logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/04/2015 lúc 06:52:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các tổ chức chính trị hải ngoại trong hơn 30 năm qua (phần 1)

UserPostedImage
Giáo sư Trần Trọng Đạt đọc diễn văn khai mạc Đại hội Đại Việt Quốc dân Đảng (hệ phái Phạm Đăng Cảnh) lần 7, Little Saigon, 2012

Sau khi Sài gòn sụp đổ vào ngày 30/4/1975, một cộng đồng người Việt tị nạn nhanh chóng hình thành tại hải ngoại. Tại quê hương mới người Việt đã thành lập nhiều tổ chức chính trị nhằm về Việt nam. Các hoạt động này được nhìn nhận ra sao và hiện tại nó như thế nào?

Một hoạt động liên tục
Hoạt động đảng phái chính trị của người Việt tại hải ngoại với mục đích hướng về quê hương Việt nam thực sự bắt đầu ngay sau khi Sài gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng tư năm 1975. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân, một đảng chính trị lớn của người Việt tại hải ngoại nhớ lại:

“Nếu tôi nhớ không lầm thì tổ chức Người Việt tự do của các anh chị em sinh viên bên Nhật đã hình thành ngay những ngày đầu tháng Năm năm 1975. Sau đó chúng ta biết là có những đảng phái của người Việt có quá trình hoạt động lâu năm bắt đầu hoạt động tại hải ngoại sau khi làn sóng người Việt tị nạn bắt đầu định cư tại hải ngoại. Trong những năm cuối thập niên 70 chúng ta thấy có sự hoạt động của những tổ chức như là Việt nam quốc dân đảng, của Đại Việt, của Liên minh dân chủ Việt nam, đó là chưa kể những tổ chức mới thành lập như Lực lượng dân quân Việt Nam, Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc,… Nói tóm lại cái điều tôi cho rằng nổi bật nhất là những hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam của những đảng phái tại hải ngoại có thể nói là liên tục từ ngày 30/5/1975 kéo dài đến ngày hôm nay là 40 năm.”

Và trong những năm đầu tiên này tại hải ngoại, các đảng phái chú trọng việc đưa những hoạt động vũ trang vào trong nước. Tất cả những hoạt động đó đã thất bại. Nhìn lại thời kỳ đó ông Đỗ Hoàng Điềm cho rằng hình thức đấu tranh vũ trang lúc ấy không chỉ riêng của người Việt, mà là rất nhiều dân tộc khác nhằm lật đổ chế độ cộng sản cai trị đất nước họ như là ở Lào, Afghanistan. Riêng đối với trường hợp Việt nam thì ông Điềm cho rằng:
“Chúng ta khoan bàn về ước vọng thống nhất của người Việt, mà chỉ bàn về mặt công pháp quốc tế, về mặt lý, thì chúng ta có thể thông cảm phần nào với những người trong quân đội Việt nam cộng hòa, cái việc mà họ vì bổn phận đối với đất nước của một người lính cầm súng bảo vệ đất nước, mặt dù cuộc chiến đối với quốc tế là đã tàn, thì những người ý thức được bổn phận của mình thì cái việc họ tiếp tục cầm súng chiến đấu lúc đó, ta có thể thông cảm được rằng đó là một hành động tự vệ.”

Bên cạnh khó khăn lớn nhất là sức mạnh của nhà nước cộng sản Việt nam, các đảng phái chính trị của người Việt tại hải ngoại còn gặp những khó khăn khác trong mấy chục năm qua.

Những khó khăn và thất bại

Ông Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston ở Hoa kỳ, từng tham gia hoạt động vũ trang lật đổ chế độ cộng sản tại Việt nam nói rằng các đảng phái chính trị cũng có nhiều hiềm khích với nhau dẫn tới việc không có được một sức mạnh thống nhất để hoạt động.

Ông Nguyễn Chính Kết, một nhà hoạt động tại hải ngoại hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ, có nhận xét về sự chia rẽ của các tổ chức chính trị của người Việt như sau:

“Dường như người Việt mình không biết có phải là do cái nền văn hóa mà chúng ta tiếp nhận hay không mà cái tính đố kỵ, coi cái tôi của mình quá lớn, v.v… nó tạo ra một sự chia rẽ trong cộng đồng rất là nhiều, nhất là khi có sự đánh phá của cộng sản Việt nam thì họ cứ tung lên những tin này tin kia, và khi mà họ tung những cái tin như vậy thì nhiều nhà đấu tranh ở hải ngoại này lại tin theo, mà những ngồn tin đó rất là có hại.”

Có khi những hiềm khích cũng nảy sinh từ sự khác nhau về cách thức hoạt động. Ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập tổ chức chính trị mang tên Tập hợp dân chủ đa nguyên tại Pháp vào năm 1979 nói là tổ chức của ông nhận được nhiều chỉ trích vì chủ trương hoạt động bất bạo động trong giai đoạn đó, dù khi mới được thành lập chủ trương đó được khá nhiều người hoan nghênh:

“Về sau có những người đả kích, họ cho rằng chúng tôi là những người không tưởng. Cũng có những người họ nóng vội, cho chúng tôi là những người thõa hiệp với cộng sản, đi đêm với cộng sản, bắt tay với cộng sản, và cũng có những người trách chúng tôi là có một thái độ nhu nhược trước cộng sản.”

Ông Hoàng Duy Hùng người từng bị nhà cầm quyền Việt nam bỏ tù 16 tháng sau khi xâm nhập Việt nam bị thất bại nói rằng hoạt động của các đảng phái chính trị trong thời gian qua không tạo được sức mạnh bên trong Việt nam.

“Khi chúng ta đấu tranh mà lại nhiều về vấn đề ngôn từ ở ngoài nước này hơn là cái sức mạnh ở quốc nội, thì chúng ta không thực sự có tiếng nói trong lòng dân chúng ở quốc nội.”

Ông Hùng đề nghị là hoạt động chính trị hướng về Việt nam cần có một đường hướng mới. Ông nói:

“Tôi thấy đa số những người Việt tị nạn là những người yêu nước và chống cộng, nhưng mà họ dễ bị nhầm lẫn giữa chuyện tranh đấu cho tự do dân chủ, và chuyện gọi là không ưa thích chế độ cộng sản. Vì không ưa thích chế độ cộng sản là một chuyện, còn tranh đấu cho tự do dân chủ lại là một chuyện khác. Khi tranh đấu thì phải biết tiến biết lùi, biết cái phận vụ của mình trong một cái phạm vi nào đó. Cho nên cái tâm tư của người Việt hải ngoại là họ rất yêu nước, nhưng còn bế tắc chưa tìm ra được một con đường. Cho nên chúng ta thấy rằng chúng ta đấu tranh đến giờ phút này đã 30 năm cũng chưa đạt được điều mà chúng ta mong muốn thì chúng ta nên đặt lại câu hỏi là chúng ta có nên thay đổi sách lược và chiến thuật hay chưa?”

Thực sự là bối cảnh chính trị và kinh tế ở Việt nam và quốc tế đã thay đổi rất nhiều trong 40 năm qua, từ việc khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, cho đến việc mở của kinh tế của Việt nam và bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Trong bối cảnh đó hoạt động của các tổ chức chính trị hải ngoại hướng về Việt nam sẽ như thế nào? Và họ sẽ gặp những trở ngại gì? Đó là nội dung của phần tiếp theo trong loạt bài này.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 02/04/2015 lúc 07:01:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các tổ chức chính trị hải ngoại trong thời gian hơn 30 năm qua (phần 2)
UserPostedImage
Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân

Phương hướng đấu tranh bất bạo động hiện đã trở thành tôn chỉ hành động của các đảng phải chính trị ở hải ngoại nhằm đấu tranh dân chủ hóa Việt nam. Và hiện nay họ cũng đang gặp những khó khăn mới. Mời quí vị theo dõi phần thứ hai trong loạt bài nói về các hoạt động chính trị tại hải ngoại.

Chuyển đổi nguyên tắc và mục đích đấu tranh

Năm 1979, tại Pháp, Ông Nguyễn Gia Kiểng cùng những người đồng chí hướng mà tuyệt đại đa số là các viên chức cao cấp của nhà nước Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ cách đó vài năm, lập nên Tập hợp dân chủ đa nguyên. Và nhóm này đưa ra một nguyên tắc hành động cho thời kỳ mới là:

“Không có vấn đề lập lại chế độ Việt nam cộng hòa, chế độ miền Nam trước. Chúng tôi cho là đất nước đã thống nhất, dầu sao ngày 30/4 cũng là một ngày lịch sử đánh dấu một giai đoạn mới, và đất nước đã thống nhất và sẽ thống nhất mãi mãi. Vì vậy mà cuộc đấu tranh, không phải để khôi phục Việt nam cộng hòa, mà để dân chủ hóa đất nước.”

Ý tưởng này cũng như quan điểm đấu tranh bất bạo động lúc ấy bị các tổ chức chính trị của người Việt chỉ trích.

Năm 1995 Mỹ chính thức nối lại bang giao với kẻ thù cũ là nước Việt nam cộng sản.

Dần dần người ta không nghe nói tới các tổ chức đấu tranh võ trang nhằm lật đổ chế độ cộng sản Việt nam bằng bạo lực nữa. Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân cũng đồng ý với quan điểm là cuộc đấu tranh hiện nay là nhắm về một nước Việt nam thống nhất:

“Ý nguyện thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc là ý nguyện chung của mọi người, và với thời đại ngày hôm nay, đa số người dân Việt nam sanh ra sau ngày 30/4/1975, thì rõ ràng ngày hôm nay ý nguyện của cả dân tộc là làm sao có được một cuộc sống tự do, quyền người dân thực sự làm chủ đất nước được thực hiện, nhân quyền được tôn trọng, thì tôi cho rằng đó là ý nguyện chung của đất nước và cũng là của đảng Việt Tân.”

Ông Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston, từng bị nhà nước cộng sản Việt nam bỏ tù vì xâm nhập về nước để hoạt động vũ trang, cũng đặt lại vấn đề đấu tranh mà các đảng phái chính trị của người Việt đã hình thành cách đây 40 năm sau ngày Sài gòn sụp đổ:
“Cái câu hỏi không phải là chính nghĩa Việt nam cộng hòa, mà câu hỏi được đặt ra là ngày hôm nay, trong bối cảnh này, tình hình thế giới đã thay đổi, và Việt nam nằm trong sự thống trị của đảng cộng sản Việt nam, một độc đảng, thì chúng ta làm thế nào để sớm được đưa đất nước chúng ta sớm được tự do dân chủ và giàu mạnh.”

Ông Nguyễn Anh Hoàng, thành viên của một tổ chức nhỏ tên là Liên minh dân chủ Việt nam thuần túy nói về hoạt động của tổ chức mình hiện nay là ủng hộ người dân trong nước:

“Những người dân trong nước người ta muốn cái gì thì chúng ta sẽ ủng hộ. Nhưng phải biết họ muốn cái gì, họ muốn làm cái gì để mà chúng ta ủng hộ.”

Ông Nguyễn Chính Kết hiện hoạt động tại hải ngoại nói về tổ chức của ông:

“Công việc chính của họ là vận động chính giới, tổ chức những cuộc biểu tình và cái quan trọng nhất là giúp đỡ tài chánh cho phong trào đấu tranh ở trong nước.”

Những thách thức mới

Thách thức lớn nhất đối với các đảng phái chính trị nhằm về Việt nam dù là với đường lối ôn hòa vẫn gặp trở ngại lớn nhất là sự cấm đoán của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam. Ông Nguyễn Gia Kiểng dẫn chứng là Thủ tướng Việt nam vẫn liên tục khẳng định sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản trong thời gian gần đây.

Nhiều người cho rằng với đà tiến bộ của thông tin mạng người dân trong nước biết nhiều đến các đảng phái chính trị hải ngoại hơn, nhưng ông Hoàng Duy Hùng không hoàn toàn đồng ý:

“Vì ở trong nước có sự kềm kẹp của chế độ cộng sản, sự khéo léo, chuyên chế của nhà nước trong vấn đề độc tôn về truyền thông, người dân không được nghe tiếng nói của những người đối lập. Người ta có nói là trong khoảng từ 5 đến 10 năm nay, tiếng nói đối lập đã có tiếng nói bên lề qua các mạng thông tin về điện tử, đang phá dần dần bức màn do sự bưng bít do chế độ. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng hẳn.”

Ông Hùng nói thêm là việc phát triển ở bên trong Việt nam để tìm kiếm một lực lượng có lý tưởng cho sự dân chủ hóa cũng không phải là dễ.

Một điều trở ngại lớn nữa của các đảng phái chính trị hải ngoại là sự phát triển lực lượng thành viên. Ông Hoàng Duy Hùng không thấy nhiều các thành viên trẻ tuổi trong các tổ chức chính trị hải ngoại:

“Mỗi lần ra sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt đấu tranh thì có bao nhiêu người thuộc thế hệ từ 20 đến 30? Rất ít, hầu như không còn nữa.”

Ông Nguyễn Gia Kiểng hy vọng về sự tham gia của những người trong nước, trong đó có thế hệ trẻ:

“Có thể nói là hai phần ba không hề sống, không hề biết chế độ Việt nam cộng hòa. Một phần ba còn lại thì có một nửa cũng không biết tới chế độ Việt nam cộng hòa. Cho nên cái sự kiện là cái mục tiêu của Tập hợp dân chủ đa nguyên không phải là một sự tiếp nối của chế độ Việt nam cộng hòa, đã giúp chúng tôi dễ tiếp cận thế hệ mới.”
Ông cũng nói thêm là những người đã từng sống và trưởng thành dưới chế độ cộng sản, khi rời bỏ nó thì lại là những người đấu tranh rất tích cực cho dân chủ và nhân quyền.

Tuy vậy Ông Nguyễn Gia Kiểng nói là cho đến nay tổ chức của ông vẫn chưa là một tổ chức quần chúng. Về những thành viên trẻ của tổ chức, ông nói là thế hệ thứ hai của người Việt ở nước ngoài hội nhập quá sâu vào xã hội phương Tây và ít quan tâm đến những điều cha anh suy nghĩ và hành động. Theo ông thì thế hệ thứ ba có mong muốn trở về nguồn cội hơn, nhưng khi đó thì đã quá muộn.

Ông Đỗ Hoàng Điềm thì hy vọng nhiều hơn và cho biết lực lượng của đảng Việt Tân hiện nay có nhiều người trẻ tuổi tham gia:

“Nhưng mà nếu chúng ta nổ lực, san sẻ được tâm tư nguyện vọng, muốn thấy công bằng, muốn thấy dân chủ và nhân quyền thì tôi thấy là cái lý tưởng đó nó đủ sức hấp dẫn và thuyết phục để lôi kéo các anh chị em trẻ ở hải ngoại tham gia vào. Nhưng mà môi trường đấu tranh chính yếu của tất cả các lực lượng dân chủ là trong nội địa đất nước Việt nam chứ không phải tại hải ngoại. Do vậy việc mà chúng tôi nổ lực để phát triển các cơ sở trong nước là một nhu cầu. Rất may mắn là số đảng viên Việt tân thành phần trẻ trong nước cũng khá là đông.”

Các nhóm cánh tả nay ở đâu?

Trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại có một nhóm khá đặc biệt là những sinh viên du học trước 1975 có khuynh hướng cánh tả. Những người này ủng hộ những người cộng sản trước năm 1975. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng, người du học ở Pháp trong những năm 1960, thì điều đó là một khuynh hướng chính trị lúc đấy, khó tránh khỏi. Ông cho biết về những người này hiện nay:

“Sau ngày 30/4/1975, với sự thất bại liên tiếp của chế độ cộng sản, không chỉ về kỹ thuật, mà cả cái tinh thần cộng sản, cái văn hóa cộng sản được phơi bày là không đúng, rất nhiều anh em đã chuyển hướng.”

Tuy nhiên ông Kiểng nói là dường như những người này vẫn còn ngần ngại khi dấn thân.

Khi thực hiện loạt bài viết này chúng tôi tìm cách tiếp cận những người này qua nhiều kênh khác nhau nhưng không nhận được hồi âm.
Theo RFA
phai  
#3 Đã gửi : 03/04/2015 lúc 05:51:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các tổ chức chính trị hải ngoại trong hơn 30 năm qua (phần 3)
UserPostedImage
Hình chụp trang web của Đảng Việt Tân

Cái nhìn từ các bạn trẻ trong nước
Trong chương trình Ký ức 40 năm chúng tôi thực hiện loạt bài về các đảng phái chính trị của người Việt tại hải ngoại. Trong phần thứ ba cũng là phần cuối của loạt bài này, Kính Hòa xin ghi nhận ý kiến của một số bạn trẻ trong nước về các đảng phái này. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này chúng tôi cố gắng tìm kiếm một sự đa dạng về quan điểm nhất có thể được, dù biết đó là một việc làm rất khó khăn. Đa số các bạn trẻ xuất hiện trong bài ghi nhận này đều ẩn danh.

Đại đa số người Việt Nam hiện nay sinh ra và lớn lên sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Những người trẻ tuổi này cũng như phần còn lại của dân chúng Việt Nam trong nước biết về các đảng phái hải ngoại qua truyền thông chính thống của đảng cộng sản Việt Nam. Trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều người Việt Nam, nhất là giới trẻ qua phương tiện tuyền thông Internet, và mạng xã hội mới biết được những thông tin không do nhà nước kiểm soát về hoạt động chính trị của người Việt hải ngoại hướng về Việt Nam.

Họ biết gì về đảng phái hải ngoại?
Một bạn trẻ đã tốt nghiệp đại học tại Hà nội cho biết:
“Em có biết một số đảng phái tại hải ngoại như là Tập hợp dân chủ đa nguyên, đảng Việt Tân, Hưng Việt. Hiện nay thì trong nước chưa cho tự do đảng phái nên các đảng phái chính trị hải ngoại chỉ tuyên truyền các dự án chính trị của họ, hay là những tư tưởng khác như tự do dân chủ, nhân quyền, liên đới xã hội. Theo em thì cũng không thể làm gì khác được, vì đảng cộng sản cứ nhất định không cho phép các lực lượng đối lập. Nếu những người đó về nước thì bị bắt bớ tù đày ngay lập tức.”

Một bạn trẻ khác cũng vừa tốt nghiệp đại học tại Quảng Nam xin giấu tên nói là chuyện biết một cách tường tận các đảng phái của người Việt ở hải ngoại rất khó khăn

“Thật ra em không quan tâm lắm đến các hoạt động đảng phái, em chỉ quan tâm đến các phong trào xã hội. Đằng sau các phong trào đó là ai thì cũng khó nắm bắt vì xã hội thiếu thông tin cho nên người ta cứ nhìn ra là âm mưu này nọ. Đảng nổi nhất ở Việt Nam chắc là (cười)… đảng cộng sản, còn ở hải ngoại là Việt Tân, vì đi đâu cũng nghe chính quyền bêu riếu Việt Tân. Còn đảng phái khác thì nếu để ý kỹ thì em thấy đảng dân chủ gì đó của Nguyễn Tiến Trung, em thấy đảng đó qui tụ nhiều trí thức chứ không chỉ đơn thuần những nhà hoạt động chính trị. Ngoài ra em cũng đọc sơ sơ thấy những đảng khác nhưng nó không để lại cho em điều gì. Có lẽ họ đặt tên nhiều nhiều vậy thôi chứ chẳng hoạt động gì.”

Một bạn trẻ tên là Nguyễn Đan Quỳnh, sinh năm 1989, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua trao đổi trên mạng xã hội với chúng tôi nói là bạn không biết nhiều về các đảng phái chính trị ở hải ngoại ngoài đảng Việt Tân, nhưng bạn không có cảm tình với đảng này. Bạn Quỳnh cho biết lý do là vì đảng này xuyên tạc về đất nước, về đảng những điều không đúng sự thật.

Bạn trai ở Quảng Nam cũng nói là qua mạng xã hội bạn ấy biết được trang Facebook của đảng Việt Tân hoạt động rất tích cực, và nói thêm là:

“Tương tác rất là đông, em thấy comment rất là nhiều. Nhưng mà chất lượng comment không có, một là chửi bới bất kể lý do, hai là ủng hộ một cách cảm tính bầy đàn, phát ngôn không có phê phán xem là đúng sai như thế nào.”

Một bạn gái trẻ khác tên Thu Hồng cũng sống ở Sài gòn thì cho biết là bạn không biết gì nhiều về những chuyện chính trị ở hải ngoại:

“Lâu lâu em mới đọc tin, mà những cái trang em đọc không nói gì về đảng phái chính trị Việt Nam. Em biết là ở nước ngoài cũng có những đảng phái chính trị của người Việt Nam nhưng em không biết những người đó như thế nào.”

Bạn Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992, từng là tù nhân chính trị, nói rằng những gì mà mình biết được về đảng phái chính trị ở hải ngoại là những điều không vui:

“Tôi nghĩ là rất là phức tạp, đảng phái là phức tạp rồi, đây lại là ở hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa kỳ cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Tôi không biết nhiều, nhưng thông qua bà con trên FB mà tôi quen thì tôi thấy rất là lộn xộn vì quyền lợi, và tôi thấy rất buồn vì ở nước ngoài thì đáng ra có văn hóa và nhận thức cao hơn Việt Nam, vì có quyền tự do cao hơn Việt Nam.”

Họ mong muốn điều gì
Đa số những người trẻ tuổi trong nước mà chúng tôi tiếp xúc đều chia sẻ cảm nhận của họ rằng ảnh hưởng của các đảng phái chính trị hải ngoại đến Việt Nam là không đáng kể. Tuy nhiên cũng có ý kiến đánh giá cao hoạt động của các đảng này trong thời gian qua trên khía cạnh truyền bá tu tưởng tự do. Một bạn trẻ quản trị trang FB Nhật ký yêu nước, một trang chia sẻ nhiều thông tin về chính trị xã hội và được hàng trăm ngàn người theo dõi nói:

“Những đảng phái chính trị ở hải ngoại mà tôi biết thì từ trước đến giờ họ có đóng góp nhất định trong việc vận động cho quyền tự do dân chủ, những quyền dân sự và chính trị của người dân trong nước. Cách này là đánh động quốc tế, hoặc vận động các nhà nước có quan hệ với Việt Nam để đặt các vấn đề về nhân quyền. Các đảng phái chính trị đó nói thay cho người dân trong nước, giới bảo vệ nhân quyền trong nước, trước những vấn đề tiêu cực, hay chuyện đàn áp nếu có của chính quyền Việt Nam.”

Nhưng cũng bạn trẻ này cho rằng ảnh hưởng của các đảng chính trị trong nước là không đáng kể, và bạn này cũng đưa ra lý do cho ảnh hưởng ít ỏi đó:

“Theo tôi ảnh hưởng của các đảng phái chính trị nước ngoài đối với người dân trong nước không thực sự đáng kể. Một phần là do sự kiểm duyệt thông tin từ phía chính quyền Việt Nam, khiến cho các thông tin mà người dân Việt Nam tiếp cận được về các đảng phái này bị bóp méo, như là gán cho các tổ chức này là tổ chức khủng bố, muốn khôi phục chế độ Việt Nam cộng hòa, làm mất ổn định đất nước,v.v… Một lý do nữa là các đảng phái này không có một lộ trình khả quan, một cách giải quyết tốt hơn mà tôi gọi là một chương trình hành động, giả sử như họ đang cầm quyền hay chiếm đa số tại Việt Nam. Các chỉ trích của họ đối với đảng cộng sản là đa dạng và chi tiết, nhưng những đảng này chưa đưa ra những cách giải quyết tốt hơn, như là một sự lựa chọn khác cho người dân Việt Nam.”

Bạn trai ở Quảng Nam thì nói đến việc chính danh, cũng như sự xa lạ về cách tiếp cận vấn đề của các đảng hải ngoại đối với người dân trong nước

“Những người ở hải ngoại dù là họ còn cảm nhận mình là người Việt, nhưng họ có quốc tịch Mỹ, các đảng phái thành lập bên Mỹ. Đối với người trong nước thì tính chính danh rất là yếu. Còn cái môi trường bên Mỹ thì họ không thở chung một bầu không khí chính trị với Việt Nam. Họ dễ phê phán chính quyền vì quen tự do ngôn luận rất là rộng. Họ không cảm nhận được áp lực đó đối với người trong nước. Thành ra khó gây được cảm tình với người trong nước. Khó cấm họ nói những điều đó, nhưng khi nói như thế thì những người trong nước cảm thấy khó chịu.”

Khi được hỏi là sẽ nghĩ gì về các hoạt động chính trị của các đảng phái hải ngoại hướng về Việt Nam, Thu Hồng trả lời:

“Tùy xem là những hoạt động đó đối với người Việt Nam như thế nào đã. Nếu mà hoạt động công khai thì em nghĩ là không dễ dàng vì Việt Nam chỉ là quốc gia có một đảng thôi. Chưa nói đến các tổ chức, mà chỉ mới cái chuyện thông tin thì đã sàng lọc ra để chỉ cho người dân biết có một phần thôi.”

Phương Quyên thì cho rằng hiện giờ các hoạt động để tiến đến nắm quyền của các đảng phái hải ngoại ở Việt Nam là còn rất xa vời, và Phương Uyên cho biết thêm:

“Tôi thấy bây giờ chưa có gì hết, tác động bên ngoài vào rất là ít. Theo như Tổng thống Việt Nam cộng hòa có nói thì chỉ có sống chung với cộng sản mới dẹp được cái nạn chuyên chính cộng sản mà thôi. Tác động bên ngoài vào thì tôi thấy rằng bây giờ chỉ là tác động quốc tế và ủng hộ kinh tế cho người trong nước.”

Phương Uyên nói rằng việc quan trọng ở Việt Nam hiện nay là phát triển xã hội dân sự, các đảng phái phải nghĩ đến người dân, những điều tệ hại mà họ đang gánh chịu.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.154 giây.