logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2015 lúc 08:09:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các lực lượng vũ trang và chính quyền Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị và thực tập diễu binh 'kỷ niệm 40 năm Đại thắng Mùa Xuân, Giải phóng Miền Nam, Thống nhất đát nước.'

Nhiều người Việt sau 1975 còn giữ thói quen dùng từ “giải phóng” trong các cụm từ “giải phóng Sài Gòn”, “ngày giải phóng”, “trước giải phóng”, “sau giải phóng”, “quân giải phóng”, v.v…, đó cũng là cách gọi có chủ đích tuyên truyền của chế độ này sau khi Bắc Việt thôn tính toàn bộ miền Nam.

Từ trước đến nay, chính quyền cộng sản vẫn luôn lập luận rằng nước Việt Nam là một dải thống nhất từ Bắc chí Nam, tạm thời bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 do kết quả hội nghị Geneva 1954, đồng bào miền Nam gánh chịu ách nô lệ và áp bức của “Đế quốc Mỹ xâm lược” và “ngụy quyền tay sai”; do vậy, quân dân miền Bắc có nhiệm vụ “giải phóng” miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, lập luận nêu trên tự mâu thuẫn và hiển nhiên bị bác bỏ bởi các sự kiện lịch sử hiện đại mà chúng ta đều đã biết. Dưới đây là một số nhận định xung quanh cái gọi là “giải phóng” nhân dịp chính quyền đang khơi gợi quá khứ, mà chính họ luôn hô hào gác lại, bằng các buổi lễ kỷ niệm và diễu binh chướng mắt trên các đường phố Sài Gòn.

Từ 1955 đến 1974, Trung Quốc đã liên tiếp xác lập chủ quyền và chiếm đóng các hải đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng vì lý do nào hành động của TQ lại không được bộ máy tuyên truyền Bắc Việt đương thời gọi là “xâm lược”?Luật sư Lê Công Định
Sau khi đánh bại quân Pháp tại Điện Biên Phủ, chính ông Hồ Chí Minh và đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dưới áp lực của Trung Quốc, đã đồng ý ký kết Hiệp định Geneva 1954 chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền, trong lúc đại diện của chính phủ quốc gia Việt Nam do ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng hoàn toàn bác bỏ sự phân cắt đó. Nói cách khác, những người cộng sản đã góp tay vào việc chia đôi đất nước, nên việc tự trao cho mình nhiệm vụ thống nhất đất nước chỉ là hành động đạo đức giả, che đậy ý đồ chính trị và quân sự riêng.

Gắp lửa bỏ tay người
Thoạt đầu, sau năm 1954, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế và giúp huấn luyện các đơn vị vũ trang của chính quyền Sài Gòn với mục đích tái lập trật tự xã hội sau chiến tranh với Pháp. Đến khi chiến sự leo thang do Bắc Việt lén lút chuyển quân vào Nam, Hoa Kỳ mới chính thức can dự quân sự từ năm 1965. Tuy nhiên, sự tuyên truyền về “Đế quốc Mỹ xâm lược” đã được những người cộng sản tung ra ngay từ lúc Hiệp định Geneva còn chưa ráo mực, tức có sự hoạch định cố ý từ trước nhằm chuẩn bị nguyên cớ phát động chiến tranh. Một hành động “gắp lửa bỏ tay người” không hơn không kém của giới lãnh đạo Bắc Việt lúc ấy.

Cần lưu ý, gần mười năm trước khi Hoa Kỳ gửi quân sang chiến đấu chống cộng sản tại miền Nam, quân đội Trung Quốc đã hiện diện ở miền Bắc. Sau đó lần lượt Liên Sô và Bắc Triều Tiên cũng cử quân nhân sang trực chiến. Vậy nếu sự kiện Mỹ đưa quân tham chiến, dù được sự chấp thuận của chính quyền Sài Gòn, bị xem là “xâm lược”, thì hành động của Trung Quốc, Liên Sô và Bắc Triều Tiên nên gọi là gì? Phải chăng giới lãnh đạo Bắc Việt đã thiếu sáng suốt trong nhận định về "địch ta" hay vì lý do nào khác?
UserPostedImage
Hòa đàm Paris 1973 mở đường cho 'hòa bình' và Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến ở Việt Nam, nhưng chỉ hai năm sau, miền Bắc đã 'giải phóng' miền Nam bằng biện pháp chiến tranh.

Trong giai đoạn từ 1955 đến 1974, Trung Quốc đã liên tiếp xác lập chủ quyền và chiếm đóng các hải đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng vì lý do nào hành động của Trung Quốc lại không được bộ máy tuyên truyền Bắc Việt đương thời gọi là “xâm lược”? Cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” vì sao chỉ tập trung vào miền Nam mà bỏ qua mục tiêu giải phóng các hải đảo, vốn cũng là một phần lãnh thổ thiêng liêng và quan trọng của tổ quốc? Chiến thắng đang được ca ngợi thiết nghĩ hãy còn dang dở, và liệu có thể hãnh diện với một chiến thắng như vậy?

Đặt ngược vấn đề
Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị và hành chính hợp pháp trên phương diện công pháp quốc tế, tương tự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mọi hành động chính trị và quân sự của bất kỳ nhà nước nào đều phải đặt trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, nên việc tự trao nhiệm vụ “giải phóng miền Nam” không đương nhiên biện minh quyền sử dụng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền khác. Đặt ngược lại vấn đề, nếu cách hành xử của Bắc Việt là đúng, thì đương nhiên quân đội Sài Gòn cũng có quyền tương tự là mang quân xâm chiếm miền Bắc? Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không hành xử như vậy, không phải vì thiếu khả năng, mà do họ tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tất nhiên, lịch sử không có chữ nếu, nhưng giá mà không có cái gọi là "giải phóng" ấy từ năm 1954, rồi 1975, hẳn đất nước không trì trệ và lạc hậu như ngày nayLuật sư Lê Công Định
Ngay trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đương thời đã có nhiều tiếng nói phản đối chiến tranh và đề xuất giải pháp hòa bình hợp tác giữa hai miền Nam Bắc. Lịch sử thế giới hiện đại cũng cho thấy sự thống nhất nước Đức bằng con đường thương lượng ôn hòa đã mang lại kết quả tốt đẹp cho dân tộc Đức. Tuy vậy, chủ trương hòa bình trong Đảng Cộng sản bị dập tắt, phe chủ chiến thắng thế và muốn tiến hành chiến tranh bằng mọi giá. Và cái giá phải trả để thống nhất đất nước bằng giải pháp chiến tranh là sinh mạng của hàng triệu người Việt ngã xuống vô nghĩa, nỗi đau ấy vẫn còn đến tận ngày nay.

Tuy chiến tranh diễn ra khốc liệt, song những đô thị miền Nam vẫn luôn duy trì sự phát triển phồn thịnh. Điều đó một mặt nói lên rằng chính quyền Sài Gòn đã duy trì bộ máy quản lý quốc gia rất tốt về phương diện dân sự, bất chấp hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác, liệu có thể tin rằng đoàn quân đói rách đến từ vùng đất nghèo nàn hơn về kinh tế lại mang sứ mệnh “giải phóng” xứ sở phồn thịnh hơn? Tình huống đó lẽ ra nên gọi là “cướp” hoặc “chiếm đoạt”, thì thích hợp hơn. Tất nhiên, chẳng ai tin, trừ phi bị lừa dối, và chính các chiến sĩ Bắc Việt đã ngây thơ nghĩ rằng đồng bào miền Nam đang rên xiết ngày đêm trong cảnh nghèo đói và nô lệ (!).

Sự lố bịch của giải phóng
Kẻ “được giải phóng” lẽ ra phải hàm ơn người "giải phóng", nhưng ngoại trừ những gia đình sống bám hoặc kiếm tiền nhờ vào chế độ cộng sản, khó tìm thấy thường dân nào ở miền Nam đang chật vật mấy bữa cơm hàng ngày cảm thấy mang ơn đoàn quân “giải phóng” mỗi khi có dịp nhắc lại biến cố bi thảm đó. Đấy là chưa nói, nhiều năm sau 1975 hàng triệu kẻ “được giải phóng” đã phải tự giải phóng mình một lần nữa bằng cách vượt biên, gây nên thảm cảnh thuyền nhân nhức nhối trong lòng dân tộc. Vậy sự ly tán của các gia đình Việt Nam tưởng đã chấm dứt khi chiến tranh kết thúc, nhưng lại vẫn tiếp diễn một cách đáng buồn vì "giải phóng".
UserPostedImage
Nhiều khẩu hiệu, áp phích chào mừng 'Đại thắng Mùa Xuân' 1975 và 'Giải phóng Miền Nam' lại được chính quyền trưng ra trong dịp này.

Giải phóng bao hàm sự bao dung đối với bên thua cuộc, nhưng thay cho chính sách hòa giải dân tộc là các trại cải tạo mọc lên như nấm sau cơn mưa để giam cầm không qua xét xử hợp pháp các quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn. Mang hận thù và chia rẽ đến giữa lòng dân tộc thì giải phóng ai và vì cái gì? 40 năm sau biến cố "giải phóng", xã hội ngày càng trở nên vô đạo đức nghiêm trọng, vậy phải chăng con người đã bị giải phóng khỏi đức hạnh và văn minh để quay trở về thời kỳ hoang dã?

Thời trung học, tôi cũng quen dùng từ "giải phóng" một cách vô thức như bao người. Song từ lúc vào đại học, do ngán ngẩm lối giáo dục đầy dối trá, tôi bắt đầu tự tìm hiểu sự thật lịch sử để trang bị lại kiến thức cho mình và nhờ đó nhận ra sự lố bịch của hai chữ "giải phóng".

Tất nhiên, lịch sử không có chữ nếu, nhưng giá mà không có cái gọi là "giải phóng" ấy từ năm 1954, rồi 1975, hẳn đất nước không trì trệ và lạc hậu như ngày nay, mà thay vào đó người Việt ở các giai tầng xã hội khác nhau đã cùng nắm tay đưa con thuyền tổ quốc đến bến bờ mới của nền thịnh trị và xã hội thịnh vượng từ lâu.
Theo BBC

Luật sư Lê Công Định gửi cho BBC từ Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.