logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/04/2015 lúc 08:48:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tác giả tùy bút chia sẻ những nuối tiếc sau bốn mươi năm

“Ơi, con ơi! Sao lại thế này? Bao nhiêu năm lăn lộn chiến trường ác liệt, con không mảy may trầy da tróc vảy. Vậy mà hòa bình

rồi, sao con lại nỡ bỏ má ra đi?”

Nghe bà ngoại nghẹn ngào, lại thấy má cùng cậu Tư, cậu Út đứng chết lặng bên quan tài cậu Ba, tôi không ngăn nổi những

giọt nước mắt ứa ra nơi khóe mắt.

Thương cậu Ba quá! Theo má tôi, cậu tập kết ra Bắc khi mới mười lăm tuổi. Trải mười năm, trước học văn hóa sau đó tốt

nghiệp trường sĩ quan lục quân, năm 1964 với quân hàm thiếu úy cậu được cử vào nam chiến đấu trên mặt trận Khu 6 trong

đó có tỉnh Bình Thuận quê nhà. Suốt mười một năm, đầu đội bom, thân chắn đạn cậu không dính thương lần nào. Thế mà chỉ

bốn năm sau khi ngưng tiếng súng, với cấp bậc thượng tá, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự một tỉnh miền đông Nam

bộ, cậu Ba lại chết thảm trong vụ tai nạn xe máy bất ngờ khi đang trên đường đi bốc thuốc nam cho vợ vừa mới sinh con trai

thứ hai.

Suốt hai mươi năm ròng rã, cả đại gia đình tôi kẻ Bắc người Nam khắc khoải mong ngày thống nhất đất nước để được đoàn

tụ, xum họp một nhàTrần Quốc Quân
Ông ngoại tôi bạo bệnh mất sớm, bà ngoại ở vậy nuôi bốn người con, má tôi lớn nhất, sau là ba cậu.

Ba tôi, một trí thức miền Bắc háo hức gia nhập đoàn quân nam tiến chiến đấu chống thực dân Pháp tại mặt trận Khu 6 sau

ngày toàn quốc kháng chiến. Ông nhập ngũ theo tiếng gọi của lòng yêu nước trước khi trở thành người cộng sản năm 1947.

Thời gian này ba tôi yêu rồi kết hôn với má tôi, một nữ sinh Phan Thiết thoát li đi làm quân y sĩ tại trung đoàn 812 mà ba tôi làm

chủ nhiệm chính trị. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, theo qui định của hiệp định Giơ-ne-vơ, ba má tôi và cậu Ba khi đó là liên lạc

viên trung đoàn cùng tập kết ra Bắc với lời hẹn ước hai năm sau tổng tuyển cử sẽ trở về đoàn tụ với bà ngoại và hai cậu. Thế

rồi đằng đẵng hai mươi năm chia cắt và chiến tranh, bốn người con của bà ngoại tôi chia ra hai chiến tuyến chĩa súng vào

nhau. Cậu Tư là công chức tỉnh Bình Thuận thuộc chính quyền Sài Gòn. Cậu Út là thiếu úy biệt động Quân lực Việt Nam Cộng

hòa.

Ba anh em trai tôi được sinh ra giữa lòng miền Bắc nhưng hàng ngày nghe tiếng mẹ đẻ ầu ơ cực nam Trung Bộ. Hình ảnh

miền quê ngoại theo chúng tôi lớn lên qua lời kể của má. Nơi đó có cồn cát trắng Mũi Né, có rừng dừa xanh bát ngát, có tiếng

sóng biển rì rầm, có đặc sản nước mắm Phan Thiết nổi tiếng. Nơi đó có bà ngoại và hai người cậu ruột ngày đêm mong

ngóng má, cậu Ba và đàn cháu nhỏ. Suốt hai mươi năm ròng rã, cả đại gia đình tôi kẻ Bắc người Nam khắc khoải mong ngày

thống nhất đất nước để được đoàn tụ, xum họp một nhà.

Mừng đến rơi lệ
UserPostedImage
Ngày 30/4/1975 để lại nhiều cảm xúc lẫn lộn trong tác giả và gia đình của ông.

Năm 1975, ngay sau ngày 10/3 quân đội Bắc Việt đánh chiếm Buôn Mê Thuột, toàn tuyến phòng thủ Tây Nguyên rung chuyển

dẫn tới quyết định “tùy nghi di tản” sai lầm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Diễn biến chiến sự thay đổi chóng mặt. Hàng

ngày, tôi, một chàng trai chưa đủ tuổi nhập ngũ, đọc báo nghe đài dõi theo từng bước tiến của đoàn quân “giải phóng”. Hàng

ngày, chàng trai ấy lấy bút chì tô lên bản đồ chiến sự những mảng màu đỏ loang nhanh ra các hướng. Tôi vui với niềm vui

“quân ta” đánh chiếm từng tỉnh, từng thành phố, thị xã, thị trấn. Tôi lo buồn khi những cánh “quân ta” bị chặn bước trước các

trận chiến ác liệt Phan Rang, Xuân Lộc, Đồng Dù… Cả nhà tôi mừng đến rơi lệ khi thấy trên tivi hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ

cánh cổng sắt, lá cờ nửa xanh nửa đỏ với ngôi sao vàng ở giữa phấp phới bay trên nóc Dinh Độc Lập.

Với một người bố Bắc má Nam như tôi, ngày 30/4/1975 thật đặc biệt, thật ý nghĩa.

Đó là ngày kết thúc một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc. Từ đây những người ruột thịt của tôi không còn

phải chĩa súng vào nhau, bắn giết nữaTrần Quốc Quân
Đó là ngày kết thúc một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc. Từ đây những người ruột thịt của tôi không còn

phải chĩa súng vào nhau, bắn giết nữa.

Đó là ngày thống nhất đất nước để đại gia đình họ ngoại của tôi được đoàn tụ xum họp, để tôi được kịp thấy bà ngoại, để tôi

được gặp mặt các cậu ruột và những người em họ.

Đó là ngày non sông liền một dải, để hai năm sau tôi được ngồi tàu vào thăm quê ngoại của mình.

“Cầu cho linh hồn anh Ba siêu thoát! An nghỉ đi anh! Chị Ba và hai cháu đã có má, chị Hai, anh Tư và em nguyện lo cho vẹn

toàn. Vĩnh biệt anh Ba!”

Nghe cậu Út, cựu thiếu úy biệt động Quân lực Việt Nam cộng hòa khóc thương anh trai, nguyên thượng tá Quân đội nhân dân

Việt Nam, tôi không ngăn nổi những giọt nước mắt ứa ra nơi khóe mắt. Hình ảnh chuyến về thăm quê ngoại lần đầu trước đó

hai năm chợt hiện lên trước mắt tôi.

Về thăm quê ngoại
UserPostedImage
Miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 đã từng là một nền kinh tế có nhiều hứa hẹn phát triển trong khu vực.

Hè năm 1977,

Hai năm sau ngày thống nhất đất nước, cũng là lúc kết thúc năm học thứ hai đại học Kinh tế quốc dân, tôi ngồi tàu hỏa từ Hà

Nội vào Phan Thiết thăm bà ngoại và hai cậu, những người ruột thịt chưa từng biết mặt. Ngày đó hai bên đường tàu còn lỗ chỗ

hố bom đầy nước trông như những chiếc “nong bạc” tròn xoe. Các dấu tích chi chít trải suốt dải miền trung gợi nhớ cuộc

chiến tranh đẫm máu vừa khép lại.

Gặp tôi, cậu Út hồ hởi mừng rỡ. Hàng ngày cậu chở tôi trên chiếc xe máy Honda 67 rong ruổi tới từng ngõ ngách. Một lần ngồi

trên đồi cát Mũi Né, trong tiếng sóng biển gầm gừ, tôi buột miệng hỏi cậu câu chuyện thực hư về những tên “ác ôn” ăn gan,

uống máu kẻ thù mà tôi được học ở trường và đọc được trong sách. Cựu thiếu úy biệt động Quân lực Việt Nam cộng hòa chỉ

vào ngực mình, giọng hiền khô: “Nhìn mặt cậu đi con! Chân dung thằng ác ôn nó là vậy nè!” Tôi tròn mắt, từ ngỡ ngàng

chuyển sang kinh ngạc rồi bẽn lẽn, nhưng trong thâm tâm vẫn còn bán tín, bán nghi.

Trái ngược với sự ngạc nhiên đầy thích thú của tôi, cậu Út rầu rĩ bảo trước “giải phóng” mấy cơ sở này còn khang trang hơn

nhiềuTrần Quốc Quân
Nghe tôi nói sắp phải viết tiểu luận so sánh kinh tế hai miền, cậu chở tôi đến thăm quan các cơ sở làm ăn của mấy người bà

con gần gũi, tiện thể “khoe” đứa cháu sinh viên miền Bắc mới vô. Vào xưởng sản xuất nước đá của một tư nhân, tôi ngạc

nhiên trước công suất của xưởng đủ cung cấp cho hàng nghìn tàu đánh bắt hải sản xa bờ của tỉnh Bình Thuận, lớn hơn cả nhà

máy nước đá Chương Dương, Hà Nội.

Leo từng bậc thang lên miệng một thùng lều gỗ dung tích hai, ba chục nghìn lít đầy ắp cá cơm ướp muối trong xưởng làm

nước mắm của một gia đình, nhìn dòng nước óng ánh đặc sánh màu mật rỉ ra qua vòi robinet, tôi không khỏi liên tưởng đến

những bát nước chấm phẩm cấp thấp ngoài Bắc. Ngắm đội xe đò hai, ba chục chiếc của công ti tư nhân chở khách đường

dài, tôi thầm thán phục mức độ giàu có của người dì họ. Trái ngược với sự ngạc nhiên đầy thích thú của tôi, cậu Út rầu rĩ bảo

trước “giải phóng” mấy cơ sở này còn khang trang hơn nhiều.

Trên đường từ nghĩa trang nằm trên lưng chừng một ngọn đồi phi lao trông ra biển, nơi vừa chôn cất quan tài cậu Ba, cậu Út

hỏi tôi có muốn đến mấy cơ sở kinh tế hai năm trước từng thăm quan không. Thấy tôi còn chần chừ, cậu bảo nên đến để biết

diện mạo các cơ sở đó thay đổi thế nào.

Trở lại các cơ sở kinh tế trước đây thuộc sở hữu tư nhân nay đã chuyển thành công ti công tư hợp doanh sau “chiến dịch” cải

tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1978, tôi không dám tin vào mắt mình. Xưởng làm nước đá hoang hóa không

một bóng người vì thiếu điện, thiếu nguồn tiêu thụ do các tàu đánh cá xa bờ hầu như không còn hoạt động nữa. Xưởng làm

nước mắm cỏ mọc lút đầu, trâu thong thả gặm, thùng lều rỗng không, chuột chạy dưới đáy. Đội xe đò hai, ba chục chiếc trước

thuộc công ti tư nhân chở khách đường dài sau khi chuyển thành công ti hợp doanh chẳng còn ai lo. Do không có phụ tùng

thay thế, phải vặt phụ tùng xe này lắp vào xe kia nên cả đội xe giờ chỉ còn dăm bảy xe chạy được.

Giá như ngày ấy
UserPostedImage
Sau biến cố 30/4/1975, Việt Nam bắt đầu xuất hiện một phong trào thuyền nhân tị nạn mà cao trào kéo dài trong suốt hậu thập

niên 1970 tới những năm 1980.

Một năm sau đám tang cậu Ba, má thì thầm cho tôi biết tin cả nhà ngoại đã vượt biên. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển đối

mặt với cướp, với hàm cá mập, hơn một trăm con người đói khát bệnh tật trên chiếc tàu gỗ cũ nát đã may mắn đến được đảo

Pulau Bidong.

Một năm sau nữa, cả nhà ngoại được định cư tại Bắc Mỹ.

Tháng Tư năm 2015,

Bà ngoại tôi đã mất từ lâu. Hai cậu họa hoằn gọi điện thoại về thăm chị Hai và các cháu.

Bốn mươi năm đã trôi qua với bao nhiêu biến cố thăng trầm, khi niềm vui thoảng nhẹ, lúc thấm đẫm nước mắt. Bàn cờ thời

cuộc xóa đi rồi làm lại. Dẫu biết lịch sử không thay đổi được nữa, nhưng không khi nào tôi hết tiếc nuối với các câu hỏi giá

như.

Giá như ngày ấy, bên thắng cuộc tỉnh táo thực hiện tất cả những điều giá như trên đây. Thì ngày 30/4 hàng năm không chỉ là

ngày thống nhất đất nước mà thực sự được coi là ngày “giải phóng”, là ngày “chiến thắng” của cả dân tộcTrần Quốc Quân
Giá như ngày ấy, bên thắng cuộc không phải đoàn quân kiêu binh mà biết phụng sự trước hết vì tổ quốc, vì nhân dân.

Giá như ngày ấy, bên thắng cuộc lấy tinh thần “đại nghĩa” thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc ngay sau khi ngưng chiến. Giá

như ngày ấy không ngược đãi các sĩ quan quân đội phía bên kia, bắt họ phải cải tạo trong các trại tù binh trá hình. Giá như

ngày ấy không thu xưởng, không cưỡng bức các gia đình tư sản, tiểu tư sản đi xây dựng kinh tế mới.

Giá như ngày ấy, bên thắng cuộc lấy “chí nhân” duy trì tình trạng “một đất nước hai chế độ”, không tiến hành cải tạo công

thương, không phá nát lực lượng sản xuất tiên tiến sẵn có, để cho nền kinh tế miền Nam tiếp tục phát triển, để cho đất nước

không phải trải qua mười năm nghèo đói cùng cực để rồi phải tiến hành đổi mới, mở cửa, thừa nhận nền kinh tế năm thành

phần trong đó có kinh tế tư bản, tư nhân. Nghĩa là phá xong, chúng ta phải làm lại từ đầu.

Giá như ngày ấy, bên thắng cuộc tỉnh táo thực hiện tất cả những điều giá như trên đây.

Thì ngày 30/4 hàng năm không chỉ là ngày thống nhất đất nước mà thực sự được coi là ngày “giải phóng”, là ngày “chiến

thắng” của cả dân tộc.

Trần Quốc Quân gửi cho BBC từ Ba Lan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.213 giây.