Xếp gỡ kính đeo mắt, lấy khăn tay trong túi, và lau tròng kính. Ông đeo kính lại. "Anh đang nói Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng là một nước cộng sản?"
"Không, tất nhiên là không."
"Vậy sao hay hơn?"
"Vì dân Việt Nam sẽ lật đổ chính phủ cộng sản. Miền Bắc một mình không thể lật đổ, nhưng với sự giúp đỡ của miền Nam, cùng nhau họ sẽ có thể làm được chuyện đó. Như bất cứ chế độ độc tài nào khác, các chính phủ cộng sản rồi sẽ dần dần xụp đổ. Tôi tiên đoán khối Xô Viết xụp đổ đầu tiên, những nước nhỏ hơn như Việt Nam kế tiếp, và cuối cùng là Trung Quốc."
"Thật là là một lý thuyết thú vị."
"Tôi cũng chẳng phải là lý thuyết gia. Nhưng tôi hiểu người Việt Nam. Họ sẽ không chịu đựng chính phủ áp bức. Sớm hay muộn, họ sẽ lật đổ chính phủ. Họ đã làm điều đó với Trung Quốc sau một ngàn năm thống trị, với Pháp sau tám mươi năm. Nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, dân Việt Nam sẽ chịu cực khổ một thời gian, nhưng họ sẽ có dịp biết bộ mặt thật của cộng sản, và họ sẽ vùng lên. Hai mươi năm, năm mươi năm, một trăm năm. Họ sẽ vùng lên."
"Tôi không quan tâm đến lịch sử Việt Nam. Cái mà tôi muốn biết bây giờ là liệu tôi có nên thúc đẩy cứu miền Nam Việt Nam ngay tại thời điểm này."
"Ông cứ làm hết sức đi. Chuyện đó đáng làm. Nhưng nếu ông thất bại, cũng không sao. Trong cả hai đường, lợi tức đầu tư của tổ chức ông sẽ như nhau, một ngắn hạn và một dài hạn."
"Tôi muốn tin rằng miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu chống lại Bắc Việt."
"Ông sẽ thấy chuyện đó chẳng lâu đâu. Thật ra, chuyện đó đang xảy ra ngay bây giờ."
"Ở đâu?"
"Xuân Lộc."
Xuân Lộc, ngày 9 tháng tư, năm 1975
Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, cách đây hơn hai ngàn năm, trong vương quốc Văn Lang của tổ tiên Việt Nam, Thục Phán, một lãnh tụ các bộ lạc, đánh bại vua Hùng cuối cùng của triều đại Hồng Bàng khoảng 257 trước Công nguyên. Ông tự xưng An Dương Vương và thay đổi tên nước Văn Lang của triều đại Hồng Bàng thành Âu Lạc, và thiết lập thủ đô ở Phong Khê, nơi ông cố xây thành Cổ Loa, một thành trì xoắn ốc nằm khoảng 20 km về phía đông bắc Hà Nội ngày nay, để bảo vệ đất nước khỏi ngoại xâm. Việc xây thành Cổ Loa bị trì hoãn nhiều năm vì thiết kế phức tạp.
Một ngày, An Dương Vương đi chơi thuyền trên hồ, tự hỏi làm sao ông có thể hoàn tất việc xây thành. Một con rùa vàng rất lớn nổi lên và đưa cho ông một móng thần. Nhờ móng đó, thành Cổ Loa cuối cùng được hoàn thành. Tin rằng cái móng tượng trưng cho một sức mạnh siêu nhiên từ Trời, An Dương Vương sai Cao Lỗ, viên quan chuyên về vũ khí, chế một nỏ thần dùng móng thần. Cái nỏ trở thành một vũ khí mãnh liệt, có thể bắn hàng ngàn mũi tên cùng một lúc, giết chết hàng ngàn quân địch trong một phát bắn. Với nỏ thần, An Dương Vương bảo vệ Âu Lạc thoát khỏi cuộc xâm lược của Triệu Đà, vua nước láng giềng. Không thể khuất phục Âu Lạc, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu đen tối. Ông thương lượng thành công một thỏa ước hòa bình với An Dương Vương và dàn xếp cuộc hôn nhân giữa con trai ông là Trọng Thủy và công chúa Mỵ Châu, con gái duy nhất của An Dương Vương. Trọng Thủy được ủy thác nhiệm vụ do thám vũ khí bí mật của An Dương Vương. Qua Mỵ Châu, Trọng Thủy khám phá chiếc nỏ thần. Chàng đánh cắp chiếc nỏ thần và thay thế nó bằng một nỏ bình thường trông giống y hệt như nỏ thần. Trọng Thủy đưa nỏ thần đánh cắp cho cha mình. Triệu Đà, có được vũ khí bí mật, mở cuộc tấn công Âu Lạc với chiếc nỏ thần. Bị đánh bại, An Dương Vương bỏ chạy khỏi chiến trường, mang Mỵ Châu với ông trên yên ngựa.
Ông cưỡi ngựa tới sông và gặp lại con rùa vàng khổng lồ. "Chuyện gì xảy ra cho nỏ thần của ta?" ông hỏi con rùa.
Con rùa trả lời, "Kẻ thù ngồi ngay sau ngài!"
Nhận ra con gái đã phản bội mình, An Dương Vương tuốt kiếm và giết chết nàng. Ông sau đó lao xuống nước và cưỡi rùa đi. Trọng Thủy, theo đuổi vua chạy trốn và vợ, đến bên bờ sông và thấy xác vợ. Chàng tự tử để được ở bên nàng muôn đời. Sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà xáp nhập lãnh thổ xứ Âu Lạc mới chinh phục vào lãnh thổ ông và lập ra nước Nam Việt. Sau đó, ông tự xưng là hoàng đế mới của triều đại nhà Triệu.
Câu chuyện này đã được kể trong nhiều thế kỷ và trở thành một phần câu chuyện dân gian Việt Nam phong phú về thời cổ đại. Chiếc nỏ thần An Dương Vương đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh bất khả chiến bại.
Biểu tượng đó được quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) dùng là phù hiệu cho một trong những sư đoàn bộ binh. Cùng với màu xanh dương nhạt tiêu biểu bầu trời và màu xanh đậm tiêu biểu đất, nét vẽ nghệ thuật của chiếc nỏ thần An Dương Vương và mũi tên được dùng là phù hiệu Sư đoàn bộ binh 18 Quân Đội VNCH, sư đoàn có nhiệm vụ phòng thủ Xuân Lộc, một thị trấn nhỏ nằm khoảng 60 km đông bắc Sài Gòn ở Quân khu III, khỏi một cuộc tấn công lớn của quân đội Bắc Việt. Nỏ thần An Dương Vương sẽ có dịp thử sức mạnh bất khả chiến bại của nó chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, sáu ngàn người phòng thủ Xuân Lộc không bao giờ tưởng tượng họ sắp phải chạm trán một lực lượng kẻ thù ghê gớm gồm bốn mươi ngàn lính trang bị và được hỗ trợ đầy đủ trong một cuộc tấn công lớn nhất chưa từng tổ chức bởi Bắc Việt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1975 có vẻ là một ngày bình thường.
Mặt trời vừa mọc. Tại trung tâm thành phố Xuân Lộc, mấy đám đông dân, đàn ông lẫn đàn bà, trong áo bà ba, nón lá, mang sọt tre chứa đầy hàng hóa mọi cỡ đến chợ, sẵn sàng cho một ngày rao bán. Giáo dân đổ xô đến Giáo hội Công giáo thành phố cho một thánh lễ sáng sớm. Mặc dù biết là sắp có một trận đánh lớn, những người dân Xuân Lộc, chai đá với chiến tranh, làm việc bình thường. Đó là một ngày bình thường, giống như bất kỳ ngày nào khác.
Loạt nổ bắt đầu vào đúng 05:40 sáng sớm.
Tiếng nổ ầm ầm rung chuyển mặt đất, âm thanh điếc tai. Sự tiêu hủy xảy ra tức khắc. Những khối tường bên trong nhà thờ đổ ngã. Cửa sổ vỡ tan. Cây cối xụp đổ. Bụi bay mờ mịt. Người ta ngã gục. Tiếng la hét đau đớn xuyên qua không khí đầy khói thuốc. Đàn ông và đàn bà mặt đầy máu loạng choạng trên đường phố.
Đợt tấn công đầu tiên vào Xuân Lộc lấy mạng hàng chục thường dân. Trong số các quả đạn đầu tiên rơi vào Xuân Lộc, một quả rớt vào nhà Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, chỉ huy trưởng Sư Đoàn 18. Nhà ông được dùng làm một trong ba vị trí chỉ huy. Quả đạn rơi qua mái nhà và nổ tung trong phòng ngủ. May mắn thay, không ai ở nhà. Tướng Đảo đang ở Long Bình khoảng 90 km về phía tây Xuân Lộc, để thảo luận các vấn đề hậu cần khác nhau với trưởng phòng hậu cần của Quân Đoàn III. Ngay sau khi nhận được tin tấn công, Đảo bay trở lại chiến trường bằng trực thăng.
Trong khi Đảo phối hợp qua radio với các chỉ huy trưởng trên đường trở lại Xuân Lộc, đạn pháo không ngừng rơi như mưa trên đường phố, tòa nhà, trường học, chợ, nhà ở, và các doanh trại chính phủ, để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn nhất chưa từng được tổ chức trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Trung tâm thành phố Xuân Lộc đã nhận được hơn ba ngàn đạn pháo trong vòng một giờ, trung bình năm mươi trái mỗi phút. Nhà cửa và các cấu trúc xụp đổ. Hàng đống cành cây gẫy nát, tường đổ, và khối gạch rải rác khắp nơi. Quân cộng sản không ngờ rằng những người phòng thủ Xuân Lộc đã di chuyển ra khỏi trung tâm thành phố và thiết lập một đường phòng thủ vững chắc ở ngoại ô thành phố. Ba ngàn đạn pháo tàn phá thành phố, giết chết dân thường và phá hủy nhà và các cao ốc, nhưng không mảy may đụng đến phần lớn binh sĩ VNCH.
Vài trăm mét phía nam nơi đang bị tàn phá, sau những bức tường bao cát và hàng rào dây thép gai, tại cứ điểm 181 gần sân bay phi đội quan sát Cessna L-19, ba trăm lính còn lại của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân núp trong lô cốt, chiến hào, hầm hố. Họ đến hai ngày trước đó sau một sứ mạng khiếp đảm xuyên rừng và núi. Kiệt sức và hao tổn quân số, họ tưởng sẽ được nghỉ ngơi tại Xuân Lộc trước khi trở về Biên Hòa. Thay vì vậy, họ được chỉ định ngăn chặn sự tiến quân địch tới các trụ sở hành chính tỉnh Long Khánh. Không bao giờ họ nghĩ họ là mục tiêu đầu tiên trong đợt tấn công kẻ thù sáng hôm đó.
Biệt Động Quân (BĐQ) là một lực lượng đặc biệt của Quân Lực VNCH. Được đào tạo bởi các lực lượng đặc biệt Mỹ và sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ, các đơn vị BĐQ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong những trận đánh cần binh lính hữu hiệu và lưu động. Tiểu đoàn 82 khởi đầu từ Plei Me trên vùng cao nguyên, một phần của Quân Khu II. Trong sứ mạng cuối cùng, tiểu đoàn hỗ trợ trung đoàn BĐQ 24 liên kết với các đơn vị bạn ở Phan Thiết, và vì họ ở gần Long Khánh lúc đó, họ được bay đến Xuân Lộc.
Hạ sĩ Định tham gia tiểu đoàn 82 hơn một năm. Có tiếng là dũng cảm trong chiến trận, Định được chỉ định là một trong các đội ba người với nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng địch. Anh được huấn luyện một cách nhanh chóng, trong vòng chưa đầy mười phút, để phá hủy xe tăng và anh mong mỏi áp dụng nó vào các mục tiêu thực sự. Sáng hôm đó, anh bị đánh thức giữa âm thanh đạn pháo kích xé tai. Anh chỉ kịp kéo đồ nghề và chạy đến lô cốt gần nhất.
"Đủ mẻ," Định hét lên. "Mấy thằng khốn nạn thức sớm thiệt."
Kỳ, đồng đội anh, cười. "Mày ngủ lại đi, tụi nó đang bắn vô trung tâm thành phố."
"Làm sao tao ngủ được với mấy tiếng nổ này?"
Như thể kẻ thù nghe được lời anh than phiền, lúc 6:40 sáng, hai vệt mỏng pháo sáng màu đỏ lấp lánh trên bầu trời sáng sớm. Cuộc pháo kích bất ngờ dừng lại.
Những người tại cứ điểm 181 nhìn nhau. Đã từng trải qua những cuộc tấn công tương tự trước đó, họ biết điều gì sẽ xảy ra. Quân địch sắp bắt đầu mở cuộc tấn công biển người.
Các chỉ huy trưởng đơn vị la hét vào radio để có được những tin mới nhất về chuyển động đối phương. Những người lính mặc đồng phục ngụy trang màu xanh lá cây và màu sắc loang lỗ nâu và đen, nổi bật bởi phù hiệu trên vai vẽ một con beo đen nhe răng trên nền vàng, chạy qua lại, chiếm vị trí bắn.
Định, Kỳ, và hàng chục người lính sắp sửa di chuyển ra lô cốt khi Thiếu úy Hùng, đại đội trưởng, sải bước về phía họ, la lớn, "Thiếu úy Nam trung đoàn 43 vừa gọi điện cho tôi cho biết là tụi cộng sản đang tấn công vị trí họ với PT -76 và T-54. Một toán quân khác sẽ đến đây ngay. Các anh trải ra đường uýnh tụi nó."
Đám lính hét lên phấn khởi và phóng vào vị trí họ.
Định chỉ vào một cụm cây xoài ở phía bên bãi đất. "Tụi mình đến đó đi."
Kỳ và Phan, đồng đội anh, gật đầu và cả ba rảo bước tới vị trí họ. Thiếu úy Hùng hét lên từ sau. "Đừng bắn phí đạn. Mình không còn nhiều đâu."
Định, Kỳ và Phan ngồi xổm phía sau một cây.
"Ổng nói gì vậy?" Phan hỏi, mặt anh chàng ngơ ngác.
"Đủ mẻ," Định hét lên vào tai anh,"mày điếc rồi hả? "
Kỳ cười. "Nó mất cái nhét tai rồi."
"Thiếu úy nói mình phải tiết kiệm đạn," Định nói, dí miệng sát vào tai Phan. "Tụi Mỹ không để lại nhiều."
Phan gật đầu. "Có gì mới? Đủ mẻ Mỹ. "
"Đủ mẻ Nixon. Đủ mẻ Kissinger."
"Đủ mẻ bác Hồ. Đủ mẻ đảng bác."
"Đủ mẻ Thiệu. Đủ mẻ Kỳ. "
Kỳ phản đối. "Ê, đừng đụng đến tao."
Một loạt âm thanh nặng nề từ xa rung mặt đất và làm ngừng cuộc nói chuyện. Họ nhìn nhau. Họ đã nghe những âm thanh trước đó. Đó là âm thanh các lớp thép nặng nghiến lên mặt đất và ầm ầm qua các bụi cây thấp. Tiếng động trở nên rõ ràng và đặc thù hơn.
Ngay sau đó, chúng hiện ra.
Định, Kỳ và Phan há hốc miệng khi thấy các khối thép đồ sộ đang ló ra ở đầu bên kia bãi đất rộng lớn đầy dây kẽm gai.
"Đủ mẻ," Kỳ kêu lên. "Đám cua thép tới rồi."
Trong tiếng lóng quân đội miền Nam Việt Nam, "cua" là một từ để chỉ xe tăng.
Những người lính Tiểu Đoàn 82 BĐQ sắp phải đối diện những chiếc xe tăng T-54 và xe tăng lội nước PT-76 chết người. Kèm hai bên xe tăng và ngay đằng sau chúng là hàng trăm quân chính quy Bắc Việt hăm hở của hai tiểu đoàn trong trung đoàn 209 sư đoàn 7. Mấy chiếc xe tăng PT-76 và T-54 dẫn đầu lăn một cách tự tin trên bãi đất giữa trời, súng dài chỉa thẳng vào cứ điểm 181.
Định giơ khẩu M-72 LAW (Light Anti-Tank Weapon - vũ khí nhẹ chống xe tăng) bằng cả hai tay, nắm lấy miếng giữ kính nhắm ở cuối và kéo mạnh cái ống hẳn ra sau. Hai kính nhắm bật lên, một ở trước và một ở giữa. Anh kéo miếng an toàn trên ống. Một tiếng kêu nhỏ cho anh biết hỏa tiễn đã được trang bị và sẵn sàng bắn.
"Có ai sau lưng tao không?" Anh hỏi, nhớ là khi được bắn, khẩu M-72 sẽ tạo ra một vùng lửa lớn có thể kéo dài 40 mét về phía sau, đủ để gây trọng thương cho bất cứ ai đứng trong phạm vi lửa.
"Mày định rang con cua từ chỗ này hả?" Kỳ hỏi.
"Tao không rượt tụi nó ở ngoài đó đâu."
"Đủ mẻ, nếu mày chờ tụi nó tới gần hơn, thì tụi mình đã tiêu tùng hết rồi."
Định do dự. Anh nhìn hàng xe tăng và đám lính BV đang tiến tới. Chúng vẫn còn cách vài trăm mét. Tầm bắn hiệu quả của khẩu M-72 là khoảng 200 mét, nhưng để bảo đảm một cú trúng, tầm bắn năm mươi mét hữu hiệu hơn. Nhìn vào đám lính BV kèm hai bên sườn xe tăng, anh nhận ra Kỳ nói đúng. Nếu xe tăng đến trong tầm bắn khẩu M-72, quân địch sẽ quá gần với cứ điểm và sẽ là rất khó nhắm vào các xe tăng cho một cú bắn trúng ngay chóc. Đó là vì anh chỉ có thể nhắm vào bên cạnh hoặc phía sau xe tăng, nơi lớp giáp mỏng nhất. Mấy BĐQ đồng đội nói với anh là vị trí tốt nhất để bắn vào T-54 hoặc PT-76 là phía sau gần chỗ thoát khói động cơ. Với một chiếc xe tăng di chuyển tới trước, để có thể để nhắm vào vị trí này, anh sẽ phải tới gần chiếc xe tăng từ phía bên, đối diện hàng chục lính Bắc Việt kèm hai bên.
"Được rồi, mình sẽ chạy tới tụi nó," Định nói.
Anh nâng chiếc M-72 với hai bàn tay và đặt ống trên vai, thầm cám ơn kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn ba kí lô. Anh nhíu mắt, nhìn qua miếng kính nhắm phía sau và di chuyển ống để canh một trong những chiếc xe tăng với đường gạch đỏ trên kính nhắm phía trước. Tất cả mọi thứ có vẻ sẵn sàng. Anh chỉ cần bấm cò, một nút cao su màu đen trên đầu ống, và hỏa tiễn sẽ bay vọt ra. Anh cảm thấy chất kích động trong cơ thể tăng lên.
Mắt anh dán chặt vào các khối thép đe dọa di chuyển chậm chạp về phía họ. Cách xa hơn về phía cứ điểm, những người lính tiểu đoàn 82 BĐQ nhắm súng vào kẻ thù đang tới gần, chờ tới lúc thích hợp. Các nón lính với phù hiệu con báo đen nhe răng, mũ nâu đi lên xuống các hố cá nhân, hào và đằng sau những bao cát.
Quân BV tiến tới với tốc độ gia tăng. Các chiếc xe tăng vọt lên. Bãi đất giữa trời tràn ngập với lính trong ka ki xanh và nón bấc chạy bộ bên cạnh và phía sau xe tăng.
Loạt đạn điếc tai đầu tiên từ các khẩu pháo 100 ly của mấy chiếc T-54 phá vỡ vài miếng ở lô cốt và xé qua bức tường bao cát. Lính BĐQ VNCH lúi cúi trong chiến hào, một số chạy kiếm chỗ núp, la hét inh ỏi, nhưng không ai bắn trả. Quân BV dừng lại giây lát, hoang mang. Chúng đã đi qua hàng rào dây thép gai đầu tiên mà không có phản ứng từ kẻ thù. Nhưng sau một lúc ngừng ngắn ngủi, chúng lấy lại tự tin. Dưới lệnh quát to của viên chỉ huy, những thanh thiếu niên trẻ của trung đoàn 209 hét lên đồng loạt và mạnh dạn lao tới trước như một đàn chó dại. Hàng chục người nhảy qua hàng rào kẽm gai, phóng tới đám BĐQ VNCH, và bắn AK-47 như những kẻ điên cuồng.
Chúng là những người chết đầu tiên.
Từ các hố cá nhân, hào, bao cát, bụi cây, lính BĐQ VNCH ria đạn M-16 vào họ như một cơn cuồng phong mưa. Xác thanh thiếu niên BV rớt trên hàng rào kẽm gai, súng AK-47 văng ra, những cặp mắt mở to trừng trừng trong cái chết đột ngột.
Những người lính tiểu đoàn 82 BĐQ đồng loạt hét lên, "Biệt Động Quân, Sát! Biệt Động Quân, Sát!"
Bấy giờ, quân BV mới biết chúng đã lao vào ai.
Trận chiến nhanh chóng trở thành một cảnh đẫm máu. Xe tăng lăn tới, nghiền nát tất cả mọi thứ trên đường, ngay cả xác những chiến hữu chúng đã ngã gục. Tháp pháo trên xe tăng quay sang trái rồi sang phải, với súng D-10T 100 ly đe dọa tìm kiếm mục tiêu. Các súng máy 7,62 ly và ngay cả súng chống máy bay 12,5 ly khạc đạn không thương tiếc vào BĐQ VNCH. Khuyến khích bởi xe tăng, đoàn quân BV lan ra và tràn ngập bãi đất, bắn súng AK-47 không ngừng.
Hai bên trao đổi đạn và lựu đạn một cách tàn bạo. Tiếng la hét đau đớn và tiếng tru thảm thiết của tử thần trộn với tiếng nổ lựu đạn và đạn pháo đại bác.
Ngồi sau bụi cây và cụm cây xoài ở phía bên bãi đất, Định và các đồng đội được che khuất khỏi tầm nhìn của đối phương. Hàng xe tăng bây giờ cách họ khoảng 200 mét. Họ đã thực tập chiêu phá hủy xe tăng hôm trước, nhưng bây giờ họ phải đối diện các mục tiêu thật với quân đội kẻ thù cuồng tín.
Định biết anh phải hành động nhanh chóng. Nhưng anh chưa tìm thấy một mục tiêu.
"Con cua mình đây rồi," Kỳ nói, chỉ vào một chiếc T-54 đang bị vướng trong cuộn dây kẽm gai. Tên lái xe tăng đang cố gắng di chuyển chiếc xe bọc thép ra khỏi vòng dây kẽm gai. Một chiếc PT-76 đang đứng khoảng năm mươi mét phía sau. Súng máy nó ̣đang nhả ra cơn bão đạn vào các hầm trú.
Định nhìn vào chiếc xe tăng và xem xét tình hình. Chuyện này hơi chút mạo hiểm vì quân địch đang vây quanh xe tăng. Nhưng anh biết anh không thể chờ đợi.
"Tụi bay sẵn sàng chưa?" Định hỏi.
"Rồi," Kỳ và Phan nói.
"Đi."
Định giữ khẩu M-72 trên vai và nhảy ra khỏi sau cây. Anh phóng tới chiếc T-54. Một đám lính BV đang gập người xuống phía sau chiếc xe tăng, né tránh đạn bay từ các chiến hào. Chúng không để ý đến ba người lính VNCH đang chạy về phía chúng. Kỳ chạy tới chiếc PT-76, ném quả lựu đạn lân tinh M-15, lăn trên mặt đất, và bắn một tràng đạn tự động vào tháp pháo. Khói trắng lan ra nhanh chóng, ngập không khí. Cụm khói ra hiệu cho lính BĐQ không bắn vào vị trí để tránh bắn trúng họ và đồng thời làm mờ mắt lính địch để phá hủy sức nhìn chúng.
Phan chạy sang bên phải, trút hết đạn trong chiếc M-16 vào đám lính BV đằng sau chiếc T-54.
Định cắn môi. Đã đến lúc. Mục tiêu của anh bây giờ chỉ độ hai trăm mét. Anh thấy đám lính BV quanh chiếc xe tăng la hét và phân tán sang mọi hướng, một số ngã quỵ. Một số quay đầu và giật mình khi thấy ba người lính VNCH đang chạy về phía chúng.
Định dừng lại, quỳ xuống, nhắm, và nhấn nút.
Chiếc hỏa tiễn bay ra khỏi ống và đụng ngay chóc vào phía sau chiếc xe tăng. Một âm thanh bùng nổ xé toang không khí. Chiếc T-54 nẩy lên. Khói đen phun thành một quả bóng khổng lồ. Hai tiếng nổ nhỏ hơn theo sau. Lửa bốc ra trên thân xe tăng và tháp pháo.
"Đụ con đĩ mẹ!" Định hét lên khoái chí. Phát đầu tiên của anh trúng ngay phóc.
Anh nghe tiếng cổ vũ của đám BĐQ từ các hầm hố cùng với tiếng la hét. "Biệt Động Quân, Sát! Biệt Động Quân, Sát!"
Không xa quá cứ điểm 181, vài trăm mét về phía bắc và đông bắc, các vị trí phòng thủ của 1/43 (Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 43), 3/43 của Sư Đoàn 18 và hai đại đội Địa Phương Quân đã tránh loạt đạn pháo ác độc nhưng bây giờ họ phải đương đầu với cuộc tấn công lớn của trung đoàn 165, sư đoàn 7 BV.
Tin rằng ba ngàn đạn pháo kích đã phá tan những người phòng thủ Xuân Lộc, tám xe tăng và hơn hai ngàn năm trăm quân BV vượt qua bãi đất dốc trống giữa trời với một quyết tâm táo bạo đi qua những bãi mìn và lao thẳng vào các chiến hào VNCH.
Đây là lần đầu tiên binh nhất Dũng thấy nhiều xe tăng trong trận chiến như vậy. Nhìn từ xa, xe tăng không trông đến nỗi đáng sợ, nhưng anh biết chúng có thể gây thiệt hại tàn phá cho bất cứ ngăn chận nào. Các vỏ bọc thép dày hình thành một pháo đài ghê gớm chuyển động, che chở những lính rảo bước phía sau. Hai khẩu súng máy và súng chống máy bay có một sức mạnh kết hợp của hàng chục AK-47. Chiếc đại bác 100 ly có thể lật đổ nhà gạch, phá vỡ lô cốt, và xụp đổ hào. Anh không muốn phải đối diện những chiếc xe tăng đó với súng trường mình. Nhưng anh có một vũ khí mạnh hơn rất nhiều có thể tiêu diệt chúng. Đó là hỏa tiễn trên không có cánh thăng bằng gấp lại được (FFAR - Folding-Fin Aerial Rocket) cỡ 2,75-inch.
Được dùng là một hỏa tiễn không hướng dẫn không-đối-đất, FFAR đã được phần lớn dùng bởi Mỹ trên máy bay trực thăng. Với đủ loại đầu đạn nổ cao và hiệu quả hơn ba ngàn mét, FFAR có thể được dùng như một vũ khí chống xe tăng rất hữu hiệu. Nó có thể, tất nhiên, được dùng để giết quân thù hay tiêu hủy các cơ cấu bọc thép. Khi Mỹ rời khỏi miền Nam Việt Nam, họ để lại một kho khổng lồ dự trữ FFAR. Nhưng các FFARs không có lợi ích nhiều cho quân đội Việt Nam trong trận chiến. Điều đó thay đổi sau khi một tai nạn đã cho quân Nam Việt Nam một cách dùng FFAR hiệu quả là một hỏa tiễn đất-đối-đất. Trong lúc kiểm tra điện chạm trong một hỏa tiễn, một kỹ thuật viên dùng một máy đo điện thế để đo điện thế trên mạch điện. Không hiểu sao, dụng cụ đo chạy pin khởi động chiếc hỏa tiễn. Chiếc hỏa tiễn bay xuyên qua thân hình một kỹ thuật viên đứng gần đó, giết chết anh ta ngay lập tức, trước khi nó đâm vào một hầm trên đường bay của nó. May thay, đầu đạn không phát nổ. Từ vụ đó, quân Nam Việt Nam khám phá một cách đơn giản để bắn hỏa tiễn mà không cần máy bay trực thăng hoặc máy phóng hỏa tiễn đắt tiền. Hỏa tiễn sẽ được gắn trên đế hai chân và nối vào một cơ chế phát động chạy bằng pin. Một người điều khiển có thể định vị trí chiếc hỏa tiễn gắn trên đế hai chân theo hướng của đường bay đến mục tiêu và bắn hỏa tiễn bằng cách bật cơ chế phát động. Thủ thuật đơn giản đã được thử nghiệm thành công tuyệt vời.
Dũng và cả chục binh sĩ của 1/43 và 3/43 được chỉ định phóng các FFAR tiêu diệt xe tăng địch bằng cách dùng các cơ chế phát động tạm thời. Thiếu úy Nam, đại đội trưởng, ra lệnh họ thực hiện công việc.
"Các anh bây giờ có vinh dự rang mấy con cua đó để ăn mừng chiến thắng," Nam nói.
"Đừng lo, Thiếu úy," Dũng nói, vỗ lên vai mình chỗ phù hiệu nỏ Sư Đoàn 18 được may vào đồng phục anh. "Mấy hỏa tiễn này là mũi tên bất khả chiến bại của nỏ thần An Dương Vương."
Mọi người cười rộ lên.
Dũng bây giờ nhìn xe tăng, tự hỏi mũi tên của anh có sẽ làm được chuyện hoang đường đó. Trong khi anh đang khảo sát đối phương tiến gần, một cảnh tượng ngoạn mục hiện ra trước mắt anh. Một chiếc T-54 dẫn đầu, trong sự háo hức đến gần vị trí quân VNCH, cán lên một quả mìn trên bãi mìn. Tiếng mìn nổ làm giật mình đám lính BV xung quanh. Họ nhảy xuống đất né đạn, chỉ để bị mìn tung lên thêm nữa. Dây xích bên trái xe tăng bị phá hủy, làm tê liệt nó. Chiếc xe tăng bây giờ đứng một mình trên bãi đất, tháp pháo xoay quanh, đại pháo 100 ly của nó bắn vài phát vô dụng cách xa mục tiêu. Quân BV tiếp tục tiến tới, để lại chiếc xe tăng tê liệt và toán điều khiển ở phía sau.
Nhưng chúng không tiến xa.
Cuộc phản pháo của pháo binh VNCH bắt đầu công phá. Từ núi Thị ở vài cây số phía tây, mười khẩu pháo 105 ly và 155 ly của tiểu đoàn pháo binh, bảo vệ bởi tiểu đoàn 2/43, bắn vào bãi đất giữa trời giờ đã tràn ngập với lính trung đoàn 165, quân đội Bắc Việt. Với đạn hạn chế, hỏa lực pháo binh VNCH không tấn công kẻ thù dữ dội như pháo kích quân BV hồi sáng sớm, nhưng cũng đủ tạm ngừng cuộc tiến quân, và gây ra một số thiệt hại nặng nề lên đám lính. Nhưng sau khi dừng, bảy chiếc T-54 tiếp tục leo xuống dốc và lăn tới trước. Giữa đạn pháo nổ, đám lính BV đội mũ bấc chạy theo bên xe tăng. Họ điên cuồng quyết tâm đè bẹp những người phòng thủ Xuân Lộc bằng mọi giá.
Dũng và các chiến hữu anh kinh ngạc về sự bướng bỉnh của đối phương.
"Đụ mẹ," Binh nhất Học hét lên. "Sao chúng cứng đầu quá vậy?"
"Tụi nó không cứng đầu," Dũng trả lời. "Tụi nó ngu xuẩn."
"Tụi nó chưa bị lãnh đủ mấy mũi tên của nỏ An Dương Vương."
"Đụ mẹ, còn tên lửa của rồng bay thì sao?"
Những con rồng bay, máy bay Không Quân Nam Việt Nam, bắt đầu tấn công. Tiếng gầm động cơ máy bay có thể được nghe từ xa. Dũng nhìn lên trời. Trong bầu trời xám buổi sáng sớm, hình dạng hai chiếc Tiger II F-5E không thể nhầm lẫn. Những con chim sắt đang bay cao trên bầu trời, rồi lao xuống độ thấp về phía đám lính BV đang tiến và bắn hỏa tiễn và phi đạn không-đối-đất xuống đất. Khi chúng bay cong lên, chúng thả bom trên mặt đất đầy khói thuốc. Chùm khói đen tối và lửa bốc ra ở chân trời trên nền núi Chứa Chan. Đám lính BV nhào xuống kiếm chỗ núp, nhưng chúng chẳng thấy chỗ núp nào trên bãi đất giữa trời. Hàng chục xác người nằm bẹp trên mặt đất. Các súng chống-máy bay cỡ 12,5 ly trên xe tăng vội vàng chỉa lên bầu trời, bắn vô ích phía sau mấy chiếc F-5E, bây giờ đã bay đi mất hút.
Xem cảnh thả bom từ hào rãnh, Dũng và đồng đội reo hò ầm ĩ. Nhưng kẻ thù vẫn tiếp tục tiến tới, với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn, vội vàng để đạt tới mục tiêu. Các xe tăng đang chạy với tốc độ gần như tối đa, và đoàn lính trải ra trên khắp bãi đất, phóng tới những người phòng thủ Xuân Lộc với tiếng la hét. "Xung phong! Xung phong!"
Các khẩu pháo 100 ly trên mấy chiếc T-54 bắt đầu cuộc tấn công. Tràng pháo kích đầu tiên lỡ mục tiêu, nhưng khi chúng tiến gần, sức tàn phá của chúng thật là ghê gớm. Tiếng nổ ầm ầm rung chuyển mặt đất, lung lay hầm và lô cốt. Tiểu đoàn 1/43 bị thương vong đầu tiên. Hai người bị trúng đạn. Nhân viên y tế lập tức mang họ đi.
Các xe tăng bây giờ đang ở trong tầm bắn hỏa tiễn FFAR.
"Đụ mẹ," Dũng la lên. "Tụi mình rang mấy con cua chơi."
Anh nhảy ra khỏi chiến hào và đẩy chiếc hỏa tiễn thon, dài một mét rưỡi, màu trắng với đầu màu xanh dương, hướng về mấy hàng chiếc T-54. Bốn cánh thăng bằng ở cuối thân hỏa tiễn bật ra bốn hướng quanh thân chính. Chiếc hỏa tiễn mang đầu đạn chống xe thiết giáp mạnh mẽ.
"Đẩy nó sang bên trái một chút," Học hét lên.
Dũng gật đầu và xê dịch cái đế hai chân sang bên trái, nhắm vào hàng xe tăng. Anh chăm chú nhìn những chiếc xe tăng, chọn một mục tiêu, một chiếc T-54 bao quanh bởi một đám lính BV. Anh tính là nếu chiếc hỏa tiễn bắn hụt chiếc xe tăng, ít nhất nó sẽ gây thiệt hại cho lính địch. Anh biết hỏa tiễn không chính xác và chẳng có lợi gì mà nhắm vào một vị trí chính xác trên mục tiêu. Chuyện đó không cần thiết. Sức mạnh bùng nổ của hỏa tiễn đủ mạnh để xuyên qua lớp sắt thép không cần biết nó đụng vào chỗ nào. Với nhiệt độ tác động ở hai ngàn độ, nó sẽ làm tan chảy bất cứ cái gì nó đụng vào. Đám lái và điều khiển xe sẽ bị chiên trong chỗ chật chội của chúng.
"Né ra hết," Dũng hét với các đồng đội. "Tao sắp bắn nỏ thần An Dương Vương."
Đám lính trải ra. Dũng nhìn chiếc xe tăng mục tiêu lần chót. Rồi anh nhấn một nút trên cơ chế tác động, một mạch điện đơn giản tác động chạy bằng pin.
Chiếc hỏa tiễn bay ra, phun một cột khói màu trắng mỏng phía sau. Dũng nín thở, nhìn chiếc hỏa tiễn quay vòng vòng và bay trên một đường bay thẳng. Ở tốc độ tối đa 600 mét một giây, chiếc hỏa tiễn sẽ đụng mục tiêu chưa đầy hai tích tắc.
"Một, hai." Học đếm.
Trúng phóc. Chiếc xe tăng dừng lại và sự bùng nổ tức thời. Lửa phọt ra trên thân chiếc T-54 xấu số. Trong màn khói cam và đen, nắp cửa trên xe tăng bật mở và một tên đội nón lính leo ra, nhưng ngã gục nửa chừng.
"Đụ mẹ!" Dũng la lên.
Dũng, Học và những người lính của đạo quân An Dương Vương nhảy lên nhảy xuống reo hò tự bộc phát. Chiếc nỏ thần đã tạo phép thuật với kiểu thế kỷ 20.
Thêm vào tiếng reo hò, trên bầu trời, mấy chiếc Dragonfly A-37 và Tiger II F-5E gầm thét với tiếng bùng nổ như sấm, bắn hỏa tiễn, phi đạn và bom xuống đất. Một chiếc T-54 khác bị phá hủy bởi một phi đạn bắn từ một con rồng bay. Sau đó, những mũi tên của nỏ An Dương Vương bay ra, rơi không thương tiếc trên xe tăng và quân đội Bắc Việt.
Đám lính trung đoàn 165 quân đội BV đứng trong sự sợ hãi với chiến hữu chúng ngã gục và các xe tăng cháy. Chúng đi chậm lại và nhìn nhau trong hoang mang, chờ lệnh rút lui.
Tới lúc đó, ngày đầu tiên trận Xuân Lộc đạt tới đỉnh. Các cuộc tấn công phía đông Xuân Lộc đã bị chặn lại bởi Tiểu đoàn 82 BĐQ và Tiểu đoàn 1/43 và 3/43 của Sư đoàn 18. Về phía tây, các cuộc tấn công quân đội Bắc Việt ở tình trạng không khá hơn. Trong nhiều giờ, thành phố Xuân Lộc bị đạn, đạn pháo, và lựu đạn tàn phá. Lửa, khói, và nổ ở khắp nơi.
Sau nhiều giờ, vào buổi chiều ngày đầu tiên, trận đánh đã bớt xuống. Đạn bắn hầu như chấm dứt. Quân BV dừng lại liếm vết thương. Tướng Hoàng Cầm, chỉ huy trưởng Quân đoàn 4 Bắc Việt có nhiệm vụ tấn công Xuân Lộc, kinh ngạc về sức phòng thủ bướng bỉnh của Sư Đoàn 18. Tướng Lê Minh Đảo thở dài nhẹ nhõm. Sự phòng thủ sắp đặt cẩn thận của ông đã thành công.
Mỗi bên đếm số thương vong. Quân BV bị hơn 700 thương vong, quân đội miền Nam 50.
Vào ngày đầu trận chiến, nỏ thần An Dương Vương đã chứng tỏ tên tuổi nó sau hai ngàn năm.
DAO, Sài Gòn, ngày 14 tháng tư, năm 1975
Tọa lạc tại sân bay Tân Sơn Nhất, Văn phòng Tùy viên Quốc phòng (DAO - Defense Attaché Office) Sài Gòn được tổ chức bởi các Tư lệnh phối hợp, Tư lệnh Thái Bình Dương, và Chỉ Huy Binh Viện Hoa Kỳ, Việt Nam (MACV), và đã được hoạt động vào ngày 28 tháng 1 năm 1973, thay thế MACV sau khi MACV tan rã sáu mươi ngày sau ngày ký kết Hiệp định Hòa bình Paris. Nhiệm vụ của DAO rõ ràng, ít nhất là trên giấy tờ. Nhiệm vụ căn bản là quản lý các vấn đề quân sự Mỹ tại Việt Nam sau khi lệnh ngừng bắn. Nhiệm vụ bổ sung gồm giám sát các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn và thu thập và tạo ra các thông tin tình báo mà các quyết định cao cấp có thể dựa vào.
Sáng ngày 14 tháng 4, năm 1975, năm ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến tại Xuân Lộc, một cuộc trò chuyện mã hoá bí mật vô tuyến diễn ra giữa một sĩ quan DAO trong sân bay Tân Sơn Nhất và một viên chức Mỹ từ một địa điểm không rõ.
"Hôm qua, Trà quyết định rút quân khỏi Xuân Lộc và chuyển hướng tiến thẳng tới Sài Gòn."
"Thông tin này có tin cậy không?"
"Vâng, gián điệp chúng tôi có thông tin trước tiên hết. Kế hoạch rút quân đã được thảo ra ba ngày trước."
"Quân Lực VNCH có biết không?"
"Chưa."
"Chúng ta không thể để bọn cộng sản chiếm Sài Gòn sớm như vậy."
"Tại sao?"
"Việc di tản chưa hoàn tất. Phe ta đang dùng Xuân Lộc để trì hoãn sự tiến quân của chúng. Đâu ai ngờ Xuân Lộc gây thiệt hại lớn lao cho tụi cộng sản đến độ chúng phải quyết định từ bỏ nó."
"Làm sao phe ta ngăn chặn chúng?"
"Sư đoàn 18 phải rút khỏi Xuân Lộc về Sài Gòn để thiết lập một tuyến phòng thủ trước khi cộng sản đến đó."
"Sớm muộn gì họ sẽ phải xem xét chuyện đó."
"Họ sẽ bị ăn tươi nuốt sống bởi bốn sư đoàn Bắc Việt một khi họ rời khỏi Xuân Lộc."
"Không, nếu họ có kế hoạch cẩn thận."
"Chúng ta phải gửi một tin nhắn cho Hà Nội. Đã đến lúc mình xài đến CBX-11. Chúng ta có bao nhiêu CBX-11?"
"Chúng ta có sáu trong kho, nhưng chúng ta có thể vận chuyển nhiều hơn trong vòng một hoặc hai ngày. Ông muốn dùng cả sáu?"
"Không, chúng ta đi từng chặng một. Thả một trái trước xem tụi nó có nghe mình không. Nếu không, chúng ta có thể dùng tất cả và nhiều hơn nữa nếu cần thiết. Cho đám VNCH biết về bom này để họ có thể bắt đầu yêu cầu. Đây là cuộc chiến của họ."
"Nếu họ muốn dùng cả sáu cùng một lúc thì sao? Tôi tin chắc là Tướng họ rất mừng về chuyện này. "
"Nói với họ là anh không có đủ ngòi."
"Khi nào ông muốn dùng nó?"
"Khoan đã, chúng ta hãy bắt đầu với Daisy Cutters trước. Nếu nó không làm chậm chúng lại, mình sẽ xài CBX-11. "
"OK, khi nào ông muốn dùng Daisy Cutters?"
"Càng sớm càng tốt, ngay cả hôm nay."
"OK. Chúng tôi sẽ tiến hành chuyện đó."
Xuân Lộc, ngày 19 tháng 4, năm 1975