logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/04/2015 lúc 09:47:17(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Ra trại
(Bài viết cho mục Hồi Ức 30 Tháng Tư và Đời Tị Nạn)

Làm sạch lại cái ba lô bạc phếch, tôi lật đật bỏ vào vài thứ phải mang theo hôm nay, gồm bộ áo quần tù mới được trại phát tôi chưa bận lần nào, tất cả thư từ gia đình gửi cho tôi, vài sợi dây dép lốp.

Chừng ấy thôi tôi chẳng có gì để mang về nhà. Tai tôi như ù, miệng khản đặc, lắp bắp nói với mấy anh bạn tù vừa được trại kêu tên ở lại.


- Anh cũng có tên anh Quyết, anh Chuân nữa anh cũng có tên nữa à?

...

Làn sương mờ mịt trên đỉnh Bastogne ẩn hiện phía ngoài trại tù. Xung quanh đều mờ sương vào sáng sớm, giờ đi lao động. Trại tù gồm mười dãy nhà tranh song song, những liếp nhà ở giữa hai lớp hàng rào cao bằng thép gai, phía trong còn đặt bùng nhùng “concertina” của Mỹ. Cái chòi trước cổng cao ngất, phía trên một công an áo vàng cầm sổ điểm danh từng đội tù lần lượt ra khỏi cổng...

- Những anh có tên sau đây...đứng qua một bên.

- Nguyễn văn A.

- Trần văn B.

- Ngô văn Chuân.

- Nguyễn Văn Quyết...

- Đinh Trọng Phúc.

Lỗ tai tôi như lùng bùng, tôi cố tin là mình nghe không lầm?

- Có phải tên em khôn anh Quyết?

- Đúng rồi, tên em đó mà, cả tên anh nữa!

Anh Quyết đội trưởng, mấy người khác và tôi nhanh chóng đứng qua một bên. Những khuôn mặt cố làm “nghiêm trang” nhưng thật ra ai cũng sướng “muốn điên.” Bao lần rồi, mỗi lần cán bộ trực đứng trên cái cổng kia đọc tên là có một đợt trại cho tù về. Giờ tuy không nói ra nhưng ai cũng biết.

Các khối kia cũng vậy; mỗi khối có vài người bước ra khỏi hàng. Sáng nay không còn tiếng nói chuyện xì xào râm ran như mọi khi. Những khuôn mặt đăm chiêu, tư lự lần lượt ra cổng...

- Ê nhớ để cái... lại cho tau nghe Q.

- Ê mi bỏ cái...cho tau nghe.

...

Những người ở lại cố ngoái đầu dặn dò những người được về sáng nay cho lại những thứ cần dùng. Chiều nay khi họ đi làm về thì chúng tôi, những người được gọi tên sáng nay, đã rời trại mất rồi.

Cái kim may, khúc chỉ, cái lon gô, cái chén cơm, cái bi đông nước...thậm chí cái bào sắn ra sợi...mọi thứ đều là “bảo bối” trong tù.

Tôi để lại cái mũ đi rừng, cái gô đen lại cho thằng Thu nằm cạnh tôi. Hắn dặn tôi thật kỹ trước khi bước ra cổng. Đầu hắn cứ ngoái nhìn lại, ánh mắt khẩn cầu. Nhà Thu ở Huế, tôi thì ở tận Bình Tuy nên hắn chẳng cần dặn trước tôi gì, tương tự tôi cũng chẳng dặn trước hắn gì nếu Thu về trước.

Những người ra trại hôm nay đa số là gốc Huế. Những thằng bạn tôi có thể nhắn về gia đình như Côn như Huấn, thì ra tù tại Ái Tử, sớm hơn mấy năm.

Tôi bỏ vội cái gô và cái mũ vào cái ba lô của Thu phía trên sạp nằm. “Chia gia tài” là giây phút này, tình bạn cũng thể hiện giây phút này. Kẻ về người ở. Những cục đường, những lát khoai luộc, mấy thứ linh tinh đều bỏ lại. Một thứ tình cảm chân thành hay an ủi nhau ở phút này. Về và ở những đồn đoán lao xao trong trại, không ai biết ai đi ai ở để nói chuyện, để nhắn trước. Cuộc chia tay không bao giờ được trại cho biết vì “an ninh “ hay do này nọ...

Cái tầng cấp bước lên những căn nhà cán bộ phía trước trại sao hôm nay tôi bước nhẹ hều. Những bước chân lâng lâng sung sướng, cảm giác duy nhất từ hơn năm năm tôi mới có. Trong phòng cán bộ đi ra, tôi là người được trại cho số tiền lớn nhất, ba mươi hai đồng bạc, gia đình tôi ở tận Bình Tuy cách xa đây hơn một ngàn cây số!

Tôi không nhớ rõ có ngoái lại nhìn cái cổng, cái chòi gác cao của trại một lần cuối cùng hay không, ngoại trừ một hình ảnh tôi nhớ rõ, đó là anh “tăng gia sản xuất” đứng tần ngần bên mấy luống rau xanh nhìn theo chúng tôi. Khỏi đoán, tôi biết anh đang nghĩ gì.

Thôi, xin giã từ mấy công việc lấy “phân tù” trộn băm với lá rừng làm nguồn bón cây. Anh “tăng gia” kia còn mãi công việc “chẳng đặng đừng” - hòa tưới phân người lên mấy luống cải xanh đang mọc nhanh “phơi phới.” Cũng giống toán thợ rèn làm ra cuốc rựa, ba “lạng” mì tươi “bồi dưỡng,” đó là phần thưởng của trại tặng thêm cho họ trong ngày.

Giờ toán chúng tôi cất bước ra về. Tự do thoải mái - khó diễn tả nỗi háo hức bên trong mỗi người, nhưng tất cả đều chung một ý: ĐI MAU VỀ NHÀ.

Mấy trảng đồi đang phủ màu xanh của sắn Bình Điền. Bao công sức của người tù tạo dựng nay xin bỏ lại phía sau.

Trước mắt chúng tôi hiện lên hình ảnh xóm làng Kinh Tế Mới của dân mới lên vùng này. Người Huế lên đây không biết khi nào. Họ lên lập nghiệp hay sao? Cảm giác chúng tôi thật lạ! Ngày đó vùng này là rừng, là nơi của chiến tranh, mịt mùng khói súng, “Mặt Trận Tây Nam Huế” ngày ngày tin chiến sự in đậm trên mặt báo. Chỉ sáu năm thôi tất cả đều đổi thay, như một giấc mơ, thật sự là mơ?

Những trảng đồi đốt cháy nham nhở. Hai bên con đường đất đỏ vài cái quán tranh sơ sài. Trong kia là mấy trại tù. Những năm xa cách không ngờ người dân cũng “đổi đời” như chúng tôi cùng “đáo sơn tầm thực.” Tù thì trồng sắn, dân cũng chẳng khác chi tất cả đều lên đây, phá rừng trồng cây lương thực thay cho lúa gạo.

Chúng tôi không ai bảo ai đều sà vào cái quán cơm bình dân bên đường trong lúc chờ xe đò từ Huế lên.

O bán cơm đon đả mời chào chúng tôi:

- Rứa là sướng quá rồi mấy eng ơi, dưới nhà chắc mừng lắm hỉ!

Mấy anh và tôi “dạ dạ” luôn miệng, thật lòng cảm tạ lời chúc mừng của o. Lạ gì, thấy chúng tôi, người dân biết ngay tù mới được tha. Nhiều lần như vậy rồi. Cứ nhìn những chiếc áo vằn vện, sọc ngang dọc ai mà chẳng đoán ra. Phải kể mấy cái ba lô nữa, đủ hình dạng, nhưng tất cả đều nhẹ hều. “Gia tài” của tù đều bỏ lại cho bạn, có gì quý đâu ngoại trừ cái mạng về với gia đình.

- Mấy eng ăn cơm cá dưa kho hỉ?

- Mấy đồng rứa o?

Tôi chỉ hỏi giá, còn chọn lựa thì không. Cơm là “nhất trên đời” và cũng là thứ hàng “độc nhất vô nhị” trong cái quán này.

- Hai đồng eng nờ!

- Thế là miềng còn 29 đồng...

- Còn đón xe hàng về Huế nữa - tôi thầm nghĩ.

Gần sáu năm trời, hôm nay tôi mới ăn đọi cơm “ngon nhất” trên đời. Đọi cơm trắng, O đơm khá đầy, cộng thêm hai con cá nục kho cùng mấy lát dưa hường kho ngon và thấm. Cái vị giác của tôi lúc này đang “liên hoan” cùng cái tài kho nấu của o bán hàng người Huế. Cái bao tử cùng sẵn sàng tiếp nhận những gì từ miệng tôi sau khi “thưởng thức” và đưa xuống. Tất cả đều thoải mái, không còn những lúc chần chừ lưỡng lự...hình ảnh mới ngày hôm qua...những củ khoai, sắn phải chia đều trong trại...những củ sắn chia phần ăn nhanh thì sợ hết, tôi phải để dành về đêm trước khi đi ngủ, ăn dằn bụng và ngủ cho êm.

Hầu như mọi người đều có lộ phí và ăn tô cơm cá dưa kho của o bán hàng.Những cái đầu gật gù những lời nói chuyện râm ran, những hẹn hò gặp nhau sau ngày về với gia đình. Chúng tôi không quên nhau, Ái Tử-Thanh Hóa-Bình Điền biết bao kỷ niệm buồn vui.

O bán cơm bận áo bà ba trắng, tuy nước da sạm đi vì nắng Bình Điền nhưng không che đi cái “chất Huế” từ dưới thành phố lên đây. Dáng nhanh nhẹn, giọng mời ngọt ngào bao lâu mua bán dưới Huế. Giờ lên đây o cũng bán mua, nhưng là hàng cơm và thức ăn bình dân hạp với dân vùng kinh tế.

- Mấy eng về chị có đen thì đừng có chê nghe mấy eng!

Câu nói ra bất ngờ của o làm mấy anh không ai bảo ai đều ngước lên nhìn.

Có thể mấy năm trước o từng chứng kiến cảnh túng bấn của bao người vợ tù gian nan, tất tả ngược xuôi. Những người vợ, người mẹ hay con dâu này bán hết những cái gì bán được trong buổi “giao thời.” Từ vòng vàng, nhẫn cưới kỷ niệm, cái máy hát, rồi tủ bàn và áo quần nào còn đẹp, tất cả lần lượt ra đi do cái thiếu đói của bầy con, sau ngày ba chúng đi tù.

Trong nhóm tôi là đứa em, cấp bậc nhỏ nhất, lại độc thân. Tôi chưa thấm thía những cảm xúc bằng các anh, những người bao đêm quay quắt nhớ vợ thương con.

Những đọi cơm hôm nay o xúc đầy hơn, không tính toán. O mừng các anh. O nói thật lòng. Năm tháng chịu đựng gian truân, thiếu thốn từ vật chất lẫn tinh thần, những người vợ tù đáng quý biết bao! Sao mà chê “đen” được các chị ở nhà? “Thân cò lặn lội” gần xa, bao dặm đường gian nan tìm ra hạt gạo nuôi con, phần lo bới xách cho chồng trên trại... Hình ảnh đoàn người thăm tù hằng hai tháng, những người đàn bà nay quần thô áo vải, theo bước đi vội vàng, hai cái túi xách đu đưa hai đầu đòn gánh...

Chiếc xe hàng từ Huế lên rồi. Từ xa đám bụi vàng bốc cao. Chúng tôi trả tiền cho o bán cơm vừa khen vừa cám ơn o về đọi cơm sao ngon quá. Ánh mắt o long lanh, những niềm vui hôm nay chan hòa cùng nhau. Vội vàng từ giã cái quán tranh của o, sau lưng tôi áng chừng câu nói kia còn vẳng vẳng theo sau:

- Mấy eng về chị có đen thì đừng có chê nghe mấy eng!

***

Chiếc xe Bình Điền thả chúng tôi xuống gần Ga Huế thì trời chưa chiều lắm. Mấy anh em hối hả chia tay nhau. Ai cũng muốn tìm mọi cách nhanh nhất về nhà.

Tôi ngơ ngác ngó quanh. Mấy năm xa cách chốn đế đô, giờ tôi nhìn lại Huế chợt có cái cảm giác Huế có một vẻ gì xác xơ và xa lạ! Tôi cũng như các bạn khác từ rừng xanh núi thẳm về lại chốn thị thành mới biết quê hương chỉ vài năm mà đã tiều tụy đến não nề! Nhà ga Huế im lìm trong cơn nắng tháng 8, cửa cái bể cái vá, vài ba cái quán cũng đìu hiu trong gió, vài thỏi kẹo vài nải chuối đong đưa...

Những lời mời của mấy người xe đạp ôm đưa tôi về thực tại:

- Đi xe khôn eng...?!

- Chú... chú...đi xe cháu nì chú?!

Tôi nhìn quanh toàn là xe đạp. Những chiếc xe méo mó, sét rỉ lâu ngày, yếu ớt không vẻ gì chắc chắn để làm chuyện chở người. Đến nỗi này sao? Người dân Huế giờ đây lại “sáng tạo” ra một cách làm ăn mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây lần nào. Giờ họ phải tận dụng đến sức lực cơ bắp của mình kiếm đồng tiền bát gạo trong một xã hội ít ai còn tiền để đi. Họ phải bấm bụng giành giựt miếng ăn từ mấy anh xích lô đạp bao năm nay, những chiếc xe lambretta, những chiếc xe đò hai màu xanh trắng - hình đặc biệt xưa nay mà tôi vẫn còn ghi trong trí óc. Ngày xưa người ta cũng đi xe ôm, xe thồ nhưng tệ lắm là chiếc Honda nhấn ga là chạy vù vù thế mà đã than khổ rồi.

Tôi không biết từ chối hay nhận lời ai đây? Nhìn những ánh mắt cầu khẩn của mấy người đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi, những nét mắt chưa xóa đi nét vô tư và hồn nhiên của những ngày chỉ biết cắp sách đến trường, áo cơm thì có ba mạ lo; giờ thì chẳng còn chi!

Cũng may có thêm khách và tôi khỏi từ chối ai, và tôi chọn cuốc xe của một em đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi.

- Về Tây lộc mấy rứa?

- Chú cho 3 đồng à chú...

Thú thật nhìn cái dáng của tôi em đó cũng chẳng nói thách làm gì vì biết chúng tôi là... cải tạo mà. Xa Tây Lộc không biết mấy năm rồi cứ nhớ nồi cháo gà thơm phức của mạ đích tôi hồi đó nổi tiếng trong cái chợ mới xây đặt tên là chợ Tây Lộc kế đường Trần Quốc Toản.

Người thiếu niên gò lưng cố đạp qua cầu Sông Hương. Chiếc cầu mới xây sau này, giờ cũng nét rêu phong rệu rã. Huế giờ này sao nhiều xe đạp quá đi thôi! Tôi cứ hơi lấn người tới trước lòng như muốn mình được nhẹ hơn. Hỏi chuyện thì tôi biết em đạp xe còn đi học nhưng phải kiếm thêm tiền về cho mạ. Em cũng không biết cách gì để giúp gia đình nữa, phương tiện là chiếc xe đạp nhưng lại bon chen lắm mới kiếm ra người khách. Có khi cả ngày em mới được 1 cuốc xe vừa đủ mua 3 lon gạo.

Xe đã vô cửa Thượng Tứ. Nó cứ rập rành qua mấy đoạn có ổ gà, ổ vịt. Tôi lại như muốn rướn người lên cho nhẹ bớt đi khi nghĩ đến cảnh cái ruột xe của em bị dằn qua mấy chỗ đá nhăm. Từ đằng sau tôi thấy chiếc áo trắng bạc màu của em đã lấm mồ hôi, hơi thở của em dồn dập, em ráng cho xong một đoạn đường nữa để có mấy đồng bạc Bắc mà tôi đã để sẵn mà trả cho em.

Nhớ về quá khứ, đây đâu phải là lần đầu tôi được chở đi bằng xe đạp. Nhưng hồi đó là đi chơi, đi dạo mát vui thú cái tuổi thiếu niên sau những ngày học hành mệt nhọc. Giờ đây tôi là một gánh nặng cho một em mới lớn; em phải đổi sức lực của mình để kiếm vài lon gạo cho mẹ già và mấy em đang đợi ở nhà. Cái điệp khúc mệt mỏi này lại kéo dài trong cái não nùng, buồn tủi, đợi mong.

- Eng đi xe không eng?

Đã mấy mươi năm qua mỗi lần nghĩ về Huế, tôi cứ nhớ mãi lời khẩn cầu của em nhỏ đạp xe ôm mà chạnh lòng thương cho thân phận hẩm hiu nghèo khó của em.

Đinh Trọng Phúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.