logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/04/2015 lúc 10:59:18(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không có 'quân đội Nhân dân anh hùng'!
Bài thi viết "Cộng sản và Tôi"

Vốn con nhà lính cộng sản, lại được tuyên truyền từ bé về “bộ đội Cụ Hồ” nên tôi từng mơ ước nhập ngũ khi lớn lên. Nhưng sự

cố năm lớp 10 khiến tôi bắt đầu thất vọng về thái độ và hành vi của các “bộ đội Cụ Hồ”.


Mê học võ, tôi nghe bạn học - Dương Tuấn Nam - bảo đang tập võ ở địa chỉ số 3 Hùng Vương (Nha Trang), nên một buổi tối

rảnh rỗi tôi tìm đến đó. Bỏ qua cánh cổng lớn đang đóng và có người gác, tôi bước qua cổng nhỏ đang mở vào đường luồn

(hẻm nhỏ) vì đoán bạn tôi ở đó. Bất ngờ, tôi bị một lính gác nói giọng trọ trẹ chặn lại xét hỏi. Tôi trình bày là tôi nghĩ anh ta chỉ

gác cổng lớn kia nên không xin phép anh ta trước. Viên thượng sĩ gác cổng liên mồm văng tục khi tôi giải thích, chẳng hiểu do

không tin tôi hay muốn ra oai. Tức giận vì những tiếng “Đ.M” như mưa từ mồm viên thượng sĩ, tôi vặc lại: “Quân đội dạy anh

văng tục với dân như thế à?”. Hậu quả của việc dân nhắc nhở “quân đội nhân dân” là tôi bị ăn luôn mấy cú đấm đúng kiểu nhà

võ, và lần đầu tôi biết thế nào là “nảy đom đóm mắt” hay “tóe sao” khi dính quả đấm móc làm sứt mấy mảnh răng hàm lạo xạo

trong miệng. Quá kinh sợ, quá đau, thằng học sinh lớp 10 mất ngay niềm tin vào sức mạnh của lẽ phải, bỏ chạy. Nhưng chạy

đâu cho thoát, khi mà tiếng khẩu súng ngắn lên đạn rốp rốp vang lên sau đầu nó kèm tiếng hô “Mày chạy là tao bắn!”?


Bị áp giải vào trong đường luồn, tôi mới biết đây là lối vào khu nhà trại của đội cảnh vệ canh giữ khu nhà nghỉ trung ương ở 44

Trần Phú cạnh đấy (sau này thấy gọi là “nhà khách T78”). Dù bạn học tôi – đang có mặt ở đó - xác nhận rằng tôi muốn tập võ,

nhưng viên trung úy chỉ huy đội bảo vệ vẫn quát tháo khi bắt tôi vết tường trình kèm lý lịch và còn hăm dọa nhốt tôi vào thùng sắt

cô-nét gần đó. Sau khi tôi viết lại toàn bộ sự việc và báo cáo nhân thân cha mẹ - 2 vị “chức sắc”, trung úy kia mới hạ bớt giọng:

“Dù cậu kia (thượng sĩ) có nóng quá, nhưng anh (chỉ tôi) sai hoàn toàn vì vào mà không xin phép! Đây là nơi rất quan trọng của

nhà nước! Đáng lẽ anh bị nhốt qua đêm vào thùng cô-nét kia chờ xác minh thêm, nhưng vì thấy bố mẹ anh cũng là cán bộ cho

nên tôi tha! Đi về đi, và đừng có nói gì với ai đấy nhé!”.


Ngồi theo dõi kỹ vụ việc còn có 1 viên đại tá đang nghỉ dưỡng tại 44 Trần Phú (theo lời trao đổi của ông ta với viên trung úy),

nhưng hầu như im lặng. Thời bấy giờ, quân hàm đại tá là to lắm, không như bây giờ ba tôi bảo “tướng đông như lợn con”. Tôi

tin mình có lẽ phải, ấm ức vì không được xin lỗi mà chỉ được thả như ban ơn, nhưng cảm giác thân cô thế cô trước đám quan

lính có súng và cái thùng sắt cô-nét tra tấn người khét tiếng thời ấy khiến tôi lập tức rảo bước ngay về nhà. Tôi không dám kể gì

dù cho mẹ gặng hỏi trước thái độ khác thường của tôi khi vào nhà, vì không chắc khu nhà 44 được canh gác kia có gì cần giữ

bí mật cho an ninh Tổ quốc hay không mà trung uý kia căn dặn “đừng có nói gì với ai” đầy vẻ nghiêm trọng vậy!


Dù nói thế nào, sự thất vọng và vỡ mộng về “bộ đội Cụ Hồ” đã được các sĩ quan “quân đội nhân dân” từ hạng bét tới cao cấp

đem đến cho tôi như thế. Tôi bắt đầu nghĩ sẽ không bao giờ gia nhập hàng ngũ của những người thiếu lý vô tình ấy, trừ khi bị

bức buộc. Thật may, tôi có giấy báo nhập học sư phạm cùng lúc biết mình bị trúng tuyển vào “quân đội nhân dân”: Tôi thoát!


Thế đấy! Trong mắt tôi, quân đội Việt Nam cộng sản không thể là vì nhân dân, không thể anh hùng nếu từ quan đến lính không

dám thừa nhận sai trái trước một thằng dân nhóc, lại còn phải lấy cả súng và thùng cô-nét ra để dọa cho thằng nhóc phải im

miệng.


Sẽ có người nói: “Quân đội Việt Nam thời bình có thể có phần suy thoái phẩm chất, nhưng thời kháng chiến chống Pháp &

chống Mỹ thì rất tốt đẹp!”. Thực tế thì sao?


Nguyễn Hữu Tài là bạn học của tôi, người Phú Yên. Rất thân thiết với tôi, nên bạn kể cho tôi nghe về cái chết của ba mình: Bác

Nguyễn Mạng vốn là lính học lái xe quân lực Việt Nam Cộng Hòa (Việt Nam CH). Những ngày cuối cùng đóng quân ở Bình

Định, bác bị giao súng để cùng đơn vị bảo vệ cây cầu Bà Di (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Do quân đội “cách mạng” tấn

công áp đảo, họ đầu hàng nhưng vẫn bị quân “cách mạng” đưa lên giữa cầu hành quyết. Xác ba Tài và mấy lính Việt Nam CH

dạt vào bờ gần đó, nhưng mãi mấy ngày sau thì quân đội cộng sản (Ban quân quản) mới bắt dân địa phương ra chôn lấp ven

sông cho khỏi ô nhiễm.


(Riêng cái lô cốt đã bị bắn sập vùi những người lính Việt Nam CH khác trong trận chiến thì bị coi như mộ tập thể vĩnh viễn tới

nay.)


Ngô Kiều Nga – đồng nghiệp của tôi – có chú là Ngô Văn Sang, sĩ quan không quân Việt Nam CH. Chú Sang thua trận Buôn

Ma Thuột, chạy về Xuân Lộc, rồi bị quân đội “cách mạng” bắt cùng một số lính “ngụy” khác. Có lẽ để trả thù cho hàng ngàn lính

“cách mạng” bị thương vong tại Xuân Lộc, quân “cách mạng” xếp lính “ngụy” dàn hàng ngang rồi bắn lần lượt. May sao, quân

đội “cách mạng” bất ngờ “khoan hồng” cho những người đứng cuối hàng (mà không rõ lý do) nên cậu của Nga còn mạng sống

để... “đi cải tạo” nhiều năm liền sau đó trong trại dành cho sĩ quan Việt Nam CH.


Trước đây, tôi từng tin rằng: Dân miền Nam năm 1975 sợ “bị cộng sản tắm máu trả thù” chỉ là sợ vớ sợ vẩn, vô căn cứ (rồi dẫn

đến cuộc chạy loạn đầy chết chóc và ly tán tháng 3 - tháng 4/1975). Tôi từng bán tín bán nghi vụ cộng sản gây ra thảm sát ở

Thừa Thiên - Huế đầu năm 1968.


Nhưng giờ thì khác rồi!


Ta có thể khẳng định:


Quân đội cộng sản vô nhân đạo và bất chấp các quy định quốc tế về đối xử với tù binh trong chiến tranh.


Việc bắn vào lưng hàng loạt những người ngã ngựa kiểu ấy cũng đang được tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày

nay kế thừa.


Rõ ràng không đáng gọi họ là anh hùng.


Sẽ có người bảo: Quân đội NDVN đánh thắng các cường quốc Pháp, Mỹ,... và quân Việt Nam CH đông hàng triệu người, cho

nên Quân đội NDVN đáng mặt anh hùng.


Điều đó là không xác đáng, vì:


- Quân đội NDVN đánh thắng các cường quốc bằng vũ khí và các nguồn hậu cần, tài chính khổng lồ của các nước lớn Liên Xô,

Trung Quốc,... chứ không phải tự lực.


- Đánh thắng các cường quốc và VN Cộng Hòa bằng sự dã man, bằng niềm tin ngây thơ mù quáng của lính Quân đội NDVN,

của lính “giải phóng”, của nhân dân vùng “cách mạng” quản lý...


Quân đội phát-xít Đức thế kỷ 20 từng thắng cả châu Âu nhưng chẳng thể trở nên anh hùng. Quân đội NDVN cũng vậy thôi!

Nhật Thiện
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.166 giây.