Tuyên Ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Khối 8406Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006Web:
http://khoi8406vn.blogspot.com/Email:
vanphong8406@gmail.comTuyên Ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006của 118 Chiến sĩ Dân chủ Hoà bình (CSDCHB)
(tuyên bố ngày 08-04-2006)Kính gửi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng:
I. Thực trạng của Việt Nam 1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Độc lập Dân tộc và Khoảng trống quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền từ ngày 9-3-1945 và quân Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh ngày 15-8-1945).
Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản Việt Nam tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là: bạo lực và khủng bố trấn áp!
2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945). Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của Dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên. 3- Đến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác–Lênin” . Và trong Điều Lệ, phần Mục Đích và Tôn Chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn: “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng…”. Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.
II. Qui luật phổ biến toàn cầu 1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam. . . theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. ” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi!
2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá, biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử toàn Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước! Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.
3- Chúng ta đều hiểu rằng: không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người hay một nhóm người nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn thay! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954–2006), Đảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào! Bởi lẽ các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam. Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công dân trước vận mệnh Đất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước:
III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh 1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.
Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây :
- Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình” . Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.
- Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 25 : “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình” . Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.
- Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, được Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 7 và 8 : “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình… (với) quyền đình công…” . Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.
- Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền đạo”. Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.
2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả.
3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.
Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích cực của Đồng bào trong ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế. Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này, góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh, đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.
Đồng tuyên bố tại Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 20061. Bác sĩ Nguyễn Xuân An, Thừa Thiên-Huế
2. Giáo viên Đặng Hoài Anh, Thừa Thiên-Huế
3. Giáo viên Đặng Văn Anh, Thừa Thiên-Huế
4. Bác sĩ Lê Hoài Anh, Nha Trang
5. Giáo sư Nguyễn Kim Anh, Thừa Thiên-Huế
6. Giáo sư Nguyễn Ngọc Anh, Đà Nẵng
7. Nhân viên Trịnh Cảnh, Vũng Tàu
8. Linh mục F.X. Lê Văn Cao, Thừa Thiên-Huế
9. Giáo viên Lê Cẩn, Thừa Thiên-Huế
10. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn, Thừa Thiên-Huế
11. Giáo viên Trần Thị Minh Cầm, Thừa Thiên-Huế
12. Linh mục G. Nguyễn Văn Chánh, Thừa Thiên-Huế
13. Giáo viên Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ
14. Giáo sư Hoàng Minh Chính, Hà Nội
15. Giáo viên Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi
16. Thạc sĩ Đặng Quốc Cường, Thừa Thiên-Huế
17. Nhân viên Nguyễn Đắc Cường, Phan Thiết
18. Doanh nhân Hồ Ngọc Diệp, Đà Nẵng
19. Giáo viên Trần Doãn, Quảng Ngãi
20. Công dân Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn
21. Giáo viên Hồ Anh Dũng, Thừa Thiên-Huế
22. Giáo sư Trương Quang Dũng, Thừa Thiên-Huế
23. Bác sĩ Hà Xuân Dương, Thừa Thiên-Huế
24. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội
25. Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hà Nội
26. Kế toán Trần Văn Đón, Phan Thiết
27. Bác sĩ Hồ Đông, Vĩnh Long
28. Linh mục Pr Nguyễn Hữu Giải, Thừa Thiên-Huế
29. Doanh nhân Trần Văn Ha, Đà Nẵng
30. Giáo viên Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ
31. Bác sĩ Lê Thị Ngân Hà, Thừa Thiên-Huế
32. Giáo viên Lê Nguyễn Xuân Hà, Thừa Thiên-Huế
33. Công dân Vũ Thuý Hà, Hà Nội
34. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
35. Giáo viên Trần Thạch Hải, Hải Phòng
36. Kế toán Trần Việt Hải, Vũng Tàu
37. Kỹ sư Đoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu
38. Doanh nhân Nguyễn Thị Hạnh, Đà Nẵng
39. Giáo viên Phan Thị Minh Hạnh, Thừa Thiên-Huế
40. Giáo sư Đặng Minh Hảo, Thừa Thiên-Huế
41. Nhân viên Trần Hảo, Vũng Tàu
42. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn
43. Giáo viên Lê Lệ Hằng, Thừa Thiên-Huế
44. Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hiểu, Bắc Ninh
45. Y tá Chế Minh Hoàng, Nha Trang
46. Giáo viên Văn Đình Hoàng, Thừa Thiên-Huế
47. Giáo viên Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn
48. Giáo sư Nguyễn Minh Hùng, Thừa Thiên-Huế
49. Linh mục Gk Nguyễn Văn Hùng, Thừa Thiên-Huế
50. Giáo viên Phan Ngọc Huy, Thừa Thiên-Huế
51. Giáo viên Lê Thị Thanh Huyền, Thừa Thiên-Huế
52. Giáo viên Đỗ Thị Minh Hương, Thừa Thiên-Huế
53. Thạc sĩ Mai Thu Hương, Hải Phòng
54. Y tá Trần Thu Hương, Đà Nẵng
55. Phó Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kế, Thừa Thiên-Huế
56. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
57. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh, Thừa Thiên-Huế
58. Giáo viên Nguyễn Đăng Khoa, Thừa Thiên-Huế
59. Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội
60. Nhân viên Bùi Lăng, Phan Thiết
61. Giáo viên Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn
62. Hội trưởng PGHHTT Lê Quang Liêm, SGN
63. Bác sĩ Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn
64. Linh mục G. B. Nguyễn Cao Lộc, Thừa Thiên-Huế
65. Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Bắc Ninh
66. Giáo viên Ma Văn Lựu, Hải Phòng
67. Giáo viên Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng
68. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Thừa Thiên-Huế
69. Giáo viên Cái Thị Mai, Hải Phòng
70. Giáo viên Cao Thị Xuân Mai, Thừa Thiên-Huế
71. Giáo viên Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn
72. Nhân viên Hà Văn Mầu, Cần Thơ
73. Giáo viên Phan Văn Mậu, Thừa Thiên-Huế
74. Nhân viên Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ
75. Giáo viên Ma Văn Minh, Thừa Thiên-Huế
76. Giáo viên Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn
77. Bác sĩ Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, Đà Nẵng
79. Công dân Bùi Kim Ngân, Hà Nội
79. Thạc sĩ Đặng Hoài Ngân, Thừa Thiên-Huế
80. Linh mục G. B. Lê Văn Nghiêm, Thừa Thiên-Huế
81. Mục sư HTTL Ngô Hoài Nở, Sài Gòn
82. Giáo viên Lê Hồng Phúc, Hải Phòng
83. Linh mục Đa Minh Phan Phước, Thừa Thiên-Huế
84. Kỹ sư Võ Lâm Phước, Sài Gòn
85. Linh mục Giuse Cái Hồng Phượng, Thừa Thiên-Huế
86. Mục sư HTTL Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn
87. Kỹ sư Tạ Minh Quân, Cần Thơ
88. Linh mục Augustinô Hồ Văn Quý, Thừa Thiên-Huế
89. Linh mục Giuse Trần Văn Quý, Bùi Chu
90. Bác sĩ Võ Văn Quyền, Vĩnh Long
91. Bác sĩ Trần Thị Sen, Nha Trang
92. Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc, Vĩnh Long
93. Kỹ sư Hoàng Sơn, Hải Phòng
94. Linh mục Phaolô Ngô Thanh Sơn, Thừa Thiên-Huế
95. Giáo sư Nguyễn Anh Tài, Đà Nẵng
96. Kỹ sư Đỗ Hồng Tâm, Hải Phòng
97. Bác sĩ Tạ Minh Tâm, Cần Thơ
98. Giáo sư Nguyễn Thành Tâm, Thừa Thiên-Huế
99. Mục sư HTTL Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn
100. Giáo viên Nguyễn Bình Thành, Thừa Thiên-Huế
101. Giáo viên Văn Bá Thành, Thừa Thiên-Huế
102. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ, Đồng Tháp
103. Thạc sĩ Trần Mạnh Thu, Hải Phòng
104. Giáo sư Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn
105. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội
106. Cựu Sĩ quan Trần Dũng Tiến, Hà Nội
107. Linh mục Têphanô Chân Tín, Sài Gòn
108. Giáo viên Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội
109. Nhân viên Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết
110. Giáo viên Chế Thị Hồng Trinh, Thừa Thiên-Huế
111. Bác sĩ Nguyễn Anh Tú, Đà Nẵng
112. Bác sĩ Đoàn Minh Tuấn, Sài Gòn
113. Giáo viên Lê Trí Tuệ, Hải Phòng
114. Y tá Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang
115. Giáo viên Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi
116. Giáo viên Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ
117. Thạc sĩ Hồ Ngọc Vĩnh, Đà Nẵng
118. Kỹ sư Lâm Đình Vĩnh, Sài Gòn
Cương Lĩnh Khối 8406(Kỷ niệm 6 tháng Tuyên Ngôn 8406 - 8.10.2006)1. Tên gọi : Khối 8406 là một tập hợp những Công dân Việt Nam (VN) trong và ngoài Nước, kể cả những người Nước khác, gióng lên tiếng nói lương tri muốn đấu tranh để xây dựng một Nước VN có đủ các yếu tố :
- tôn trọng sự thật, lẽ phải, luật công bằng, tính công khai minh bạch,
- sống với nhau bằng tình thương, lòng nhân ái,
- Đất nước được hoà bình tự do, dân chủ ; quyền tự quyết của người Dân được bảo vệ.
Khối 8406 được khởi sự hình thành dựa trên Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 do 118 Công dân quốc nội VN cùng đồng thanh công bố ngày 8-4-2006. Tên gọi Khối 8406 là cách gọi tắt phát sinh từ ngày tháng năm này.
2- Mục đích & Phương pháp :2.1. Dùng lời nói ôn hòa, qua các phương tiện thông tin đại chúng để cùng đồng bào VN trong - ngoài Nước và công luận Quốc tế nhận thức thật chuẩn xác lịch sử trung thực của VN gần 100 năm qua, thực trạng của VN hôm nay và dự phóng tương lai gần cho VN từ 2-10-20 năm tới.
2.2. Thúc đẩy liên kết các Tổ chức và các cá nhân - kể cả những người Nước ngoài- cùng chung mục đích, tạo thành một Liên Minh Dân Tộc. Liên minh này hoàn toàn chỉ sử dụng các phương cách bất bạo động để áp lực buộc Đảng & Nhà cầm quyền CSVN từ bỏ mưu toan và thực hiện việc độc quyền lãnh đạo đã gây ra quá nhiều tác hại cho Tổ quốc VN suốt hơn 75 năm qua (1930 – 2006).
2.3. Cổ vũ các Chính đảng Dân chủ phi cộng sản sớm xuất hiện và hoạt động công khai tại Việt Nam.
2.4. Xúc tiến soạn thảo một Hiến pháp tạm thời và thúc đẩy việc tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý để Dân tộc Việt Nam được quyền tự quyết, tự lựa chọn thể chế chính trị thích hợp nhất cho mình. Hỗ trợ các Tổ chức, Đoàn thể và các Chính đảng Dân chủ phi cộng sản tổ chức thành công cuộc Bầu cử Quốc hội đa đảng đúng nghĩa dân chủ thực sự đầu tiên để Quốc hội khoá I này biểu quyết một Hiến Pháp Mới làm nền tảng pháp lý vững bền cho Đất nước.
2.5. Hỗ trợ các Chính đảng Dân chủ phi cộng sản tham gia vào Quốc hội đa đảng theo mô hình quản lí và xây dựng Đất nước của các Quốc gia thành tựu nhất trên thế giới, nhưng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.
2.6. Sau khi đạt được mục đích ở số 2.5 trên, Khối 8406 đã hoàn thành nhiệm vụ trước lịch sử và Dân tộc thì sẽ tự giải thể, nhường việc quản lý và lãnh đạo Đất nước cho các Chính đảng Dân chủ thu phục được đa số lòng Dân, thông qua lá phiếu bầu cử.
3- Nền tảng : Khối 8406 hoạt động căn cứ trên :3.1. Ba Văn kiện nền tảng của Khối 8406 :
3.1.1. Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006.
3.1.2. 10 điều kiện bầu cử Quốc hội ngày 20-6-2006.
3.1.3. Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam ngày 22-8-2006.
3.2. Các Tuyên ngôn và Công ước Quốc Tế về Nhân quyền và Dân quyền của Liên Hiệp Quốc.
3.3. Ngoài ra, còn dựa trên các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo ; truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp và bền vững của Dân tộc Việt Nam ; sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế yêu chuộng Tự do, Dân chủ dành cho phong trào đấu tranh trong Nước đòi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và Dân quyền.
4- Thành phần : Khối 8406 mời gọi mọi người Thiện chí yêu chuộng Lẽ phải, Hòa bình, Tự do, Công bằng, Nhân ái, Dân chủ trên toàn cầu, không phân biệt quốc tịch, tham gia bằng các hình thức :
4.1. Đăng ký ghi tên từng cá nhân trở thành Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình (CSDCHB - Peaceful Domocratic Fighters - PDF) của Khối, qua Điện thư, Điện thoại, Thư tín, các Thành viên khác, Trực tiếp ghi tên với Văn phòng của Khối, lập Danh sách chung và gửi về Văn phòng Khối hoặc trao cho bất cứ một Thành viên nào của Khối. Việc ghi tên kèm theo các chi tiết của cá nhân : năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, điện thoại, email,… là hoàn toàn do mỗi cá nhân tự nguyện. Nếu ghi tên bằng biệt danh, bút hiệu do chính cá nhân ấy quyết định cũng đầy đủ giá trị.
4.2. Những Đồng bào quốc nội và hải ngoại tham gia ủng hộ Khối 8406 bằng tinh thần và vật chất gọi là các ủng hộ viên (Supporters) qua việc ghi tên tập thể một Tổ chức, Hội đoàn hoặc qua các cuộc biểu tình.
4.3. Người nước ngoài tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, ủng hộ mục tiêu đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đều có thể trở thành thành viên danh dự của Khối 8406. Các Chính khách Quốc tế bảo trợ cho Khối là những Nhà Bảo trợ (Sponsors).
4.4. Các thành viên của Khối 8406 có quyền thành lập hay gia nhập các Tổ chức, Đảng phái chính trị khác có lý tưởng, mục tiêu, phương pháp đấu tranh không trái với lý tưởng, mục tiêu, phương pháp đấu tranh của Khối 8406 đã được nêu ở mục 3 trên đây.
5- Tổ chức & Hoạt động :5.1. Ngày 8-4-2006, 118 CSDCHB đầu tiên cùng đồng thuận công bố Bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 tạo nên Nhóm 118. Chỉ vài ngày sau, Nhóm 118 đã trở thành Khối 8406. Thành phần này gồm Quốc nội & Hải ngoại có trách nhiệm & quyền lợi hoàn toàn như nhau. Ban Đại Diện cả 2 thành phần sống tại quốc nội, viết tắt là BDD Khối 8406.
5.2. Đại hội các đại biểu toàn quốc của Khối 8406 có thẩm quyền cao nhất, quyết định các vấn đề về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chính sách, cơ cấu tổ chức, quan hệ đối nội và đối ngoại của Khối. Đại hội lần I sẽ bầu ra BĐD cấp quốc gia chính thức của Khối 8406. Giữa 2 kỳ Đại hội, BĐD sẽ quyết định các vấn đề trên. Khối 8406 nỗ lực thành lập các BĐD miền, các tỉnh, thành phố ở trong và ngoài Nước.
5.3. Khi chưa tổ chức được Đại hội, BĐD lâm thời cấp quốc gia của Khối 8406 sẽ quyết định các vấn đề nêu trên. BĐD lâm thời Khối 8406 sẽ làm việc cho đến khi có đủ điều kiện thuận lợi về an ninh để tổ chức Đại hội Toàn Khối lần thứ I.
5.4. Những văn kiện của Khối 8406 phải được tất cả các thành viên của BĐD Khối 8406 cùng ký tên, sau khi đã tham khảo kiến của càng nhiều thành viên đại diện khác của Khối 8406. Các văn kiện này phải được soạn thảo trên cơ sở tôn trọng tinh thần và nội dung của 3 Văn bản nền tảng của Khối 8406 đã nêu ở mục 3 trên đây.
6. Quyền Và Trách Nhiệm Của Các CSDCHB Khối 8406 :6.1. Các CSDCHB của Khối 8406 có trách nhiệm đoàn kết, hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trong công cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam theo tinh thần 3 Văn bản nền tảng của Khối 8406.
6.2. BĐD của Khối không quản lý về tài chánh chung cho toàn Khối. Mỗi CSDCHB của Khối 8406 hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính. Các CSDCHB của Khối gặp khó khăn về tài chính khi tranh đấu dành tự do, dân chủ và nhân quyền cho Đất nước đúng theo tinh thần của 3 Văn bản nền tảng của Khối sẽ được các CSDCHB khác của Khối giúp đỡ bằng mọi cách chính đáng.
6.3. CSDCHB của Khối 8406 bị Nhà cầm quyền CSVN khủng bố, đàn áp,… vì lý do tranh đấu giành tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đúng như 3 Văn bản nền tảng của Khối sẽ được toàn Khối 8406 đấu tranh yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của CSDCHB đó. Đồng thời, vận động Chính phủ các Nước, các Cá nhân và Tổ chức Quốc tế để yêu cầu Nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho CSDCHB đó, khi họ bị bắt giữ.
6.4. Mọi CSDCHB Khối 8406 hưởng ứng, tôn trọng, ủng hộ và thực hiện các Quyết định và Lời kêu gọi của Ban đại diện Khối 8406.
7. Thành quả & Thành phần Khối 8406 đến ngày 08-10-2006 :7.1. Không kể hàng mấy chục Văn thư trao đổi quan hệ Quốc tế & các Tổ chức quốc nội khác, Khối 8406 đã hình thành được 3 Văn kiện nền tảng của Khối :
- Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006.
- 10 điều kiện bầu cử Quốc hội ngày 20-6-2006.
- Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam ngày 22-8-2006.
7.2. - Ngày 15.4.2006 : Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận do các CSDCHB của Khối biên tập đã phát hành bằng báo in ngay tại Việt Nam số ra mắt đầu tiên. Đến nay đã ra được 12 số, mỗi số phát hành ngay trong quốc nội 3.000 bản, không kể các hình thức sao chụp khác.
- Ngày 23.5.2006 : Khối 8406 phát động Cao trào Tẩy chay Bầu cử QH độc đảng 2007.
- Ngày 15.8.2006 : Đặc san Tự Do Dân Chủ do các CSDCHB của Khối chủ biên dự kiến ra mắt số đầu tiên. Bị đàn áp rất thô bạo. Đúng ngày 02.9.2006, Đặc san này đã ra mắt số đầu tiên. Đến nay đã được 2 số.
- Ngày 08.9.2006 : Đảng Thăng Tiến Việt Nam phát sinh từ Khối 8406, tuyên bố tự thành lập và xuất hiện hoạt động công khai, dựa trên Cương Lĩnh của Đảng & 3 Văn kiện nền tảng của Khối 8406 ; sau đó kêu gọi thành lập Liên minh Liên Đảng để trực diện đấu tranh lành mạnh với ĐCSVN. Đến nay, sau 01 tháng, ĐTTVN đã được khoảng 600 đảng viên quốc nội và đã có 12 Văn phòng ĐTTVN hải ngoại tại 8 Nước trên thế giới không kể VP Trung ương tại quốc nội.
- Ngày 10.9.2006 : Khối 8406 kêu gọi & ủng hộ một Liên Minh Dân Tộc Dân chủ và đã được GHPGVNTN, Cao trào Nhân bản và GHPGHHTT nhiệt liệt hưởng ứng.
- Ngày 15.9.2006 : Đặc san Tổ Quốc, tuy đa số các CSDCHB chủ biên không phải là của Khối 8406, nhưng cũng nằm trong Tiến trình DC hoá VN, ra mắt số 01. Đến nay đã ra 2 số.
7.3. Dịp kỷ niệm 6 tháng Tuyên Ngôn 8406, Khối 8406 gồm 1.951 CSDCHB & 420 gia đình quốc nội & 20 ngàn Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm & 483 gia đình nông dân Nam Bộ & 3.000 Tín hữu Tin Lành Tây Nguyên & 3.872 CSDCHB & 9 Đại diện CĐNVTD hải ngoại (3.881 CSDCHB) & 140 Chính khách Quốc tế bảo trợ Tuyên ngôn 8406, chưa kể hơn mấy chục ngàn CSDCHB ủng hộ trên các trang Web & ghi tên trong các cuộc biểu tình mà Khối 8406 chưa thể thống kê.
Đại diện lâm thời Khối 8406
(gồm hàng vạn Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình quốc nội & hải ngoại):
Đỗ Nam Hải, Kỹ sư, Sài Gòn.
Trần Anh Kim, Cựu Sĩ quan, Thái Bình.
Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo, Huế. Sửa bởi người viết 15/06/2012 lúc 10:41:39(UTC)
| Lý do: Chưa rõ