logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/03/2015 lúc 08:09:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh được chụp tại trại tị nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái

Hàng nghìn người đã chia sẻ trên mạng ảnh em nhỏ Syria giơ tay lên ở tư thế đầu hàng - nhưng câu chuyên từ bức ảnh này là gì?

Những chia sẻ ảnh bị xúc động bởi sự sợ hãi trong đôi mắt của đứa trẻ, khi em như đang nhìn chằm chằm vào nòng súng.

Tất nhiên những gì em đang nhìn vào không phải là một khẩu súng, mà là một chiếc máy ảnh, và khoảnh khắc này khiến chúng ta thấy được cảm giác đó.

Nhưng ai là người đã chụp ảnh và câu chuyện đằng sau tấm hình này là gì, BBC Trending đã tìm tới nhiếp ảnh gia chụp tấm này - Osman Sağırlı - và hỏi anh về bối cảnh ảnh được chụp ra sao.

Ảnh này bắt đầu được lan truyền từ thứ Ba tuần trước, khi nó được tweet bởi Nadia Abu Shaban, một phóng viên ảnh tác nghiệp tại Gaza.

Sau đó bức hình đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội. "Tôi thực sự đã khóc", "Buồn không sao tả được", một số người bình luận. Ảnh gốc đã được tweet lại hơn 11.000 lần.

Vào ngày thứ Sáu hình ảnh được chia sẻ trên Reddit, và mang lại cảm xúc lớn với hơn 5.000 người thích và 1.600 bình luận.

Cáo buộc cho rằng bức ảnh là giả mạo, hoặc dàn dựng, ngay sau đó được bàn luận trên cả hai mạng xã hội. Nhiều người trên Twitter hỏi ai đã chụp ảnh này, và lý do tại sao đăng ảnh lên mà không ghi rõ.

Trẻ em phản ánh những cảm xúc với sự ngây thơ của chúngOsman Sağırlı, Phóng viên ảnh Thổ Nhĩ Kỳ
Abu Shaban khẳng định cô không đưa ảnh lên, nhưng không thể giải thích là ai đã đưa lên.

Trên Imgur, một trang web chia sẻ hình ảnh, một người lục tìm các bức ảnh trên báo và nói rằng đây là ảnh thật, nhưng được chụp "vào khoảng năm 2012", và rằng đứa trẻ là một cậu bé.

Bài viết cũng ghi tên một phóng viên ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ, Osman Sağırlı, là người đã chụp ảnh này.

BBC Trending liên lạc và nói chuyện với Sağırlı - hiện đang làm việc tại Tanzania - để xác nhận nguồn gốc của ảnh này. Em nhỏ này thực ra không phải là bé trai mà là một bé gái bốn tuổi, tên là Hudea.

Ảnh được chụp tại trại tỵ nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái và bé Hudea từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến trại này qua chặng đường khoảng 10 km với mẹ và hai chị. Trại này cách quê nhà của gia đình Hudea ở Hama khoảng 150 km.

"Tôi đã sử dụng một ống kính têlê, và bé nghĩ rằng đây là vũ khí," Sağırlı nói. "Tôi nhận ra rằng bé rất sợ hãi khi tôi chụp bởi thấy bé cắn môi và giơ tay lên đầu. Thông thường trẻ em bỏ chạy, che mặt hay mỉm cười khi nhìn thấy máy ảnh.

Sağırlı nói rằng ông thấy hình ảnh của trẻ em trong các trại tị nạn có sức lột tả đặc biệt.

“Chúng ta biết là người dân mất nhà và chạy nạn phải tới trú tại các trại tị nạn. Tôi thấy rằng xem những gì họ đã phải chịu đựng không phải thông qua người lớn mà là qua con trẻ thì hay hơn. Trẻ em phản ánh những cảm xúc với sự ngây thơ của chúng."

Ảnh được công bố lần đầu trên báo Türkiye vào tháng Một năm nay, nơi Sağırlı đã làm việc trong suốt 25 năm, đưa tin chiến tranh và thiên tai ở nước ngoài.

Bức ảnh được chia sẻ rộng rãi bởi người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trên mạng xã hội vào thời điểm đó. Nhưng phải mất một vài tháng nó mới được lan truyền trong thế giới nói tiếng Anh.

Độc giả và người sử dụng mạng ở Phương Tây cuối cùng cũng đã biết đến tấm hình trong tuần qua.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.038 giây.