logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2015 lúc 08:21:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trụ sở cơ quan mật vụ Nga KGB, nay trở thành FSB. Oleg Klimov/Getty Images


Tải để nghe thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest
http://telechargement.rf..._04_15_ok_vesion_Net.mp3


Mới đây, tại Budapest, hội thảo quốc tế lần thứ hai với chủ đề là sự hoạt động và hợp tác giữa các cơ quan an ninh mật thuộc các nước cộng sản trong vùng Đông Âu trước kia đã được Ủy ban Ký ức Quốc gia Hungary tổ chức.

Thông tín viên Hoàng Nguyễn tại Budapest trước tiên cho biết về mục tiêu thành lập, hoạt động của Ủy ban Ký ức Hungary :

- Ủy ban Ký ức Quốc gia Hungary được thành lập và đi vào hoạt động hơn một năm nay, với mục đích làm sáng tỏ và xử lý mọi vấn đề có liên quan tới quá khứ cộng sản ở quốc gia này, thông qua việc tiếp cận và nghiên cứu các hồ sơ mật vụ, chỉ điểm. Chính giới Hungary đặt niềm tin vào Ủy ban này trong việc giải quyết cho đến cùng những vấn đề có liên quan tới nền độc tài cộng sản một thời ở Hungary, và mở ra khả năng thực thi công lý trong những gì còn tồn đọng.

Trong cuộc hội thảo nói trên, các nghiên cứu đã phản ánh những nét đặc biệt và ly kỳ, cũng như quan liêu và cả nhàm chán trong hoạt động của các cơ quan mật vụ chính trị khét tiếng một thời này. Một kết luận được đưa ra : một phần tư thế kỷ sau ngày CNCS sụp đổ ở Châu Âu, còn rất nhiều tư liệu mật chưa được bạch hóa, và do đó chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện nào về sự hợp tác, hay ngay cả đối đầu giữa những định chế mật vụ "anh em" này.

Tuy nhiên, một số nét chính, đặc thù của sự "phối hợp anh em" đó cũng đã được phân tích, mổ xẻ. Ngoài "ông anh lớn" Liên Xô, Cơ quan An ninh Quốc gia KGB, giới mật vụ chính trị Đông Đức Stasi cũng không chịu "kém cạnh" là bao.

Tình báo Nga - Xô luôn chiếm "thượng phong"

- Xứng đáng với vai trò đứng đầu khối cộng sản, an ninh mật Xô-viết từ đầu đến cuối luôn chiếm cương vị ở "chiếu trên". Trong thập niên 50, khi các xứ Đông Âu - với sự giúp đỡ của Liên Xô - dần dần trở thành các quốc gia cộng sản bằng bạo lực, khủng bố, đàn áp hoặc gian lận trong bầu cử, rất nhiều nhân viên KGB - mang vỏ bọc "cố vấn" - đã được cử tới vùng Đông Âu để chỉ đạo trực tiếp các vụ việc tại đó.

Cuối những năm 50, vai trò của những nhân viên này được thay bởi các "liên lạc viên", họ đặt cả văn phòng và duy trì một đội ngũ nhân viên tại các công sở, cơ quan chính quyền của các nước "chư hầu", và hầu như có quyền can thiệp vào tất cả mọi việc. Các sử gia và giới nghiên cứu tham dự hội nghị tại Budapest cho hay, trong hoạt động này, KGB đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của an ninh mật bản địa tại hai nước Tiệp Khắc và Bulgari.

Ở một mức "vừa phải" hơn, an ninh mật Hungary chỉ hợp tác cầm chừng, ở bề ngoài, và trong nhiều trường hợp thì tỏ ra ngần ngại. Rumani là một trường hợp ngoại lệ: trong hai thập niên 40-50, mật vụ chính trị của nước này do các sĩ quan KGB Liên Xô chỉ đạo, nhưng năm 1964, Ban lãnh đạo Rumani tuyên bố "độc lập", thay đổi hàng loạt các sĩ quan mật vụ chủ chốt, thậm chí còn đoạn tuyệt với "người anh" Stasi, khiến Stasi phải hoạt động bí mật tại Bucarest.

Chính thức hiện diện quân đội và đội ngũ ngoại giao đông đảo, mang tính áp đảo tại các xứ cộng sản Đông Âu cho tới tận năm 1991, giới mật vụ, tình báo KGB đóng vai trò đắc lực trong việc quản lý và kìm hãm những nỗ lực độc lập và dân chủ của các nước sở tại. Đặc biệt, những nhân viên ngoại giao Xô-viết nhiều khi cũng chính là điệp viên, hoặc về sau trở thành trùm mật vụ, tình báo: chẳng hạn, Đại sứ Andropov và Bí thư thứ nhất ĐSQ Liên Xô tại Hungary Kryuchkov thời kỳ 1956, về sau đều trở thành Chủ tịch KGB !

Đông Đức bành trướng hoạt động tại Đông - Trung Âu

- Được coi là cơ quan tình báo và mật vụ chính trị khét tiếng thứ hai chỉ sau KGB của Liên Xô, tự bản thân giới lãnh đạo Stasi cũng đánh giá rằng họ đã thực hiện nhiệm vụ ở mức rất xuất sắc. Trong kỳ hội thảo, sử gia Đức Christian Domnitz đánh giá Stasi là "cơ quan an ninh hoạt động rất chuyên nghiệp và ở tầm vóc cao". Theo mô hình của "đàn anh" KGB, Stasi cũng đặt cơ sở tại các nước XHCN khác, và tìm cách gây ảnh hưởng rất mạnh đến các cơ quan mật vụ sở tại.

Nỗ lực ấy của Berlin đã đạt kết quả: cơ quan an ninh mật Bulgaria đã phục vụ Stasi hết sức trung thành, như môn đệ dễ bảo đối với thầy, thậm chí các báo cáo, tờ trình của Bun cũng được viết theo mẫu của Đông Đức. Tình hình ở Ba Lan cũng tương tự: cơ quan nội vụ nước này đã cung cấp cho Stasi nhiều dữ liệu và dịch vụ hơn mức mà Ban lãnh đạo Vácsava cho phép họ. Chỉ có Budapest là tỏ ra cầm chừng với lý do Stasi đòi hỏi họ nhiều quá, vượt khả năng mà họ có thể.

Cần nói thêm, Stasi không chỉ theo dõi các công dân Đông Đức ở nước ngoài, mà họ còn "ra tay" rất quyết liệt mỗi khi cần, bất chấp mọi pháp luật của nước sở tại. Chẳng hạn, ở Hungary, hè 1989 khi 60-80 ngàn người Đông Đức tụ tập để tìm cách sang Phương Tây, Stasi đã cử người sang bắt cóc và đưa về Berlin và thoạt đầu, Budapest cũng bó tay trước hoạt động phi pháp này. Chỉ về sau, khi Ban lãnh đạo Hungary quyết định hợp tác với Tây Đức và Áo để mở biên giới Hung - Áo, hiện tượng này mới kết thúc.

Đáng chú ý là ngoài Liên Xô ra, thì Stasi còn quan tâm đến mọi bí mật của các nước cộng sản khác, chẳng hạn, họ thường xuyên có báo cáo về Berlin về tình hình nội bộ của các đảng "anh em", cũng như về phong trào đối lập nhen nhóm tại các xứ đó. Năm 1981, khi lãnh tụ đảng Hungary Kádár János gặp gỡ Thủ tướng Tây Đức Helmut Schmidt, chỉ sau mấy ngày Stasi đã có được nguyên văn cuộc nói chuyện - sở dĩ Hungary được Stasi đặc biệt chú ý vì Đông Đức thời đó rất thù nghịch với đường lối chính trị và chính sách ngoại giao theo hướng khá cởi mở của Budapest.

"Bức tường Berlin nối dài"

- Đó là khái niệm do bà Slachta Krisztina, nhà nghiên cứu thuộc Kho Thư khố Lịch sử của các cơ quan an ninh quốc gia, trong bài nghiên cứu rất toàn diện về hoạt động của Stasi ở Hungary. Theo bà, Stasi sở dĩ cử nhân viên tới các nước cộng sản Đông Âu khác để vận hành "bức tường Berlin" tại đó, và ngăn chặn không cho công dân Đông Đức được nối quan hệ với thân nhân ở Phương Tây, cản họ tiếp xúc với sách vở, nguồn tin tự do mà Berlin thời đó coi là "phản động".

Như thế, "bức tường Berlin nối dài" ở đây cần được hiểu theo nghĩa, một ranh giới thực sự và trong tinh thần đã được Stasi dựng lên để ngăn Đông Đức và các xứ XHCN khác không được tiếp xúc với phần còn lại của Châu Âu. Để làm được điều đó, riêng ở Hungary, Stasi đã cho vận hành cả một "thế giới mật vụ song hành": không chỉ theo dõi các công dân Đông Đức sang Hung thăm thú, mà Stasi còn tuyển dụng các sinh viên và người lao động Đông Đức tại Hung để làm chỉ điểm cho họ.

Và, trong một chừng mực nào đó, các "đồng nghiệp" Hungary đã giúp Stasi, lúc đầu hăng hái, nhưng sau đó thì cầm chừng và rồi do sức ép chính trị nên đã thôi hẳn. Một điều ít người biết, là các nhân viên tình báo, mật vụ Đông Đức có thể xuất sắc và kiếm được nhiều tin ở Phương Tây, nhưng trong vùng Đông Âu thì họ kém hiệu quả hơn nhiều, một lý do khá nực cười là do không thạo tiếng. Chẳng hạn, một nhóm điệp viên Stasi ở Budapest thì chỉ một người biết tiếng Nga, và không ai biết tiếng Hung !

Nguyên nhân của sự yếu kém ấy là bởi điệp viên Stasi được chọn căn cứ lòng trung thành với đảng, còn khả năng và kiến thức về địa phương nơi họ hoạt động không được tính đến. Tại Hungary, nơi các điều kiện sinh sống, ăn ở hơn hẳn Đông Đức, các nhân viên Stasi thường cảm thấy khó bắt nối quan hệ với người dân và các "đương sự", và không khỏi có nỗi hoài nhớ cố hương. Khi Hungary chấm dứt hợp tác với Stasi, điều này gián tiếp dẫn đến sự cáo chung của Đông Đức và bức tường Berlin cũng sụp đổ, không chỉ trong nước, mà cả phần "nối dài" của nó.

Di chứng còn lại

Các tham luận tại hội thảo Budapest cho thấy, hoạt động và sự hợp tác của các cơ quan tình báo, mật vụ cộng sản ở ngay trên các xứ "anh em" cho đến năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước đã đạt đến mức khổng lồ. Các quốc gia XHCN tại Châu Âu đã tạo nên một "sổ đen" - do KGB chịu trách nhiệm điều hành - với thông tin của những "kẻ thù chung": mang tên "Hệ thống lưu trữ và thông tin thống nhất", "sổ đen" này chứa dữ liệu của hai trăm ngàn "kẻ thù", tính đến tháng 10-1989.

Đó là những tổ chức, thương gia, ký giả, nhà ngoại giao và những người bị trục xuất và bị coi là thù địch, thông tin về họ được chia sẻ và sử dụng chung trong nội bộ các cơ quan an ninh mật cộng sản. Nhà nghiên cứu người Czech Milán Bárta cho hay, hệ thống này có những nhược điểm như quá phức tạp, khó "nhận dạng" vì tên người được viết bằng chữ cái Latin và Kirin (Cyrillic), và luôn có quá nhiều đề xuất được gửi đến "trung tâm" để hỏi xin các thông tin về những kẻ "thù địch".

Những số liệu đó đã được dùng với mục đích gì, và trong một phần tư thế kỷ qua, những người có tên trong đó có còn bị vào tầm ngắm nữa không? Đặc biệt, những nhân vật thuộc phe đối lập của các quốc gia cộng sản thời xưa và có quan hệ hợp tác với nhau - đối tượng mà mật vụ chính trị cộng sản lo ngại nhất -, giờ có còn bị nhòm ngó dưới một dạng nào đó? Đây là câu hỏi chưa có lời đáp, vì giới nghiên cứu nhìn chung chưa tiếp cận được với các hồ sơ tình báo.

Một điều chắc chắc: giới điệp viên Đông Âu thời xưa tập trung rất nhiều công sức để tổ chức và kích động các nhóm chính trị, chẳng hạn các tổ chức cánh tả và "yêu hòa bình", các hội "hữu nghị", theo phân tích của của sử gia Đan Mạch Thomas Wegener Friis. Đây là điều mà tình báo Nga hiện giờ vẫn thực hiện, có điều, thay vì cực tả, giờ chính quyền Nga rất chuộng các tổ chức cực hữu và tân phát-xít, hoặc những nhóm theo khuynh hướng chống EU.

Và "di sản" ấy của KGB vẫn là thứ cần phải được để tâm và phòng tránh...
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.