Dãy đảo này được người Triều Tiên gọi là Dokdo, còn Nhật gọi là Takeshima.
Nam Triều Tiên phản đối việc Nhật Bản cho phép sách giáo khoa mới cấp trung học phổ thông nói đến nhóm hải đảo đang trong vòng tranh chấp ở Biển Nhật Bản chỉ bằng tên tiếng Nhật mà thôi.
Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên hôm thứ Ba ra một tuyên bố nói rằng sách giáo khoa đó đã bóp méo lịch sử bằng việc tuyên bố các hải đảo tranh chấp đó là của Nhật, mà không giải thích về lịch sử tranh chấp các hải đảo đó.
Bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ Nhật ở Seoul đến để phản đối về các sách giáo khoa được Tokyo thông qua hôm thứ Hai đó.
Một tuyên bố hôm thứ Ba của Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên nói rằng quyết định của Nhật Bản mô tả "sự thật lịch sử theo cách những sự thật này bị bóp méo, không mô tả đúng hoặc bỏ bớt đi."
Nam Triều Tiên nói những đảo này – người Triều Tiên gọi là Dokdo, còn người Nhật gọi là Takeshima – dứt khoát là "một phần gắn chặt với lãnh thổ của nước Cộng hòa Triều Tiên về mặt lịch sử, địa lý và luật quốc tế."
Tuyên bố nói việc Nhật Bản từ chối thay đổi từ ngữ trong sách giáo khoa cho thấy ý đồ lập lại những hành động sai trái trong quá khứ.
Tokyo nói tất cả sách giáo khoa sẽ nói đến những hải đảo này thuộc lãnh thổ của Nhật Bản.
Nhật Bản chiếm Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến hết Chiến tranh Thế giới thứ Hai vàa năm 1945. Lịch sử đó đã để lại những hệ quả cay đắng trong một số người Triều Tiên đối với Nhật Bản.
Các bộ trưởng ngoại giao của Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc trong cuộc họp hồi tháng trước với nhau đã bày tỏ hy vọng về những mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa ba nước láng giềng châu Á này.
Theo VOA