Bốn mươi năm trước, Hoa Kỳ không giữ lời hứa với chánh quyền VNCH để Việt Cộng vi phạm hiệp định Paris 1973, kết quả
là quân Cộng Sản tiến chiếm Sài Gòn và Miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4, 1975.
Sau chiến thắng, đảng CSVN huênh hoang: Ðế quốc Mỹ đại bại, chiến tranh Việt Nam báo hiệu ngày tàn của Ðế Quốc Mỹ,
chiến lược toàn cầu của Mỹ phải thay đổi, xã hội chủ nghĩa sẽ toàn thắng trên khắp thế giới với chủ thuyết tất thắng Mác Lê Nin.
Sức mạnh quân sự và văn hóa Hoa Kỳ vẫn tiếp tục trấn áp các quốc gia trên thế giới. (Hình: Getty Images)
Hoa Kỳ bỏ đồng minh VNCH năm 1975, tái phối trí để nhắm về khối Xô Viết. Thất bại ở Việt Nam là thất bại tạm thời của Hoa
Kỳ. Việt Nam Cộng Hòa bị tư bản Hoa Kỳ bán đi như bán cổ phần của một công ty bị thua lỗ trong thị trường chứng khoán để
giữ lại các cổ phần các công ty tốt. Huênh hoang sau chiến thắng, Cộng Sản Việt Miên Lào bị cô lập. Mười bốn năm sau các
chính quyền Ðông Âu sụp đổ bắt đầu từ Ðông Ðức với bức tường ô nhục Bá Linh bị giật sập. Hai năm sau Xô Viết tan rã.
Mười năm sau, biến cố 11/9 ở Nữu Ước đưa đến chiến tranh A Phú Hãn năm 2001, tiếp theo là chiến tranh Iraq năm 2003.
Hoa Kỳ lún sâu ở Trung Ðông năm 2015, Nga với Putin làm lộng ở vùng Hắc Hải, Trung Cộng đang lên với quyền lực quân sự
và kinh tế đi dọa các nước làng giềng ở biển Ðông và Nam Thái Bình Dương, một lần nữa thế giới lại đặt vấn đề “Ðế Quốc Mỹ
đang giãy chết như Ðế Quốc Anh sau Thế Chiến Thứ Hai.”
Từ sau Thế Chiến Thứ Nhất, hơn 100 năm bộ mặt chánh trị Hoa Kỳ không thay đổi dù chánh quyền dưới sự lãnh đạo của các
tổng thống đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Từ sau Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ vẫn đứng vững dù Xô Viết biến thành Nga hay
chiến tranh nóng tiếp diễn trên nhiều phần đất trên thế giới dưới nhiều hình thức tôn giáo, chủng tộc, độc tài, v.v... Hoa Kỳ chỉ
bị đứng khựng hay thối lui nhiều lần trong các thập niên 1960, 1970, 1980 ngoài thất bại ở Việt Nam năm 1975. Bước lùi rõ rệt
nhất là ở Nam Mỹ từ Nicaragua, Venezuela, Brazil, Ecuador, Bolivia hay Mexico nhưng những bước lùi ấy nặng về chánh trị và
ý thức hệ hơn là về kinh tế. Các quốc gia Brazil, Venezuela nghiêng về dân chủ xã hội chủ nghĩa nhưng không đối đầu được
với nền kinh tế tư bản của anh Hoa Kỳ khổng lồ ở Bắc Mỹ nói chi là các nước nhỏ như Ecuador hay Bolivia. Ngay đến Mexico
một nước lớn cũng không đứng độc lập được với Hoa Kỳ.
Sức mạnh quân sự và văn hóa Hoa Kỳ trấn áp các quốc gia trên thế giới. Giới trẻ yêu chuộng văn hóa Mỹ từ phim ảnh, văn
chương cho đến âm nhạc. Hoa Kỳ vẫn giữ các căn cứ quân sự trên toàn thế giới với con số không ai rõ ngay cả đến ông Ron
Paul cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa chỉ ước tính 900 căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới trong 130 quốc
gia ngược với thống kê khác trên 148 quốc gia với hơn 160,000 lính thường trực can thiệp bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào khi
quyền lợi của Hoa Kỳ bị thách thức, những căn cứ quân sự trong thới chiến tranh lạnh không bị hủy bỏ cũng như quân Hoa Kỳ
vẫn chiếm đóng vùng phi quân sự giữa Nam và Bắc Hàn dù hàng không mẫu hạm ở Thái Bình Dương lúc nào cũng sẵn sàng
can thiệp vào Bắc Hàn.
Khối Liên Hiệp Âu Châu với 28 thành viên tạo được một hệ thống liên quốc gia với các cơ sở tài chánh và chánh quyền như
Hội Ðồng Liên Hiệp Âu Châu, Tòa Án Âu Châu, Ngân Hàng Trung Ương từ năm 1993 có cả công dân Âu Châu với đồng Âu
Châu vẫn không độc lập với Hoa Kỳ. Chủ quyền của các nước Âu Châu chỉ đứng trên bề mặt. Sau Chiến Tranh Lạnh, Ðức trở
thành quốc gia hùng mạnh nhất Châu Âu về mặt kinh tế và chiến lược với bà Angela Merkel làm thủ tướng vẫn bị Hoa Kỳ chi
phối trên nhiều lãnh vực nhất là lãnh vực quân sự. Bà Angela Merkel đã nhũn nhặn từ chối lãnh đạo liên hiệp Âu Châu dù Ðức
đang dẫn đầu Châu Âu về kinh tế. Bà đứng trung gian hòa giải giữa Hoa Kỳ và Nga, một phần bà học bài học của Hilter hồi
Thế Chiến Thứ Hai một phần vì sức mạnh quân sự của Ðức đứng dưới cả Nam Hàn.
Anh vẫn tự hào độc lập với Hoa Kỳ, là đồng minh xuyên Ðại Tây Dương, nhưng qua các trận chiến ở A Phú Hãn và Iraq, thủ
tướng Tony Blair đi theo sự lãnh đạo của Hoa Kỳ như một nước chư hầu.
Khối Âu Châu với đồng Euro tùy thuộc Hoa Kỳ khi cơn khủng hoảng tiền tệ xảy đến cho Hy Lạp. Trong hồi ký mới năm 2014,
cựu Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ Timothy Geithner đã tiết lộ là các nhà lãnh đạo Âu Châu đưa giải pháp cứu Hy Lạp với số
tiền rất nhỏ, Hoa Kỳ phải ra lệnh Âu Châu “bơm” 500 tỷ Euros vào kinh tế Hy Lạp. Với cơn khủng hoảng mới ở Hy Lạp của
chánh quyền Syriza, liên hiệp Âu Châu tiếp tục làm theo những gì Hoa Kỳ yêu cầu.
Chiến tranh A Phú Hãn và Iraq, được gọi là chiến tranh chống khủng bố từ thời T. T. George W. Bush. Chiến tranh ấy cho thấy
Hoa Kỳ lún sâu ở Trung Ðông. Chương trình xây dựng quốc gia A Phú Hãn và Iraq của Hoa Kỳ thất bại ngay từ bước đầu khi
Hoa Kỳ giải tán quân đội Iraq sớm. Các nền tảng xã hội căn bản bị phá vỡ. Giống như ở Việt Nam trước 1975, chánh phủ Hoa
Kỳ kết tội chánh quyền A Phú Hãn tham nhũng. Hoa Kỳ không thành công trong việc xây dựng quốc gia dân chủ tự do nhưng
Hoa Kỳ đã thành công chia rẽ thế giới Hồi Giáo và Á Rập, chấm dứt tinh thần quốc gia của của khối Á Rập.
Chiến tranh chống khủng bố thất bại. Bin Laden bị giết nhưng nhóm quốc gia quá khích khủng bố Hồi Giáo ISIS xuất hiện lớn
mạnh. Quốc gia Hồi Giáo Iraq (Islamic State of Iraq, ISI) sau thêm Syria vào thành ISIS đôi khi gọi là ISIL (Levant, bao gồm
rộng hơn gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Do Thái, bán đảo Á Rập và Lebanon) cầm đầu bởi Abu Musab al - Zarqawi người
Jordan phụ tá cho Bin Laden, khối Hồi Giáo Sunni chủ trương giết hết Hồi Giáo Shia. Zarqawi muốn thành lập quốc gia Hồi
Giáo thay cho đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) từ khi đế quốc nay sụp năm 1912. Ða số Hồi Giáo muốn có quốc gia Hồi Giáo
kể cả Nam Dương (62% ủng hộ). ISIS đã kiểm soát được diện tích vùng Tây Iraq và Bắc Syria lớn hơn cả nước Anh, quân đội
gia tăng dù Hoa Kỳ tăng gia đánh bom. Từ 15 tháng sáu, ISIS kiểm soát thành phố Mosul lớn thứ hai sau thành phố Baghdad,
Iraq. ISIS cai trị bằng chánh sách đàn áp, công an trị cùng các biện pháp dã man như Cộng Sản vào thời kỳ quá độ Mao,
Stalin, Hồ Chí Minh. Dân Iraq thích ISIS vì thuế đánh nhẹ 2.5%, không còn thấy hỗn loạn và tham nhũng như chánh quyền Iraq.
Trung Ðông tan vỡ từ sau Thế Chiến Thứ Nhất lại tan vỡ hơn từ khi Hoa Kỳ can thiệp vào Iraq. Cách Mạng Mùa Xuân Á Rập
bây giờ đã vào quá khứ. Syria có thể chia 3, Iraq cũng có thể thành 2 hay 3 quốc gia. Hoa Kỳ ủng hộ Hồi Giáo Shia ở Iraq chia
rẽ Sunni. Xem Iran (đa số Hồi Giáo Shia) là quỷ chỉ có hại cho Hoa Kỳ vì không có sự ủng hộ của Iran Hoa Kỳ không cai trị
được Iraq, chỉ có Iran ra lệnh cho lãnh tụ Shia Muqtada al - Sadr cộng tác với Sunni, không có sự cộng tác của Iran Hoa Kỳ
không ổn định được A Phú Hãn và Iraq. Hiệp ước về nguyên tử với Iran ngày 2 tháng 4, 2015, có nhiều điều khoản khó thực
hành nhưng hiệp ước phá vỡ chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Iran trong 36 năm. Chấm dứt chiến tranh lạnh với Iran, Hoa Kỳ
bớt lệ thuộc vào dầu hỏa của Saudi Arabia và nội chiến Syria và Yemen ở Trung Ðông có thể kết thúc. Hoa Kỳ từ trước đến
nay vẫn giữ tiêu chuẩn kép ở Trung Ðông, với hiệp ước nguyên tử Israel không độc quyền vũ khí nguyên tử, một vũ khí quốc
gia nào cũng muốn nhưng có rồi không ai dám xài! Hoa Kỳ gây rối ở Trung Ðông mở cánh cửa cho Trung Cộng. Trong khi
Putin đã bớt áp lực quân sự ở Ukraine vì giá dầu xuống và vì áp lực của Âu Châu, Trung Cộng thừa nước đục thả câu nhảy
vào Trung Ðông. Sau khi TT Obama gia tăng thời hạn rút quân ở A Phú Hãn, TT Ghani qua Bắc Kinh được Tập Cận Bình gọi
“Ghani là bạn cũ của Dân Trung Hoa,” thời đại cộng tác mới bắt đầu với 327 triệu Mỹ Kim viện trợ cho A Phú Hãn đến năm
2017. Công ty đồng (China Corporation Copper) ký khế ước 4.4 tỷ trong khi 70 công ty Mỹ chỉ có khế ước 75 triệu Mỹ kim.
Trung Cộng biểu diễn quyền lực mềm với sức mạnh kinh tế gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng đang phát triển nhưng cái
họa da vàng Trung Quốc còn xa. Kinh tế Hoa Kỳ và Trung Cộng tùy thuộc lẫn nhau, giới lao động làm việc cho tư bản Mỹ nằm
ở Trung Hoa. Tất cả con số về kinh tế cho thấy Trung Cộng vẫn thua xa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trên các lãnh vực dược
phòng, không gian, điện toán, dụng cụ y khoa. 100 đại công ty trên thế giới không có tên công ty Trung Hoa. Công ty xuất cảng
hàng đầu của TH do ngoại quốc làm chủ. Ở Hoa Kỳ số triệu phú là 42.5%, Nhật 10.6%, Trung Hoa 9.4%, Anh 3.7%, Thụy Sĩ
2.9%, Ðức 2.7%, Ðài Loan 2.3%, Ý 2%, Pháp 1.9%. Sức mạnh mềm thua Hoa Kỳ còn tiềm lực quân sự của Trung Cộng chỉ
dọa các nước láng giềng như Việt Nam, chưa so được với tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ.
“Trong cái mạnh, có cái yếu.” Trung Cộng đang lên nhưng Tập Cận Bình trong bụng đã có mối lo. Nền kinh tế lớn nhất thế giới
là nền kinh tế đang có chiều đi xuống. Trong quí chót năm 2014, có nhiều hãng xưởng đã không trả tiền cho công nhân, biểu
tình chống đối đình công 3 lần nhiều hơn so với cùng thời kỳ năm 2013. Kinh tế Trung Hoa có thể đi xuống nhanh hơn dự tính
mặc dù hãng xưởng sản xuất vẩn đứng đầu thế giới, công nhân già nhanh kém sản xuất vì chính sách một con, nhiên liệu
nguyên liệu ít dần mặc dù chánh quyền Trung Cộng khai thác tài nguyên ở Phi Châu. Tiền vay của các hãng lên cao hơn lợi
tức trong khi Tập Cận Bình thành lập ngân hàng phát triển, quỹ xây dựng hạ tầng đường lụa, (Silk Road) ngân hàng xây dựng
hạ tầng Á Châu tổng cộng 240 tỷ Mỹ Kim, với sự cổ võ của Henry Kissinger, để thay thế ngân hàng và quỹ tiền tệ thế giới.
Cầm đầu đảng Cộng Sản với hơn 80 triệu đảng viên, Tập Cận Bình được gọi là Tập Ðại Ðại, như đại ca của Mafia, giữ hơn 10
chức vụ từ chủ tịch nhà nước, tổng bí thư Ðảng, chủ tịch ủy ban quân quản, chủ tịch ủy ban ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc
phòng, công an nhân dân, mạng thông tin. Sự rối loạn đến từ trong nội bộ. Như Người hùng của họ Tập là Tống Giang trong
truyện Thủy Hử, có tinh thần cầm đầu đảng cướp Tập Cận Bình chống dân chủ hóa như Hoa Kỳ. Trong hai lần họp với phó
Tổng Thống Joe Biden năm 2011 và 2012 Tập Cận Bình đã tuyên bố không chấp nhận giá trị dân chủ Tây Phương và nhân
quyền. Thanh trừng nội bộ đảng, họ Tập nhà độc tài nhất từ sau Mao Trạch Ðông đã điều tra trên 10,000 cán bộ, trong năm
2014 hơn 100,000 đảng viên cao cấp mất chức vì tội tham nhũng nhưng thật sự tham nhũng chỉ là cớ để loại chân tay bè
đảng không trung thành.
Trong nội bộ chủ tịch Tập Cận Bình cảnh cáo “Mỹ đang toa rập lật đổ chế độ CSTQ qua diễn tiến hòa bình” nên từ đầu năm
2015 Tập Cận Bình đã cho thấy bàn tay sắt, đóng mạng lưới chống đối nhiều hơn năm 2014, đối lập không có chỗ đứng trong
“xã hội hài hòa.” Các cơ quan vô vị lợi NGO bị xem là tay chân của bọn Mỹ, các hãng Microsoft, Cisco, Intel là “chiến sĩ của
chánh quyền Hoa Kỳ,” CIA và cơ quan dân chủ NED đứng đằng sau các cuộc biểu tình đòi Dân Chủ ở Hồng Kông (cách
mạng Dù) và ở Ðài Loan. Tập Cận Bình độc tài đứng một mình vì “Xô Viết đã sụp đổ năm 1991 là vì không có kẻ nào mạnh
đứng đối đầu chống lại bọn phản động.”
Ðối ngoại, với các nước láng giềng Tập Cận Bình như bọn cướp Lương Sơn Bạc. Cộng tác với Nga nhưng từ từ bỏ Putin sau
khi Nga gây chiến tranh ở Ukraine, trục lợi qua chánh sách cô lập kinh tế của Putin, Tập Cận Bình quay mặt về Hoa Kỳ yêu cầu
TT Obama “lập quan hệ song phương bình đẳng mới” nhưng TT Obama đã từ chối không chấp nhận chánh sách của Trung
Cộng chiếm những hòn đảo và tranh chấp biển Ðông. Chánh sách cướp dần từ không phận, hải phận, xây giếng dầu, xây phi
trường trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo trên vùng Nam Thái Bình Dương, đã bị TT Obama chánh thức phản đối.
Hiểm họa độc tài của Tập Cận Bình đã khiến các đảng viên CSTQ trung kiên lo sợ, theo chu kỳ Trung Hoa sẽ có một cuộc
cách mạng đẫm máu. Họ chủ trương thay vì đóng cửa với thế giới bên ngoài và đe dọa các nước láng giềng, Trung Hoa cần
thay đổi chế độ bằng phương pháp hòa bình biến đảng CSTQ thành đảng xã hội cánh tả như các đảng xã hội ở các nước Tây
Phương. Giai cấp trung lưu đang lên ở Trung Hoa không phải là đối tác đáng tin cậy cho đảng CS.
Thế giới cố dự đoán “Ðế quốc Mỹ đang giãy chết” nhưng như Frederick Hayek, kinh tế gia giải Nobel, nhận định: “kinh tế chỉ
huy luôn luôn thất bại.” Con đường kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa của TC đang giẫy chết trước khi đế quốc
Mỹ giẫy chết.
Việt Nguyên/Người Việt