logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 22/04/2015 lúc 07:43:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Chuyện của tôi đi và sống sau Tháng Tư đen
Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi'

Khi đơn vị tôi tan rã, tôi về Vũng Tàu. Tôi vô Tiểu Đoàn 6 Dù tìm người bạn không gặp. Tôi xuống Cát Lở tìm người quen cũng

không có may mắn. Khi thị xã bị mất một phần, tôi và một số bạn tá túc trong nhà người bạn của bạn mình khác binh chủng ở

gần chợ. Chúng tôi cởi bỏ hết quân phục đem sau vườn chôn. Mỗi đứa đều được trong nhà cho một số áo quần dân sự rồi tự

lựa mà mặc. Tôi chọn được cái áo màu đen và cái quần tây màu cà phê. Tôi mặc cái quần được ngày đầu thì ngày hôm sau

cái phéc-ma-tuya không kéo được. Tôi đang đứng trên lan can nhìn xuống đường xem cảnh người chạy xuôi chạy ngược.

Người con gái trong gia đình tự nhiên tới gần bên tôi rồi cười chum chủm. Tôi đang lúng túng không biết chuyện vui gì mà

cười thế. Thằng bạn Tiểu Đoàn 4 TQLC há mồm:


- Mầy mở cửa sổ kìa!


Tôi nhìn xuống mới cảm thấy xấu hổ chút chút. Chờ hoàn hồn một lúc, tôi tìm hiểu người con gái:


- Chồng cô bây giờ ở mô?


- Em còn nhỏ mà. Anh là người ngoài Trung ở xa quá trời ha!


Tôi nhìn mái tóc thả dài sau ót của người con gái. Tôi nhìn cái nụ cười hóm hỉnh dễ thương. Tôi định trao đổi chuyện đời cho

ấm trong lòng khi bỏ cuộc chơi ngoài trận tuyến thì tìm được cuộc vui bóng hồng trong nhà. Câu chuyện đang lỡ dở. Tiếng

pháo nổ chát chúa. Tôi lật đật kéo tay người con gái cùng chạy xuống nhà dưới tìm chỗ núp. Tôi nói trong thinh không:


- Chẳng lẽ pháo lạc vào đây thì đúng là xui tận mạng.


Gục vào tay nhau tìm sự che chở. Khi đợi chờ tiếng rú của làn đạn pháo mỗi lúc mỗi xa, tôi nghe tiếng người trong nhà bàn

bạc với nhau là phía nhà đối diện bên kia đường bị trúng pháo nặng rồi.


Mấy hôm sau tiếng loa phát thanh kêu gọi tất cả quân dân cán chính ra trình diện tại Ủy ban quân quản Vũng Tàu. Tôi cũng như

tất cả người bạn tá túc trong nhà trong thế chuẩn bị ra đầu thú rồi mạnh ai người ấy tìm đường về quê.


Giã từ ngôi nhà cho tôi những bữa cơm. Giã từ bạn cho tôi cụng từng ly bia sủi bọt cay đắng cuộc đời. Giã từ người con gái

cho tôi gặp muộn màng khi đời đưa tôi xuống vực thẳm. Tôi trình diện rồi cầm tờ giấy trong tay. Tôi lên xe trực chỉ Sài Gòn.


Cái cầu giữa khoảng đường Vũng Tàu - Phước Tuy bị sập. Hành khách phải lội qua sông để sang xe. Bước lên bờ đang giơ

cái quần lên vắt nước, tôi nhận một cái vỗ vai thật nặng. Chưa kịp xoay đầu thì thằng Quyền cười sặc sụa:


- Tao là Quyền đây. Sao mầy lại lạc về đây nhỉ!


Tôi mừng đến chảy nước mắt. Hai thằng biệt vô âm tín khi ra trường. Hồi đó nó và tôi cùng Trung đội khóa sinh. Vì tôi không

có người thân ở Sài Gòn, mỗi lần đi phép tôi đều về nhà nó ở đường Yên Đổ. Nó có người chị và đứa em gái thấy tôi vui tính

nên hay nghịch ngợm, cho nên lắm lúc tôi muốn ghẹo nhưng khó đi vào vấn đề. Chị nó có cái thói lạ là mỗi khi tôi ngỏ lời mời

đi chơi chung hay đi ciné thì luôn viện cớ khước từ. Nhưng mỗi lần từ quân trường về thăm, lúc đi thằng bạn tôi chở em nó còn

chị nó tự lái xe hai bánh đèo tôi, tôi giành lái nhất định không cho. Đến Hàng Xanh ra xa lộ thì hai đứa chúng tôi đón xe về Thủ

Đức. Nghĩ tới chuyện cũ tôi hỏi Quyền:


- Hai bác và bà chị cô em gái của mầy thế nào?


Nó trầm ngâm một lúc rồi nói:


- Hai chị em đi Pleiku dự đám tang bà con. Không hiểu sao lúc về lại theo đường Phú Bổn gì đó rồi bị VC pháo kích mất xác

trong tháng ba, còn đứa em lạc sau đó về lại được.


Tôi nghe như xé nát cả màng tai. Tôi chảy nước mắt dàn dụa. Thằng Quyền lắc vai tôi:


- Thôi chuyện qua rồi. Số phận cả. Mầy theo tao về nhà. Ba mẹ tao gặp lại mầy chắc mừng lắm đó.


- Tao đang nóng lòng về thành phố tìm bà con trước đã. Mai kia rồi lại tìm gặp nhau.


Thằng Quyền cầm một xấp bạc nhét vào tay tôi:


- Đơn vị tao lính tráng chạy tán loạn. Tao còn giữ lại một số tiền lương. Tao chia cho mầy phòng thân có gì mà xoay xở.


- Đúng là lũng đáy vận may gặp mầy mà mầy lại có tiền. Tao mừng hết lớn lúc này là chắc rồi. Tính mầy lúc nào cũng rộng

lượng với bạn bè.


Hai đứa tôi chia tay khi qua khỏi cầu Phan Thanh Giản.


Tôi về ngã tư Bảy Hiền, lội bộ tới trước cổng Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù. Tôi đi tìm nhà bà con bạn bè khu vực này. Các nơi

cửa đóng then gài. Tôi ngược về chợ ngã ba Ông Tạ ghé vào tìm nhà thằng bạn chung đơn vị cũng chẳng gặp ai. Tôi định tạt

vào quán cà phê thì thấy số đông người tụ họp trên đường. Tôi ghé mắt xem thấy người đàn bà mang thai quằn quại trên vũng

máu. Người ta xầm xì:


- Chiếc xe hơi của cán bộ đụng chết người bỏ chạy rồi.


- Ông ơi đừng có nói mà bị làm chứng mang họa vào thân. Đằng nào người bị nạn cũng mất rồi…


Thế rồi tôi lên cầu Chữ Y qua Phạm Thế Hiển. Ghé thăm nhà bạn nghề ông cò làm an ninh quận. Tôi định tạt qua cư xá PTH

thì anh ta mô tả vợ chồng thằng Hướng không có ở chỗ đó nữa. Chúng nó lấy xe Cảnh Sát đô thành chạy quanh phố làm mưa

làm gió. Hôm qua chúng mới ghé đây. Thằng Hướng đem theo mấy người sĩ quan VNCH mặc áo quần công an quân đội đi

theo xe nó. Tôi nghe xong mới hoàn hồn nghĩ ra rằng cái năm tôi tới nhà thăm, nó hỏi xin tôi khẩu súng lục. Tôi thấy tập san

báo Đối Diện của nhóm Linh mục Chân Tín, báo Tia Sáng của Ngô Công Đức số cũ và mới nó để đầy trên kệ. Giờ tôi mới có

câu trả lời là cớ gì nó tốt nghiệp Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt lại về Sài Gòn làm cái chức quèn trong Bộ Giáo Dục. Tôi mới

hiểu lương không bao nhiêu mà nó mở cái tiệm sửa xe gắn máy cho em nó trông coi tại đường Cao Thắng. Tôi nhớ một lần

tôi và nó đi chiếc xe hai bánh lambretta về Cần Thơ. Hắn bỏ tôi ngồi chờ 3 tiếng đồng hồ tại quán cà phê trên đường Phan

Thanh Giản, sau đó nó đổ thừa đi thăm bạn xe bị hư phải sửa. Té ra nó hoạt động nằm vùng nội thành. Một lần tôi dẫn nó vô

trại gia binh Tiểu Đoàn 8 Dù, nó nằng nặc đòi tôi chạy vòng vòng để xem cảnh từ chợ Sư Đoàn ra bệnh xá Đỗ Vinh, Đại đội Kỹ

Thuật, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Khối bổ sung rồi phi trường TSN. Theo lời yêu cầu tôi phải chạy lui tới cả mấy vòng

mới ra trước Lăng Cha Cả kiếm quán ăn.


Ông bạn cảnh sát quốc gia nói với tôi là ở tạm lại nhà ông thế nào cũng gặp vợ chồng thằng Hướng ghé lại. Ông nói trong

tranh tối tranh sáng tôi khoan vội về quê miền Trung.


Nghe nói vậy trong thâm tâm tôi lại sợ thằng Hướng gặp rồi bắt tôi biết đâu chừng. Không tin ai cả, tôi xuống Thị Nghè rồi ra xa

cảng kiếm xe về Hố Nai tìm nhà bà dì mà tính đường xuôi ra Huế.


Về quê không bao lâu thì nhận giấy đi trình diện học tập cải tạo. Sau khi ra khỏi tù, về địa phương chịu sự quản lý một thời

gian, tôi được trả quyền “công dân” trong một cuộc họp địa phương mà không bị ai tố cáo là còn ngoan cố.


Được quyền xin phép đi lại. Tôi theo chân chị mình đi vào miệt trong khi nay ở chỗ này mai chỗ kia kiếm sống.


Nghe người ta mách bảo ngã ba Tam Hiệp về Hố Nai cán bộ hay lui tới mua đồ chợ trời chui. Hai chị em tôi ghé vào nhà một

người cùng quê là cựu lính Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Mượn được một tấm tăng lều bạt khá lớn. Tôi mang hai cái bao tải chất đầy

áo quần cũ trong gia đình. Nói là cũ nhưng thực tình những cái áo dài của chị tôi và mẹ tôi nhiều khi mua rồi chưa mặc tới nên

khá mới. Khi ra bãi cỏ ngã ba. Chị em tôi thấy xung quanh có nhiều người đem đồ lặt vặt ra bán mà khách nón cối qua lại cũng

khá lắm người. Chị tôi bảo tôi trải hết áo quần ra rồi phân loại. Người khách mở hàng đầu tiên là đứa thiếu niên khoảng 13, 14.

Nó nhặt cái nón beret màu đen lên hỏi bao nhiêu tiền. Tôi bảo tôi bán đồ nhà, em cho bao nhiêu đó thì cho. Nó rút tiền trong túi

ra rồi trả lời:


- Em thích cái mũ này. Anh nói thế thì em trả tô phở với ly cà phê chịu không? Tôi gật đầu mừng rỡ chìa tay nhận tiền và thầm

cám ơn đứa nhỏ tốt bụng.


Tôi quay qua hỏi chị tôi:


- Làm sao biết giá mà nói cho khách trả. Chị tôi dặn dò:


- Cứ nói đại đi. Khi có người mua vài ba cái rồi thì tùy cơ mà bán đổ bán tháo để còn kịp lên xa cảng mua hàng đem về nữa

đó.


Hai chị em đang bàn tính thì xuất hiện hai người mặc áo bộ đội nam và một người nữ mặc áo dân sự chân đi dép râu tới. Họ

ngồi bệt xuống lấy tay lựa lọc áo quần và đồ lặt vặt. Một anh bộ đội sau khi sắp xếp một số đồ vào một góc rồi hỏi chị tôi:


- Tất cả bao nhiêu?


Chị tôi đang mải mê nói về chiếc áo dài như quảng cáo món hàng cho người phụ nữ. Người này lựa một số áo dài về một chỗ

rồi nói:


- Chị nói như vậy thì tôi mua hết đem ra Bắc làm quà cho bà con bạn bè.


- Thế thì tui bán rẻ cho vì thấy chị muốn mua nhiều.


Chị tôi nói chưa dứt lời. Một người bộ đội đứng dậy la lớn: Công an! Công an!


Chị em tôi đứng sững sờ nhìn những người khách bỏ chạy. Tôi nhìn xuống tấm bạt trống trơn, đảo mặt nhìn chung quanh

không thấy mảy may bóng dáng áo vàng, áo xanh. Tôi thấy chị tôi ôm mặt khóc. Tôi trong lòng không buồn vì không phải một

mình chị em tôi gặp nhiều chuyện không may. Tôi kéo tay chị tôi đi rồi kể câu chuyện mà tôi chưa hề kể cho chị tôi biết. Mất

cái này thì làm cái khác, quả đất tròn và đời chưa tận thế.


Tôi kể lại lần tôi đi buôn rượu mua từ Xa Cảng miền Tây đem về Bình Thuận. Khi sắp tới trạm kiểm soát kinh tế người lơ xe

nhắc nhở những người bán buôn lo chuẩn bị tư thế đối phó khi bị lục xét. Tôi có 2 thùng rượu mỗi thùng 10 lít thông thường tôi

đi chiếc xe quen thì tài xế tìm cách dấu cho tôi lúc cột hàng hóa tại bến. Chuyến đi này vô Sài Gòn trót lọt tôi kiếm ăn được

nên chuyến ra lỡ có bị chận bắt đóng thuế cũng không đến nỗi nào. Khi cách trạm một khoảng không xa, xe dừng cho số

khách quen, con buôn lẻ tẻ xuống rồi vận chuyển hàng qua xóm ven đường, và gặp nhau phía bên kia trạm như tôi đã dùng

mà qua mặt trạm thuế. Tôi thấy một cô gái vừa lùn vừa gầy. Cô ta mang cái gánh trên vai, hai đầu hai cái thúng không. Cô ta

hỏi ai có thuê gánh gì cô làm cho. Tôi vội nhanh nhẩu xách cái thùng rượu đưa cho cô rồi dí tiền vào tay căn dặn:


- Cẩn thận đó nha. Qua bên kia xe đón rồi tôi cho thêm tiền công.


- Khỏi lo, nghề ni tui thuộc lòng đoạn đường mà.


Khi chiếc xe dừng lại trạm. Hai nhân viên đứng ra xét. Một người leo lên mui xe. Một người đứng sau thùng xe nghiêm nét mặt:


- Nghe đây cho rõ. Ai mua đồ đem về trái luật nhà nước quy định phải khai báo để đóng thuế. Ai che dấu tôi phát giác sẽ bị

trừng trị.


Cả số khách trên xe nhìn nhau im lặng không ai hé môi. Người lục soát trên trần xe bước xuống trong tay cầm ba cái bao tải

nhỏ:


- Cà phê này của ai? Gạo này của ai? Đường cát này của ai?


Không có tiếng trả lời, hắn hằn học nhắc lại:


- Cà phê này của ai? Gạo này của ai? Rồi hắn đổ hết đồ trong bao xuống con đường cát sạn rồi lấy chân dẫm lên và đá bay

tung tóe.


Người đồng nghiệp của hắn lăng xăng kiểm soát rồi bất ngờ la lớn:


- Ô kìa, đằng khúc quẹo có đứa nào xách thùng màu xanh đang chạy. Đồng chí để tôi chạy theo đuổi bắt nó.


Không bao lâu hắn kéo tai người con gái nhỏ thó tới xe rồi vặn hỏi:


- Mầy cho tao biết ai là người trên xe làm chủ cái bình rượu này?


Người con gái nhìn thoáng qua tôi rồi nói:


- Cháu thấy bình màu xanh ai bỏ bên đường cháu tưởng là thùng nước mắm ai mua bỏ quên nên cháu lấy chạy xách về nhà.

Cháu không ăn cắp mà.


- Ừ thì thôi. Tao đổ hết xuống đường cho mà uống.


Hắn lại lên xe bắt hành khách xuống hết. Hắn lôi từng cái bao bột dấu trong góc. Hắn đạp vào các cái thùng chứa vật liệu. Hắn

trút hết những món đồ gọi là quốc cấm buôn lậu phá hoại kinh tế như mắm muối gạo cơm, cà phê cà pháo, trà, dầu ăn, đường

phèn, đường bánh, rượu đế…


Hắn cay cú với tài xế:


- Lần sau mà giúp khách che giấu đồ quốc cấm là đừng có trách tôi. Bây giờ tôi mời anh vô trạm để tôi giải thích…


Người tái xế hình như quen với những cảnh như thế này. Anh ta rút bóp lấy giấy có hình rồi bắt tay tên quan thuế. Đoạn ra hiệu

mọi người lên xe tiếp tục đi.


Một người khách mặc quần bộ đội áo trắng đầu đội nón cối tự nhiên đưa mắt lườm mọi người rồi cất giọng:


- Các người sống dưới thời Mỹ Ngụy quen thói bóc lột ăn xài. Thời buổi cách mạng tính nào tật nấy buôn bán chống lại lệnh

nhà nước là còn ngoan cố theo vết chân thằng Thiệu.


Một bà già lấy tay quệt miếng vôi bỏ trầu lên miệng nói nhát gừng:


- Phải đấy. Cách mạng vứt thực phẩm, gạo, cà phê, đường, muối… xuống đường vì cách mạng muốn cho nhân dân ăn cao

lương mỹ vị là phải lắm rồi.


Ngồi trong xe tôi đau lòng cho người mất của mà cắn răng chịu. Tôi không tiếc bị mất 20 lít rượu mà tôi buồn là các quán tôi

bỏ mối lẻ sẽ mất lòng tin và làm tôi mất chỗ giao hàng. Buôn bán trong thời ngăn sông cấm chợ đi lọt thì gia đình no. Gặp xui

bị tịch thu mất cả chì lẫn chài thì nhà nhịn đói.


Tôi nhớ có lần mang cá khô, mực khô lọt được vào Chợ Lớn rồi. Ngồi trên chiếc xích lô đưa tới chợ giao hàng. Xui xẻo làm

sao qua ngã tư năm gì đó tôi không nhớ rõ bánh xe đụng vào tên áo vàng đứng chỉ đường. Nó quơ tay múa chân kéo cái nón

bành chành trên đầu ông xích lô rồi giơ tay tát một cái giáng lửa. Cũng may là ông già phản ứng nhanh lách mặt được. Tôi

xuống xe lấy tiền dí vào túi ông già rồi nói:


- Tôi trả cho bằng 2 cuốc đi nghe bác. Cám ơn bác tôi phải kiếm xe khác đi gấp kẻo trễ.


Tôi đang ôm hàng bước lê trên đường đợi đón xe khác tới chợ. Hai ba người công an không biết từ đâu tới chận tôi lại hỏi giấy

tờ và đòi xét đồ đạc trong bao. Một đứa trong bọn có lẽ nghe mùi mực, cá khô nên mở ra rồi nói:


- Mầy ăn cắp trong chợ rồi trốn ra đây phải không? Có người trong chợ báo cáo mất đồ đấy.


Tôi dùng dằng trả lời:


- Oan cho tui. Tui ở ngoài Trung vô thăm bà con. Đây là quà biếu.


- À như thế quà biếu mà nhiều thế nầy. ĐM bố láo. Một là ăn cắp hai là đi buôn. Cái nào cũng tội chống phá cách mạng.


- Không phải vậy. Tui, tui…


- ĐM dám cãi. Chúng tao tịch thu hết đem về đồn.


Tôi nghĩ trong đầu là mất đồ mà yên phận. Cho nên tôi không nằng nặc xin xỏ gì nữa. Ba thằng nói với nhau là mới phạm lần

đầu tịch thu hàng nhưng tha cho tôi được đi.


Tôi cũng nhớ có lần mang nước mắm vào bỏ cho vựa chế biến tại Hàng Xanh. Chủ vựa có cái thói quen là chờ gần tối mới trả

tiền. Tôi biết là ông ta kéo thì giờ để nhân viên xét từng thùng nước mắm xem có bị pha chế qua không. Bữa nọ, hai chị em tôi

tới bến xe ngã bảy ngã sáu gì đó tìm phòng trọ thuê qua đêm. Gặp lúc trời mưa đường lầy lội. Tìm không ra hai chỗ trọ nên

chị em kiếm một phòng tạm qua đêm. Nửa khuya về sáng công an tới gõ cửa xét giấy. Chị em tôi đưa giấy tờ tùy thân.


Chúng nhận giấy mà không coi mà đòi là giấy hôn thú đâu. Chị tôi nói:


- Mô Phật. Tôi ngủ trên giường, em tôi ngủ dưới đất. Hai chị em ruột mà.


- Không có hôn thú là đĩ. Đồ dám cãi phản cách mạng. Chúng mầy không phải chị em gì hết.


Chị tôi đoán biết là chúng làm khó dễ là tại sao. Chị mở cái giỏ đan bằng mây rồi cầm một xấp giấy bạc dúi vào tay người công

an rồi nói:


- Thế thì cho tôi đóng tiền phạt để ủng hộ cách mạng.


Chúng vội vàng bỏ tiền vào túi rồi theo chân nhau quay lưng đi. Tôi nói với chị của mình:


- Vái trời đừng có tốp khác tới lùng khu cho dân cư bần cùng thuê ở qua đêm như thế này nữa…


Sáng hôm sau hai chị em phân công nhau. Chị tôi đi Xa Cảng mua đồ. Chị đưa tôi một ít tiền. Tôi về đường Lê Văn Sĩ, Tân

Bình để nhờ một người quen liên hệ cửa hàng quốc doanh mua chui một số nồi niêu xoong chảo. Tình cờ qua trung gian

thằng bạn, tôi gặp lại đứa chung lớp hồi năm Đệ Tam B1 Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Sau một chầu phở nó dẫn tôi về nhà. Nó

khoe và nổ như bắp rang. Nó nói về chuyện học hành năm xưa thầy Lợi dạy toán yêu người học trò là con bồ đầu đời của nó.

Nó nói hồi đi học đẹp trai tán cô mô dính cô đó.


Nhìn qua trong nhà tôi thấy ba người đàn bà, tôi hỏi:


- Vợ mi là ai đây hè?


Nó nhảy cà tưng rồi chỉ tay vào mặt một người đàn bà đang sửa soạn trang điểm:


- Vợ “ngụy” cải tạo, công an khu vực mở đường cho tau cặp bồ rồi đem về đây nuôi làm đĩ ăn chia ngoài khu chợ Tân Bình.


Tôi nghẹn đắng cả cổ. Tôi hỏi vặn:


- Nghe mi sau này tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế. Làm nghề gõ đầu học sinh bao nhiêu năm mà như thế này hả.


- Xưa rồi mi ơi. Mi nhớ Mậu Thân bao nhiêu giáo sư, sinh viên thoát ly lên rừng rồi về chôn sống dân Huế đó sao. Nhờ cách

mạng mà tao có dịp kết phe cánh với công an địa phương ni để làm ăn là chuyện cách mạng đổi nghề mà.


- Mi sinh sống tại miền Nam sao mi lại ác độc thế.


- Mi đừng chế nhạo tau, lương không đủ nuôi thân thì tau phải thế này thế kia.


- Nhờ cách mạng từ một nhà giáo trở thành ma cô thế ni coi có được không?


- Tau sống vì cái bao tử. Thôi được rồi. Tau có ba đứa đó mi thích con mô thì tau đãi mi một phùa theo nó ra động mà giảng

đạo đức với nhau.


- Tau chịu chào thua cái tàn bạo của nhà giáo học đòi cách mạng như mi…

Văn Cầm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.517 giây.