Tài khoản Twitter của Burger King đã bị các tin tặc tấn công, đăng lên một tin nhắn có nội dung chuỗi cửa hàng Burger King đã bị bán cho đối thủ là McDonalds vì sản phẩm Whopper của Burger King đã thất bại. Hoa Kỳ loan báo sách lược mới chống lại “sự gia tăng đáng kể” của các vụ tin tặc và gián điệp trên mạng.
Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder trình bày một số điểm trong sách lược tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư ở Washington, nói rằng các vụ này là một đe dọa cho kinh tế và an ninh của nước Mỹ.
Theo ông, chiến dịch phản công này rất năng động, có sự hợp tác liên ngành và liên tiểu bang để truy tầm và khởi tố những ai tham gia các vụ đánh cắp và gián điệp trên mạng. Các công ty tư nhân cũng được mời tham gia chiến dịch này:
“Chỉ cần mất một bí mật thương mại cũng đủ làm thiệt hại hàng triệu hoặc hàng tỉ đôla. Công ty bị mất cắp buộc phải sa thải nhân viên, đóng cửa nhà máy, mất khách, mất lợi nhuận, mất sức cạnh tranh, thậm chí phải đóng cửa.”
Sách lược mới cũng quy định những khoản tiền phạt, các biện pháp trừng phạt thương mại nhắm váo cá nhân hoặc quốc gia đã đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Các nhà làm luật Mỹ ước tính năm ngoái các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã thiệt hại hơn 300 tỉ đôla do các vụ đánh cắp bí mật thương mại, phần lớn được thực hiện bởi các gián điệp trên mạng của Trung Quốc.
Sách lược được đưa ra một ngày sau khi Mandiant, một công ty an ninh mạng của Mỹ công bố phúc trình nói rằng từ nhiều năm qua, một đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc đã tấn công các giàn máy tính của các công ty Mỹ.
Phúc trình của Mandiant nói rằng từ năm 2006, đơn vị này đã tiến hành gần 150 vụ tấn công các công ty Mỹ thuộc nhiều ngành khác nhau.
Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác phúc trình của Mandiant, gọi phúc trình này “không được dựa trên sự kiện: và “thiếu bằng chứng kỹ thuật.”
Source: VOA