Học sinh tại một trường học của quân đội Trung Quốc ở Bắc Xuyên. AFP
Trong dòng thời sự quốc tế đa dạng, nhật báo Le Figaro ngày 01/04/2015 đã nhìn sang Trung Quốc, nhưng trên bình diện giáo dục, với một bức hình ảnh và tựa trang nhất : « Khi tuổi trẻ Trung Quốc trở lại ‘chính đạo’ của Mao.
Tờ báo nêu lại các chủ trương đối với thanh thiếu niên để các em giữ vũng tư tưởng, ý thức hệ, như việc quân đội Trung Quốc mở 150 trường học, nhận các em từ 6 tuổi, giáo dục tư tưởng, để nâng uy tín, đánh bóng lại đảng và duy trì ảnh hưởng của đảng ở Đại học.
Ngoài ra các sinh viên vừa tốt nghiệp được huy động về nông thôn lao động ở các nông trại ‘kiểu mẫu’, không khác gì thời Mao.
Đặc phái viên của Le Figaro đã đi đến một trường học ở Đường Sơn, ở cửa phất phới một lá cờ thật to, trên tường là khẩu hiệu : « Phải phát huy tinh thần Hồng Quân ở mọi nơi ».
Tác giả bài báo còn mô tả lại cảnh các em bị đánh thức từ 6g30 sáng bằng tiếng kèn, dọn dẹp ngay giường chiếu, xếp chăn mền với cách thức mà đàn anh trong quân đội hướng dẫn.
Trường học kiểu này – gần 150 trường – là do các gia đình ‘quý tộc cộng sản’ tài trợ. Đề án hình thành từ năm 2007 ở nhiều tỉnh thành Trung Quốc. Le Figaro nhận thấy trường học là trọng tâm của đảng Cộng sản Trung Quốc để lấy lại uy tín và duy trì ảnh hưởng lâu dài.
Hiệu trưởng trường ở Đường Sơn, giải thích với tác giả bài báo một cách tự hào : ‘Sẽ không tránh khỏi một số học sinh của chúng tôi sẽ trở nên những nhà tỷ phú. Mỗi người đều tìm thành công, phú quý trong thế giới này, nhưng ít ra ở đây, học sinh học được sự tương trợ lẫn nhau và các em sẽ chia sẻ sự giàu có tìm được ».
Tác giả bài viết cho là những người còn hoài bão, đang hy vọng thuyết phục thanh niên Trung Quốc mà phần đông đêu có những mơ ước, cung cách sống trái ngược với họ ở thời đại toàn cầu hóa này. Nhưng dẫu sao thì họ cũng là hy vọng cuối của đảng để lấy lại uy tín.
Theo RFI