logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/04/2015 lúc 06:55:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gần đây, các trang mạng như Dân Làm Báo và Bauxite Việt Nam đã đưa lên một bài viết ngắn của cô Phạm Thanh Nghiên có

nhan đề là “Đôi Lời Cùng Bạn.” Bài viết này nhằm trả lời một người bạn trẻ đã “chất vấn” cô “Tại sao không quan tâm đến vấn

đề cây cối, đến sông Đồng Nai hay một vài chuyện xã hội khác, mà chỉ quan tâm đến chuyện “đao to búa lớn” như Nhân

quyền, Dân chủ, toàn vẹn Lãnh thổ?”. Các câu trả lời của cô Phạm Thanh Nghiên rất đúng, nhất là câu kết của bài viết: “Nếu

chúng ta bỏ mặt trận Nhân Quyền và Dân Chủ, ai sẽ là người chiếm lĩnh mặt trận này?”


Đúng thế! Nếu không phải là đảng cộng sản Việt Nam thì còn ai! Và nếu ĐCSVN còn tiếp tục chiếm lĩnh mặt trận này, thì dù có

đốt đuốc giữa ban ngày để đi tìm vẫn sẽ không bao giờ thấy được nhân quyền hay dân chủ trên đất nước Việt.


Nghiêm túc hơn mà nói, Bài viết của cô Phạm Thanh Nghiên nêu lên một vấn đề rất quan trọng nhưng mà người Việt xưa nay

vẫn hay tránh né. Đó là vấn đề tạm gọi là “làm chính trị”. “Chính trị”, tiếng Anh là “politics” có nguồn từ tiếng Hy Lạp, πολιτικός

politikos, và có định nghĩa là "của”, “cho”, hay “có” quan hệ đến những người công dân.” Từ định nghĩa nguyên thủy này, việc

“làm chính trị” có thể xem có ba vế. Vế thứ nhất, từ ý “của”, là nhận từ người dân quyền trực tiếp lãnh đạo và quản lý đất nước,

vế thứ nhì, từ ý “cho”, là làm những việc có lợi ích cho người dân, và vế thứ ba, từ ý “có”, là có được và dám mạnh dạn phát

biểu các ý kiến về việc quản lý hay lãnh đạo đất nước.


Theo nhận xét của người viết, người Việt ở mọi thành phần vào mọi thời đại, hình như có dị ứng với cả ba vế trong việc “làm

chính trị.” nhất là vế thứ nhất và thứ ba. Dị ứng này hiện diện như một phản xạ tự nhiên của trí thức đối với người cầm quyền.

Dị ứng này dể hiểu vì dưới các thời đại vua chúa phong kiến, thực dân đô hộ, hay toàn trị cọng sản, người dân sẽ có thể

không toàn mạng nếu không chịu làm bầy tôi cân nín trung thành. Dị ứng này khó hiểu hơn một chút khi chế độ, như các chế

độ tại miền Nam trong thời khoảng 1954-1975, cho người dân một số quyền tự do như tự do tư tưởng, hội họp, báo chí. Vào

năm 2015, dị ứng này vẫn hiện diện ngay tại hải ngoại nơi mà tuyệt đại đa số người Việt thật sự không còn có ai đàn áp mình

nữa. Cụ thể, chỉ cách đây vài hôm, một nhà lãnh đạo cộng đồng có tiếng tăm ở hải ngoại, Ts. Nguyễn Đình Thắng, khi viết trên

trang mạng “Mạch Sống”của tổ chức BPSOS - Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển do chính ông thành lập vào năm 1980, đã

“khẳng định: "Tôi không làm chính trị" dù ở Hoa Kỳ hay ở Việt Nam.” Ông đã tuyên bố như trên sau khi định nghĩa làm chính trị

là “Hoạt động để chính mình hay người của mình tham gia chính quyền, kể cả việc thay thế đảng đương quyền.” Theo định

nghĩa ông đưa ra, thì thật sự ông – hay bất cứ ai dù sống ở đâu – cũng rât khó lòng làm chính trị vì làm như thế đòi hỏi hoặc

họ tiếp tay với chế độ hoặc tham gia các phong trào phục quốc nhằm lật đổ nhà nước cộng sản. Ts. Nguyễn Đình Thắng còn

có nói thêm là ông hoạt động để “thay đổi hiện trạng xã hội” theo "chủ trương làm từ dưới lên" và như thế thì ông chỉ “làm điều

chính đáng.” Nếu đối chiếu “những điều chính đáng” Ts. Thắng muốn làm và liệt kê trong bài viết của ông, Ts. Thắng thực sự

làm chính trị theo nghĩa làm những gì có lợi ích cho người dân.


Trở lại nhận xét “Tôi không làm chính trị…” Câu hỏi quan trong hơn là, tại sao lại không?


Để trả lời và thực sự là phản bác câu hỏi trên, xin được phép chia sẻ cùng bạn đọc những suy nghiệm sau của ông Charles

Khrauthammer, một nhà bình luận chính trị rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ và là một người viết có hơn 400 tờ báo khác nhau trên toàn

cầu phổ biến các bài viết của ông. Vào năm 2013, ông xuất bản một tuyển tập gồm những bài bình luận ông đắc ý nhất trong

30 năm qua. Tựa đề của tuyển tập này là “What Matters: Three Decades of Passions, Pastimes and Politics”, Nhà Xuất Bản

Crown & Forum, 2013” (tạm dịch: “Điều Quan Trọng Nhất: Ba Thập Niên Say Mê, Giải Trí, và Chính Trị”).


Trong bài tựa do chính ông viết để giới thiệu tuyển tập (trang 1-15), ông Krauthammer nhận định chính trị chính là điều quan

trọng nhất.


Ông viết:


Khi bắt đầu, tôi nghĩ tuyển tập này sẽ gom lại những bài tôi đã viết và không nằm trong lãnh vực chính trị. Tức là những bài viết

về cái đẹp, sự huyền bí, sự sâu thẳm, hay chỉ là những gì kỳ cục. Tựa đề tạm của cuốn sách sẽ là: “Cuộc Đời Có Nhiều Điều

Hơn Là Chính Trị”.


Nhưng rốt ráo, tôi đã không thể nào làm được như thế. Vì một lý do giản đơn,vì lý do mà vì nó tôi đã bỏ ngành y khoa tâm thần

[chú thích của người dịch: Ông Krauthammer tốt nghiệp y hoa bác sĩ tại đại học Harvard] để theo nghành báo chí. Bởi vì, khoa

học, y học, nghệ thuật, thi ca, kiến trúc, cờ tướng, không gian, thể thao, lý thuyết số học và tất cả những gì khó, đẹp và hứa

hẹn cho chúng ta sự tinh khiết, tính tao nhã, thậm chí sự siêu việt, tất cả những điều đó, cơ bản chỉ là những điều phụ thuộc.

Rốt ráo, chúng phải cúi đầu quy phục chính trị.


Chính trị, cây cột gổ xiêu vẹo của đời sống tập thể của chúng ta, thống trị tất cả và cuối cùng là tất cả, - từ dưới lên trên, đặc

biệt từ trên xuống dưới - sống hay chết cũng vì chính trị. Bạn có thể có những nền văn hóa tiến bộ và thăng hoa nhất. Thế

nhưng, nếu làm chính trị sai, tất cả sẽ bị cuốn trôi đi. Đây không phải là chuyện đời xưa. Đây là nước Đức vào năm 1933.


Trẻ em khi cắp sách đến trường được dạy nằm lòng hai câu thơ sau của Keats: “Cái đẹp là sự thật, sự thật cái đẹp - chỉ có

thế thôi / Muốn biết về trái đất, chỉ cần biết điều này”. Nhưng ngay cả Keats, một nhà thơ, một người lãng mạng, một người

sống vào đầu thế kỷ thứ 19, đã giữ một khoảng cách giửa sự ngây thơ đầy hạnh phúc đó và những bài thơ rất đáng trích khác

của ông. Thật ra, chúng ta còn phải biết thêm một điều nửa về trái đất này: Chính trị. Bởi vì chính trị có khả năng, khi vô hại,

cho phép tất cã những gì ở quanh nó nẩy nở, và khi độc hại, sẽ làm tất cả những gì ở quanh nó tàn úa.


Đây không phải là một điều trừu tượng. Chúng ta thấy điều này ở Bắc Hàn nơi mà nền chính trị Sta-li-nít đã tạo nên một đất

nước xấu xí và điêu tàn về cả hai mặt, vật chất và tinh thần và ở một mức độ gây choáng váng. Chúng ta thấy điều này trong

cuộc Cách Mạng Văn Hóa, một cuộc tự sát tầm cở quốc gia nhằm hạ bệ, hạ nhục và tiêu diệt 5000 năm văn hoá của Trung

Quốc. Chúng ta thấy điều này tại nước Afghanistan dưới sự cai trị của những người Taliban, khi, vài tháng trước sự cố 9/11,

đã xua cán bộ vào thung lũng Bamiyan và dùng xe tăng, pháo binh và thuốc nổ để đánh sập các tượng Phật tráng lệ đã được

khắc trên vách đá từ 1700 năm trước, vì chúng sợ rằng những bức tượng này, cũng như thú thả diều, âm nhạc, hay bất cứ

những gì khác dể thương, sẽ kinh động sự tinh khiết của chủ nghĩa hư vô chúng đang theo đuổi qua các biện pháp tiêu thổ

cực đoan.


Chính trị là cái hào, là những bức tường mà reo hò ở phía ngoài là những kẽ man rợ. Không giử được chúng ở ngoài, tất cả

sẽ thiêu cháy. Toàn bộ thế kỷ thứ 20, khi mà quần chúng nồng nhiệt lao đầu vào chính trị, là một bài học về khả năng tối

thượng của chính trị khi tạo dựng lên được những vòng tròn tàn phá lớn mãi không ngừng. Đại thế Chiến Thứ Nhất giết nhiều

người hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào từ trước. Các chấn động tâm lý của sự tàn phá và giết chóc vô nghĩa tại Âu Châu trong

Đại Thế Chiến Thứ Nhất này đã thay đổi vĩnh viễn các nhạy cảm của Tây Phương và trên thực tế đã đưa đến sự phế bỏ các

nghệ thuật, đức tính và phưong pháp tư duy cổ điển. Nước Nga (và các nước bắt chước nước Nga như Trung Quốc, Cuba,

Việt Nam, và Cambodia) khi tiến hành cách mạng - tức là tuyên chiến với các cơ chế trung gian giửa con người cá thể và nhà

nước - đã dập nát thành tro bụi các quan hệ gia đình, tín ngưỡng, bè bạn và lương tâm. Đương nhiên, bằng chứng hùng hồn

nhất cho tính chung cuộc của chính trị là sự cố Tiêu Diệt Đại Quy Mô (Holocaust). Sự cố này kéo dài không quá một thập niên,

nhưng đã cuốn đi không những sáu triệu mạng người và một nền văn minh đã tồn tại trên 1000 năm mà còn xoá tên các định

chế, nền văn hóa, và tiếng nói của tập thể những người Do Thái Âu Châu. Thế giới của những người Do Thái Âu Châu đó nay

đã không còn nửa.


Quyền lực độc nhất có khã năng phá hoại tương đương với những gì đã kể ở trên thuộc về Thượng Đế. Hay Thiên Nhiên. Hay

là Thượng Đế của Thiên Nhiên, nếu cũng như Jefferson bạn do dự không biết chọn ai giửa Thượng Đế hay Thiên Nhiên.

Santorini là một hòn đảo có một nền văn minh thực sự phồn vinh tại Địa Trung Hải cho đến một buổi sáng 3.500 năm về trước,

nó bổng chìm xuống đáy biển. Giản dị như thế. Đất động. Núi lửa phun. Chấm hết.


Thế nhưng, chính Thượng Đế cũng không thể nào ác độc bằng những tạo vật con đẻ của Thượng Đế. Cho mổi đảo Santorini,

có hàng trăm vụ thảm sát những người vô tội. Và kẽ gây nên những vụ thảm sát đó, không ai hơn là con người – hay, chính

xác hơn, là chính trị, tức là những nhóm người được tổ chức để thủ đắc và hành xử quyền lực.


Chính trị, khi được làm ngày này qua tháng nọ, thường không là một trong những việc làm cao thượng nhất của loài người.

Machiavelli đã cho chính chị một vỏ bọc cao quý và vinh quang, nhưng lời ví von chua cay của Disraeli “tôi đã leo đến đỉnh cao

của cây cột mỡ” nắm được cốt lỏi của chính trị trên thực tế: chụp giựt, kéo móc, gạt gẩm, mỵ dân, và chó má.


Câu nói có ý tứ và cân bằng nhất về chổ đứng của chính trị trong đẳng cấp các ngành học về con người do một người Mỹ, -

đương nhiên - ông John Adams, nói lên. “Tôi phải học chính trị và chiến tranh”, ông viết, “sao cho các con trai của tôi sẽ được

tự do học toán và triết học, địa dư, khoa học tự nhiên, kiến trúc hàng hải, kỷ thuật hải hành, thương mại, nông nghiệp, và sao

cho con của chúng sẽ có quyền học hội hoạ, thi pháp, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc tạc tượng, đệt thảm và làm đồ gốm.”


Adams đã thấy rỏ việc chính trị đúng là nền tảng không thiếu được của những gì tao nhã và đẹp. Trước tiên và trên tất cả mọi

việc khác, bạn phải bảo đảm cho bằng được quyền sống, sự tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Ở đó chính

là chính trị được làm đúng, đồng thời là một nền chính trị chỉ có thể có được qua nhọc nhằn, và lắm khi, qua chiến tranh. Thế

nhưng, những vinh quang mà một nền chính trị như thế mang lại không nằm ở trong chính nó, nhưng ở phía ngoài. Mục tiêu

sâu xa nhất của chính trị là tạo điều kiện cho sự trau dồi các học thuật cao cả hơn trong đời sống, trước tiên là triết học và

khoa học, và sau đó và lên dần là các nghệ thuật tinh xảo và tinh vi hơn. Cần lưu ý đến điểm Adams nhắc đến nghành kiến trúc

hai lần: thế hệ thứ nhì phải học kiến trúc hàng hải - một ngành học tổng hợp các ngành chiến tranh, thương mại, và khoa học -

trước khi thế hệ thứ ba có thể học trong an toàn ngành kiến trúc để xây cất.


Hệ luận lạc quan nhất từ lời quả quyết trên của Adams là, nếu thế hệ thứ nhất hiểu được cốt lỏi của chính trị và làm chính trị

đúng, họ sẽ không bị tổn hại và sẽ có khả năng gầy dựng được tương lai. Nhung chính ông cũng đã từng nói: “chưa hề có

một nền dân chủ nào mà không tự sát.” Jefferson [Thomas Jefferson, 1743-1826, một trong những cha già của nước Mỹ và

người viết chính của Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ vào năm 1776; chú thích của người dịch] còn nói thẳng thừng hơn về

tính bền vững của tụ do. Ông viết là cứ mổi 20 năm có thể phải có một cuộc cách mạng trong hiến pháp. Thật vậy, bài học từ

lịch sử của chúng ta là: việc duy trì một cớ cấu, một trật tự hiến định là một công tác không bao giờ ngưng, là việc làm liên tục

và không thể nào chấm dứt được của mổi thế hệ.”


Khi suy tư về thân phận người Việt, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một bài hát với các lời như sau:


Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ,một rừng xương khô
Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ


Bài hát trên, “Gia Tài Của Mẹ”, chắc không có một người Việt nào đang sống trong nước hay ngoài nước mà đã không một lần

hát, hay không một lần nghe, và nhất là, không một lần ứa nước mắt. Vào năm 2015, gia tài của Mẹ vẫn còn như ông đã mô tả

và tiên tri: đầy xương khô và mồ. Tuy rằng, bây giờ không còn là xương khô và mồ những người lính hai miền Bắc và Nam,

nhưng vẫn là xương khô và mồ của những người mà đất nước đang cần nhất: những nhà bất đồng chính kiến của cả ba Miền

đất nước.


Chỉ vì chúng ta đã không làm chính trị.


Vì không làm chính trị, chúng ta đã không chặn được những kẻ đã tráo trở cướp và giữ được quyền cai trị đất nước suốt 70

năm qua mà không cần sự đồng thuận của chúng ta.


Vì không làm chính trị, chúng ta đã không ngăn chặn những kẻ tráo trở đó qua bạo lực vô tận đã ngăn chặn không cho chúng

ta làm những điều thật sự có lợi ích cho người dân.


Vì không làm chính trị, chúng ta đã không muốn hay không nói lên được các ý kiến trung thực của chúng ta về những vấn đề

bức thiết nhất của đất nước.


Xin cám ơn những người trẻ như Phạm Thanh Nghiên, và tất cả những ai đã can đảm bất chấp các đe dọa và hiểm nguy cho

thân mạng, đã dám làm chính trị, đã đứng dậy ra tay góp phần vào xây dựng một xã hội dân sự cho Việt Nam, đã trực tiếp hay

gián tiếp nhắc nhở mọi người, và nhất là những người trẻ, những người đang học ngành “hội họa, thi pháp, âm nhạc, kiến trúc,

điêu khắc tạc tượng, dệt thảm và làm đồ gốm” về yêu cầu quan tâm đến những vấn đề lớn như nhân chủ và nhân quyền, tức là

những đối tượng lớn của chính trị. Khi mỗi người Việt chúng ta đều cùng suy nghĩ như Phạm Thanh Nghiên, đều cùng tham

gia vào việc xây dựng xã hội dân sự cho Việt Nam, đều cùng làm chính trị, nhất định vận nước sẽ đổi, nạn Bắc Thuộc lần thứ

Năm sẽ có cách hóa giải, và đời sống của từng người Việt sẽ tốt đẹp hơn.


April 8, 2015
Chấn Minh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.309 giây.