logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/04/2015 lúc 10:49:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chưa năm nào làng An Lạc chúng tôi mừng Lễ Phục Sinh vui đến thế. Các cụ có biết tại sao không? Thưa, vì vị tiên chỉ làng tôi, Cụ Chánh, nhập đạo Công Giáo. Trong lễ đêm Thứ Bảy trước Chủ Nhật Phục Sinh, Cụ Chánh và Cụ B.95 đã được Cha Paolo làm lễ Thánh Tẩy. Mỗi Cụ được choàng một tấm khăn trắng lớn và tay cầm một cây nến cháy sáng tượng trưng cuộc đời mới, sức sống mới. Chưa bao giờ cộng đoàn nhà thờ vỗ tay chào mừng hai cụ to đến thế. Giáo dân ở đây đã quen Cụ lâu rồi, vì mỗi ngày lễ Tạ Ơn hằng năm, Cụ đều đến dự và lặp lại lời cám ơn giáo xứ đã bảo lãnh Cụ từ trại tỵ nạn Thái Lan khi xưa. Lần này Cụ cũng làm cả nhà thờ cảm động. Cụ nói: Năm 1981, khi đón chúng tôi tại phi trường, Cha Paolo bảo: Chúng tôi biết Cụ theo đạo Ông Bà ở Việt Nam từ bé, xin Cụ cứ tiếp tục sống theo đạo của Cụ. Đời sống, lời nói và việc làm của Cha đã làm tôi thao thức bao nhiêu năm. Tôi và bà bạn già của tôi đây thấy mình hạnh phúc vô cùng vì chúng tôi vẫn còn được thờ ông bà tổ tiên như xưa, chỉ thờ thêm Thiên Chúa ở bên trên. Từ nay, trong thánh lễ chúng tôi có thể cầm tay mọi người và cùng đọc chung lời kinh kêu Thiên Chúa là Cha, Lạy Cha chúng con ở trên trời…

Nói đến đây rồi Cụ Chánh nghẹn ngào, Cụ B.95 cũng khóc theo. Ai trong nhà thờ cũng cảm động. Cha Paolo chủ lễ liền ôm lấy hai Cụ. Cha Paolo lên tiếng trong cơn xúc động: Lời Cụ vừa nói hay hơn bài giảng của tôi.
Trong lễ rửa tội này, Anh John là người đỡ đầu cho Cụ Chánh, và Chị Ba Biên Hòa đỡ đầu cho Cụ B.95. Bây giờ là thời đại điện tử, trong túi ai cũng có iPad. Bao nhiêu người trong nhà thờ đã đưa máy iPad lên để chụp những giây phút đáng ghi nhớ này.

Chiều Chủ nhật Phục Sinh là một đại tiệc tại nhà Cụ Chánh. Đầu bếp là Chị Ba Biên Hòa. Người khách danh dự là Cha Paolo. Trong buổi tiệc chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện, nhưng câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ nhất là chuyện Cụ Chánh kể. Rằng một lần kia vào mùa xuân Cha đến thăm chúng tôi bất chợt, ngay đầu bữa ăn. Tôi mời Cha ăn cơm với chúng tôi, Cha đã vui vẻ ngồi ngay xuống và ăn rất vui vẻ thân tình. Cuối bữa ăn, lúc uống trà, tôi hỏi Cha rằng: Ông bà chúng con ở trên bàn thờ kia, chúng con nhìn thấy ông bà hằng ngày, thế còn Thiên Chúa của Cha thì Ngài ở đâu, ở trên trời hay ở trong nhà thờ? Cha đã trả lời tôi ngay: Thiên Chúa ở ngay đây, rồi Cha chỉ tay ra mảnh vườn trước cửa kia, Cha nói: Vườn bây giờ đầy hoa vàng hoa đỏ, đầy rau xanh tươi thơm ngát. Khi Cụ trồng hoa và trồng rau, Cụ có thấy màu vàng màu đỏ ở trong đất không, Cụ có thấy mùi hoa ngạt ngào ở trong đất không? Chắc chắn là Cụ không thấy gì. Thế cái màu vàng màu đỏ, cái mùi hương thơm ngát kia từ đâu ra? Đó, Cụ ơi, Thiên Chúa đó. Câu này làm tôi nhớ đời. Cái vườn nhỏ trước cửa sổ phòng ăn đã làm tôi thấy Thiên Chúa. Bây giờ mỗi lần tôi cầu xin với ông bà tổ tiên thì tôi cầu với Thiên Chúa trước vì Thiên Chúa là đấng đẻ ra ông bà tổ tiên…
Người vui thứ hai trong bữa tiệc này là Anh John và Chị Ba Biên Hòa.

Anh John nói trước mặt Cha Paolo: Chúa đã nhận lời chúng con hằng cầu xin. Từ bữa nay trở đi, mỗi sáng chủ nhật vợ chồng con sẽ lái xe đến rước hai Cụ cùng đi lễ nhà thờ với gia đìng chúng con. Nào, còn niềm hạnh phúc và niềm vui gì lớn hơn!

Sau bữa tiệc thì Cha Paolo ra về vì ngài còn bao nhiêu việc ở nhà thờ. Dân làng An Lạc chúng tôi thì ở lại rất lâu, vì còn bao nhiêu chuyện vui vẻ để kể cho nhau nghe.

Cụ Chánh tâm sự đầu tiên: Xưa nay lão hằng kính phục hai người, đó là Đức Lạt Ma và Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô. Câu Cha Paolo nói với lão ở phi trường ngày xưa đúng y chang lời Đức Lạt Ma nói với một anh Do Thái. Anh này không thích đạo Do Thái nên đã nhập đạo Công Giáo. Theo đạo ít lâu, anh chán và đi sang gặp Đức Lạt Ma để xin theo đạo của Ngài. Đức Lạt Ma đã vỗ vai anh mà nói: xin bạn cứ giữ đạo của bạn hiện nay, hãy sống vui vẻ hết mình theo lời Chúa dạy, yêu tha nhân như chính mình. Như vậy cũng là đạt đạo của tôi. Còn Đức Phanxicô thì hôm Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, ngài đã làm tôi cảm động quá. Các bạn biết gì không, Thứ Năm trước Lễ Phục Sinh thì các nhà thờ có nghi lễ Rửa Chân cho 12 người được kén chọn trong cộng đoàn tượng trưng 12 môn đệ khi xưa. Vị chủ tế đến quỳ xuống trước mặt họ rồi rửa chân cho từng người. Năm nay, tại Roma, Đức Phanxicô đã không làm lễ rửa chân cho 12 người vị vọng ở đại giáo đường, mà ngài đã vào trong nhà tù rửa chân cho 12 tù nhân, 6 tù nam và 6 tù nữ. Cử chỉ và nét mặt của ngài rất chân thành, ngài quỳ xuống, rồi đổ nước rửa chân, rồi lau chân cho từng người, lau xong ngài còn hôn vào chân họ. Tôi thấy 3 tù nhân đã khóc. Có một nữ tù nhân ôm đứa con hai tuổi trên tay, ngài đã rửa chân và hôn chân cả hai mẹ con. Đây là một vị đại thánh.

Tuần trước, có ông bạn già bên Âu Châu đã viết thư sang chúc mừng lão nhập đạo Công Giáo. Ông ta cho biết là ông ta rất vui mừng vì lão đã đi cùng con đường với Cựu Hoàng Bảo Đại, GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyên Sa Trần Bích Lan, Thi Sĩ Hà Thượng Nhân, Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Lão giật mình. À, thế ra vào cuối đời các vị này cũng nhìn thấy Thiên Chúa như mình.

Cụ Chánh vừa ngưng thì Anh John tiếp lời ngay. Anh bảo: Hôm nay là ngày vui lớn, ngày hạnh phúc của hai Cụ. Chắc ai cũng muốn phát biểu, cháu sợ mất phần nói nên xin cho cháu nói liền bây giờ. Bữa nay cháu không cần Cụ
Trà Lũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.