm nghèo nhất, đe dọa đến sự tồn vong của Dân tộc - đó là viễn cảnh Việt Nam bị thống trị toàn diện bởi Bắc Kinh và trở
thành một vùng tự trị, một tỉnh chư hầu của Trung Cộng trong tương lai. Tình trạng đen tối này xảy ra khi người dân không có tự
do, nhân quyền. Đất nước không có dân chủ khiến người dân không thể chọn lựa những người lãnh đạo xứng đáng theo đúng
nguyện vọng của đại đa số người dân. Do đó, Tự do - Dân chủ - Nhân quyền là điều kiện tiên quyết để người dân và Chính phủ
Việt Nam trở thành một khối, tạo nên sức mạnh đoàn kết nhằm quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng, mọi thứ người dân Việt
Nam cần phải có như trên dường như bị tước đoạt, mọi tiếng nói phản biện đối lập với chính sách Nhà nước đều đối diện với
nguy cơ bị Điều 79, 88, 258 quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành bịt miệng, còng tay, bỏ tù hoặc chí ít là bị sách
nhiễu và gây khó khăn từ phía cơ quan an ninh Việt Nam.
Một trong những người đầu tiên ký vào thư ngỏ là bạn trẻ Dương Đại Triều Lâm hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng chia sẻ với tôi
về lý do anh tham gia ký tên ủng hộ chiến dịch:
“Bản thân tôi trước đây đã từng bị các cơ quan chức năng có những hành xử vi phạm các quyền cơ bản của tôi. Như sự việc
tôi bị công an phường Phú Mỹ, Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp câu lưu không lý do khoảng 10 giờ đồng hồ khi tôi đến tham dự
phiên tòa công khai xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng và hai cộng sự. Hay việc tôi bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu tại cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất mà không có câu trả lời thỏa đáng từ cơ quan an ninh hay nhận được bất kỳ văn bản có tính pháp
lý nào. Cuối cùng thì việc tôi bày tỏ tư tưởng, quyền tự do ngôn luận và thể hiện quan điểm của tôi trên mạng xã hội cũng đã bị
gây sách nhiễu rất nhiều về nơi tôi tạm trú, nơi tôi làm việc và mới nhất là lên làm việc với bên phòng Bảo vệ chính trị công an
Tp. Đà Nẵng. Rõ ràng hành động trên đã thúc giục bản thân tôi phải lên tiếng, phải đấu tranh, phải cỗ vũ cho tình trạng nhân
quyền Việt Nam được cải thiện”.
Trên trường quốc tế, Việt Nam tham gia rất nhiều các định chế quốc tế, ký kết những hiệp ước quốc tế trong đó có những hiệp
ước quy định về quyền con người một cách phổ quát như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quyền dân sự và chính trị... Tuy
nhiên nhà nước Việt Nam đã có những việc làm trái ngược như không tôn trọng những quyền căn bản của người dân, họ đưa
ra những điều luật mơ hồ đi ngược lại với những quyền căn bản như Điều 258, Điều 79, Điều 88,... quy định trong bộ luật hình
sự Việt Nam để bắt giam, sách nhiễu những người cất tiếng nói một cách ôn hòa gây tâm lý thôi thúc người dân quan tâm đến
chiến dịch tranh đấu nhân quyền 2015 tham gia ký tên ủng hộ như trường hợp của bạn trẻ Nguyễn Công Thủ từ An Giang cho
tôi hay “Tôi cảm thấy tự hào về việc tham gia ký tên để vận động nhân quyền 2015. Theo tôi nghĩ chiến dịch vận động có nhiều
lý do nhưng đại khái như là về sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước Việt Nam và cũng như họ bật đèn xanh cho những côn đồ
trấn áp, sách nhiễu và thặm chí là đánh đập phải nằm viện đối với những người bất đồng chứng kiến hay là những nhà bảo vệ
nhân quyền,đã nhiều vụ công an đánh chết dân tại đồn đó là lý do tôi tham gia ký tên để vận động nhân quyền cho Việt Nam
năm 2015.”
“Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015” được chia làm 4 bước thực hiện. Bước 1 là kêu gọi mọi
người cùng ký vào"Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các Cơ chế Nhân quyền Quốc Tế về tình trạng vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam và chiến dịch Vận Động Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015 cho Việt Nam". Mục tiêu nhắm
đến là 100.000 chữ ký. Bước 2, từ 100.000 chữ ký tương ứng với 100.000 người ủng hộ chiến dịch sẽ có những hình thức
tranh đấu cho tự do - dân chủ - nhân quyền khác nhau, phù hợp với mình. Bước 3, chiến dịch kêu gọi quốc tế quan tâm đến
việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam là những điều kiện tiên quyết trong bang giao chính trị và các hợp tác kinh
tế với Việt Nam. Bước 4, Ngày cao điểm của Chiến dịch Tranh đấu cho Tự do - Dân chủ - Nhân quyền 2015 là ngày Quốc Tế
Nhân Quyền 10/12/2015. Là ngày mà người Việt yêu tự do trên toàn thế giới sẽ cùng nhau xuống đường trong chiếc áo trắng
để tranh đấu cho tự do của Việt Nam
Dự đoán thành công, thất bại và khó khăn khi tham gia chiến dịch
Nói đến vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam thì trong nhiều năm gần đây đã có rất nhiều tổ chức, hội đoàn hay đại diện các ban
ngành ngoại giao quốc tế đặc biệt quan tâm. Đây là một thuận lợi cho những hội đoàn, cá nhân hoạt động vì Nhân quyền Việt
Nam ở trong nước mỗi khi có đàn áp, bắt bớ hay biến động sinh hoạt gì đều có thể dễ dàng tìm đến gửi thỉnh nguyện thư kêu
gọi quốc tế quan tâm giúp đỡ. Một câu trả lời chung là tổ chức Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc được các cá nhân, đoàn
thể chọn gửi thỉnh nguyện thư nhiều nhất. “Đã nhiều năm và nhất là từ khoảng năm 2006 đến nay người dân trong nước đã hiểu
rõ về sự độc tài cai trị, áp bức dã man của nhà cầm quyền. Tuy nhiên vì nỗi lo sợ bị sách nhiễu, giam cầm... mà nhiều người
vẫn chưa dám cất lên tiếng nói. Để người dân vơi dần nỗi sợ ấy thì cần phải có một chỗ dựa vững chãi. Trong bối cảnh hiện
nay chỗ dựa ấy không đâu khác hơn là Liên Hiệp Quốc, là những định chế quốc tế, là những quốc gia tự do dân chủ có bang
giao với VN trên mọi lãnh vực. Vì vậy cuộc vận động kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến Tự do - Dân chủ - Nhân quyền
Việt Nam lúc này là hết sức cần thiết để làm chỗ dựa cho những người dấn thân cất tiếng nói, đấu tranh trong nước. Mặt khác
cũng là đòn bẩy cho các định chế quốc tế, chính phủ các quốc gia bang giao với Việt Nam gây áp lực với nhà cầm quyền cộng
sản Việt Nam” đây là lời chia sẻ của anh Long Quân hiện cư ngụ tại miền Nam Việt Nam. Cũng theo anh Long Quân năm nay
đánh dấu 40 năm người dân Việt Nam bị bóp nghẹt các quyền căn bản của con người và 20 năm bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Hoa Kỳ vì vậy chiến dịch vận động quốc tế cho Tự do - Dân chủ - Nhân quyền được phát động nhằm đánh động
cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về những vấn nạn đang tồn tại ở Việt Nam là điều cần thiết và hợp lý nhất. Quyền ký tên ủng
hộ chương trình này hay bất cứ chương trình nào khác là quyền được Liên Hiệp Quốc nêu rõ tại điều 19 Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền và điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Lẽ dĩ nhiên chiến dịch nào cũng có sự thành công,
thất bại hay gặp phải khó khăn nhất định nào đó giống như các chiến dịch tranh đấu Nhân quyền từ trước giờ đều bị chính
quyền cộng sản Việt Nam gây khó khăn nhất định đối với những người tham gia ký tên ủng hộ. Anh Long Quân chia sẻ tiếp
“Nếu có bất kỳ sự nhũng nhiễu nào thì một lần nữa chứng minh răng nhà cầm quyền đã vi phạm vào công ước quốc tế mà
cộng sản Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982”. Đồng quan điểm với anh Long Quân là bạn Nguyễn Công Thủ cũng cho rằng;
“Tôi không biết kết quả nó sẽ thành công và thỏa mãn như mong muốn hay không? Nhưng ý nghĩa chiến dịch này nó sẽ gây
sức ép cho chính quyền cộng sản Việt Nam trước các quốc gia có nhân quyền, dân chủ trên thế giới về mặt trao đổi kinh tế
hoặc văn hóa. Nếu như chiến dịch được kết quả thành công thì những dân oan đòi lại đất đai từ mấy chục năm qua sẽ được
quyền lấy lại tài sản thực sự cuả mình, những công nhân đang bị bóc lọt sức lao động sẽ được cái tiền mà họ thực lãnh với
công sức của họ đã bỏ ra. Còn đối với phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam sẽ thực hiện được các quyền như quyền hội
họp, lập hội, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do biểu tình ôn hòa nơi công cộng sẽ được thực hiện để biểu hiện cái tình thần
yêu nước mà không còn bị đàn áp, sách nhiễu, tù tội nữa. Và cái chủ yếu nhất là được bầu cử tự do và lên án những hành vi
bóc lọt, tham nhũng của những quan chức lãnh đạo Nhà nước mà không bị bắt đi tù”. Khi được hỏi anh có e sợ gì khi tham gia
ký tên ủng hộ chiến dịch sẽ bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây khó khăn, sách nhiễu hay không? Anh Thủ nói không e sợ gì
cả: “Tôi biết là khi tôi ký tên vào chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam thì chắc chắc chính quyền quyền cộng sản Việt
Nam sẽ gây sức ép cho tôi và sách nhiễu gia đình cũng có thể là khi tôi đang đi trên đường họ cho người đánh tôi và thậm chí
bắt tôi bỏ tù vài 3,4 hay 10 năm gí đó. Nhưng tôi không sợ với những điều đó vì tôi không có tội gì và tôi cũng là một người dân
của Việt Nam tôi có quyền tuyên dương cái gì đúng và tôi có quyền lên án những việc sai trái mà chính quyền cộng sản Việt
Nam gây ra”. Không chỉ mình anh Thủ dự liệu được những ngày sắp tới của mình sau khi ký tên ủng hộ chiến dịch mà nhiều
bạn trẻ khác cũng với tinh thần sẵn sàng chấp nhận đương đầu và chấp nhận khó khăn nếu chính quyền cộng sản Việt Nam
đem lại.
Bạn Dương Đại Triều Lâm tham gia ký tên (số 52), ủng hộ chiến dịch Nhân quyền 2015
Riêng với chiến dịch là lời kêu gọi mọi người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, mọi thành phần xã hội, bất kể nghề
nghiệp, tuổi tác và vị trí địa lý hễ là người Việt Nam quan tâm đến vấn đề Nhân quyền Việt Nam cùng nhau tham gia việc ký tên
ủng hộ mà không có bất kỳ điều kiện nào. Bởi lẽ đòi hỏi tự do cho bản thân là một việc làm chính đáng, nhất khi Việt Nam đã
tham gia vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tham gia vào sân chơi quốc tế, cam kết đảm bảo các giá trị chung về tự
do, dân chủ.
Để kết thúc bài viết, xin lấy lời chỉa sẻ của anh Dương Đại Triều Lâm: “Tôi nghĩ mình sẵn sàng tiếp nhận những thử thách sẽ
tới, và đó sẽ là những bằng chứng cụ thể nhất cho tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam”.
Theo Facebook Khúc Thừa Sơn
______________________
* Để ký tên tham gia, ủng chiến dịch “Tranh đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015 cho Việt Nam” thì mọi người có thể
tham gia bằng cách vào gởi Email hoặc vào trang Web: nhanquyen2015.net
Địa chỉ email liên lạc:
HRforVN2015@gmail.comĐịa chỉ trang ký tên vào thư ngỏ gửi HĐNQLHQ: nhanquyen2015.net
http://ethongluan.org/in...-nam-2015-ti-ng-noi-tu-i-tr-khuc-th-a-son&catid=66:binh-lu-n-th-i-s