logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/04/2015 lúc 11:33:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hắn
Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi'

Hắn, 10 tuổi đầu phải chạy theo Tía Má cùng đoàn người ở tỉnh thành khắp nước lũ lượt kéo nhau về miền quê sinh sống. Phải

nói người dân miền quê ta sau “giải phóng” nghèo quá đỗi, nghèo rớt mồng tơi. Mọi sinh hoạt của cuộc sống đều đảo lộn. Cả

miền Nam người người như nín thở, như đang chờ đợi những điều không may đến với họ.


Sau ngày 30/4/75 chế độ Cộng sản lại đẻ ra một tầng lớp mới gọi là “cách mạng 30”. Lớp người này muốn lập công với chế

độ mới nên chuyên thăm dò, truy tìm, vu khống đối với dân, quân, cán chính chế độ cũ những tội danh gán ghép… không

thành có, ít nặn ra nhiều. Họ cố tìm tòi bươi móc, càng nhiều càng tốt, để đẩy xa ra, tách biệt rõ nét người chế độ cũ và chế độ

mới.


Khác với nhà báo hoặc trinh thám họ không cần lương bổng, làm thiện nguyện nhiệt tình. Thậm chí sáng còn phải lo cà phê

thuốc thơm, trưa canh chua thịt kho, chiều nhậu nhẹt lai rai cho những cán bộ, bộ đội hoặc bất cứ ai mà họ cảm thấy nịnh, kiếm

lợi lộc được, tiền họ tự lo... Nhờ họ mà “phân biệt đối xử” vốn đã có càng thêm rõ nét, rậm đám hơn. Kẻ an phận, cũng phập

phồng lo sợ rủi nhiều may ít. Con cái “ngụy” không được lên đại học hoặc nếu có cũng bị chèn ép, đối xử như công dân cấp

hai, tâm trí còn đâu mà học. Ông cha, anh chị họ, kẻ bị đưa đi cải tạo, kẻ bị tịch thu sản nghiệp, người người bị lùa đi vùng kinh

tế mới làm ruộng lấy sức người thay trâu. Toàn miền Nam như xụp xuống hỏa ngục. Nhà nhà người người luôn bị đe dọa trấn

áp. Những gia đình còn lại không thuộc diện “Mặt trận giải phóng miền Nam” có người vì quá lo sợ họ tự hiến dâng con mình

cho Đảng xài (Thanh niên xung phong) để mua “nhục” được yên thân hoặc phải tiễn con đi Campuchia (bộ đội) đem thân đỡ

đạn Pôn Pốt thay cho con cái đảng viên Công sản.


Từ ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam biết bao nhiêu nghề mới được ra đời, thí dụ như bán thịt lậu, gạo lậu, thuốc lậu...

(nghề mà lẽ ra không cần buôn bán lậu). Nghề xe ôm, karaoke ôm, cà phê ôm, võng ôm, chuồng ôm, môi giới con nuôi, cô

dâu các xứ láng giềng, lao động xuất khẩu v.v… Bất cứ nghề gì có chữ buôn chữ bán là thuộc nhà nước, là thuộc đảng viên,

cán bộ. Người dân “ngoại trừ thành phần thứ 3” và “gia đình MTGPMN” không có con đường nào khác ngoài lao động là vinh

'râu' quang?


Gia đình Hắn là một trong hàng triệu gia đình thuộc diện bị ngược đãi. Tía Hắn bị bắt đi cải tạo xa tít ngoài Hà Tuyên “xa lắm

không biết ở đâu”. Má Hắn ở lại 'buôn lậu' nuôi con. Mà nói cho ngay, Má biết buôn bán là gì? Từ lúc nào Má đã được ni cô

trong chùa nuôi lớn. Má đẹp, hiền lành, tôn kính đức Phật vô biên. Ngược lại, Tía theo đạo Chúa. Ông bà nội buộc Má phải

theo đạo Tía. Má thương Phật quá không theo (đạo ai nấy giữ). Thế là Ông bà dứt khoát coi như chưa đẻ Tía ra. Tía đi lính,

Má làm cô giáo. Đám cưới không người thân. Đám cưới nhà binh. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Đùng một cái miền Nam bị

cưỡng chiếm 30/4/75! Không có quê hương để về (ông bà nội đã từ Tía Má) nên phải theo chú Năm tài xế về quê chú sống.

Ở đây có một chùa và một nhà thờ là chỗ dựa tinh thần. Chùa bị tịch thu, ông cha, ông sư bị đi tù dân quê chất phác bơ vơ…

kêu trời!


Thường ngày Má lảng vảng, lê lết gần cửa hàng bách hóa, vật tư nông nghiệp lén mua bất cứ thứ gì của khách hàng mà có

thể bán lại kiếm lời để nuôi ba cái miệng: Má, Hắn và em Gái. Đã ba năm qua các mặt hàng: sữa, vải, kim chỉ, v.v… ngày này

qua ngày khác, bù qua sớt lại cùng lắm đủ mua gạo ăn hằng ngày, ngoại trừ thuốc xịt sâu rầy mua một bán ba, có khi năm, bảy.

Chịu khó đi xa chừng 5-10 km đường rừng, sông, lọt qua được ranh giới tỉnh khác mà mùa vụ không cùng tháng thu hoạch,

lắm khi mua một bán mười. Đó là vào đầu những vụ mùa, mạ lúa còn non dễ sanh sâu rầy. Các thứ khác lời ít nhưng không

đứt vốn, lở bị bắt đóng phân nửa trị giá thì được cho qua. Thuốc sâu lại khác, chẳng những bị lấy sạch mà còn giải qua công

an hạch hỏi có khi bị tù vài tháng như chơi.


Đang học, con Lẹm bị đau bụng chảy. Cô giáo biểu Hắn cõng em về kêu Má dẫn đi trạm xá khám bịnh. Về đến nhà, cửa trước

cửa sau chốt chặt. Hai đứa chạy quanh xóm tìm không thấy Má. Hai đứa nghĩ chắc Má đang ở ngoài cửa hàng. Hắn vòng ra

sau bếp lựa chỗ vách thưa nhất (rút bớt mồi lửa nấu ăn) vạch lỗ cho rộng hai anh em chui vào, định lấy hũ dầu cù là cạo gió. Ai

dè trời ơi! Má hắn đang cùng ông trưởng công an xã ôm nhau vặn vẹo trên chõng tre kêu cọt kẹt. Hai đứa chết điếng, không ai

bảo ai ôm chầm nhau núp sau tủ áo, ém lại đó. Tim hắn quặn thắt như có bàn tay bóp xiết lại đau nhói. Lòng chưa kịp khóc

nước mắt chảy đầm đìa. Lấy tay sờ má, má không ướt mà hồn như ướt rượt.


Cái lần ông trưởng Công an qua xã kế bên bảo lãnh Má vì tội buôn lậu thuốc sâu, Má bị công an còng tay dẫn ngang nhà, hai

đứa thấy Má bị còng hai tay khóc gần chết, chạy theo lạy lục xin ông công an tha cho Má. Ở văn phòng ủy ban ông công an

nói: Thấy hoàn cảnh chị đơn chiếc, hai con còn nhỏ, thuốc nầy trả lại chị đem về xịt lúa. Nhớ! lần sau bắt được tôi bỏ tù nghe

chưa! Hắn thì thầm trong bụng: “Cám ơn ông công an Cộng Sản, ông tốt bụng quá, xin trời phù hộ cho gia đình ông.” Con

Lẹm khều anh hai nói nhỏ: “Nhà mình cọng cỏ hổng có, có lúa đâu mà xịt?” “Nhiều chuyện, đi lẹ lên”, Hắn kéo con Lẹm đi. Từ

lần đó gặp ông đâu Hắn cũng cung kính chào hỏi đàng hoàng. Ông đáp lại bằng nụ cười sảng khoái. Trong thâm tâm Hắn lúc

nào cũng nể phục, xem ông như vị cứu tinh gia đình Hắn. Vậy mà nỡ lòng nào… Đúng là có âm mưu trước, thả mồi câu… Má.


Thường ngày anh em Hắn đi học rồi Má mới dậy. Hôm nay Má dậy thật sớm rửa mặt qua loa xách nón lá ra cửa. Hình như có

ai đợi bên ngoài. Chiều đi học về vừa tới hè nghe Má và thím Năm bàn luận với nhau. Chim ục mà kêu trước nhà xui xẻo lắm

nghe chị. Hồi xưa chị chưa về đây, chim ục kêu có ba tiếng trước nhà con Liên. Hôm sau chồng nó uống rượu xuống sông

tắm chết chìm, ba ngày sau mới nổi lên. Thím Năm mách có ông thầy giỏi lắm, có lá bùa Bình An trong tay coi như an tâm

không có chuyện gì xảy ra. Hơn ai hết, Hắn biết Má Hắn không phải sợ có ai đó trong xóm chết, mà vì lòng bà bất an, gần đây

hay tư lự, điệu bộ khan khát, ánh mắt trầm tư…


Chuyện Má lo ngày lo đêm (bị đánh ghen) đã không đến mà chuyện không nghĩ tới lại xảy ra. Má nhận được thư người bạn

vừa thăm chồng về báo tin: “Tía bịnh chết trong trại tù cải tạo”. Nhà ba người đóng cửa ôm nhau khóc sướt mướt. Má lấy hình

Tía ra nhìn, càng nhìn nước mắt càng ràn rụa, tiếng nấc càng lớn. Bỗng dưng Hắn buông Má ra xoay qua ôm chặt con Lẹm hai

đứa khóc tức tưởi. Con Lẹm vô tình: Anh Hai! Vậy là tụi mình mồ côi Tía hả anh? Câu hỏi làm Hắn như sực nhớ ra điều gì

lòng bừng lên giận dữ: “Tía không chết vì bịnh mà chết vì tức đó! Má xoay qua: “Con nói bậy gì đó?” Hắn trả lời: “Chớ hổng

phải sao, mấy bữa trước con và con Lẹm thấy Má với ông công an ôm nhau trên chõng tre trong buồng.” Má đứng im chết

lặng như trời trồng, khuôn mặt chảy xệ, não nề. Nói xong, không hiểu sao Hắn thấy hả hê khoái chí lòng cười khe khẽ. Còn Má

suốt đêm không ngủ trở mình trên chõng tre kêu cót két, tiếng thở dài thườn thượt… nghe buồn mênh mang.


Hôm nay chủ nhật Má kêu hai đứa dậy sớm hỏi: “Có muốn đi nhà thờ không?” Hai đứa vô đạo, lâu lâu Má cho đi nhà thờ một

lần. Đi lễ thích nhất là được thấy các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể mặc đồng phục đẹp, hát hay, sinh hoạt ca hát hồn nhiên vui vẻ.

Con Lẹm đứng nhìn bất động, há hốc miệng, nước miếng cho một họng. Lòng thầm mong sao có một ngày được mặc quần

áo đẹp, đồng ca cùng các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể.


Trưa về, nhà vắng ngắt, bếp lạnh tanh. Hai đứa kêu Má ơi ới. Má mất biệt. Mọi vật trong nhà vẫn y nguyên chỗ cũ như mọi khi,

không ai nghĩ Má đã bỏ đi. Để lại bức thư và 250.000 đồng (tương đương một chỉ rưỡi vàng 24 cara). Má viết: "…Má có lỗi,

xấu hổ quá, Má đi ít hôm cho khuây khỏa. Tiền Má dành dụm được, các con đưa cho chú thím Năm cất giữ lo cho các con."

Má ra đi không đắn đo, không chần chừ như con vịt dưới ao leo lên bờ, vũ cánh cái rột, sạch trơn. Bức thư là cái cớ để cả làng

xúm lại bàn tán xôn xao. Kẻ nói Má lấy trai bị con bắt gặp xấu hổ bỏ đi. Chồng chết nuôi con mắc chứng gì bỏ đi. Có người

chêm vào: “Tui thấy cặp dò dài xộc, cặp mắt láo lia là biết cái thứ phụ bạc rồi, mà thiệt y như để vậy đó… mấy cha.” Những

câu trách móc xiên xéo của những người hàng xóm như khắc đậm trong lòng Hắn. Đêm nằm chèo queo khó ngủ, nhớ lại

những câu ấy lòng không yên, chắc tại Hắn mà Má bỏ đi?


Ở trong gia đình chú Năm được một năm thì Nhà Nước tịch thu hết ruộng đất để làm tập đoàn. Ăn chung làm chung. Sáng

nghe kẻng ra đồng. Chiều nghe kẻng về. Người biết làm ruộng cũng như không biết. Làm ít hay nhiều, ăn chia đồng đều, nên

sanh nạnh, cha chung không ai lo. Mùa màng thất thoát liên tục. Khắp nơi phải ăn cơm độn khoai lang, khoai mì, những nơi

không gạo ăn toàn bo bo. Bo bo táo bón lại dễ đau bao tử vì tim nhọn của hột. Một hôm đang ăn cơm, có hai chú công an tuổi

trên dưới 20 đến nhà đo bồ lúa, rồi chú nầy nói với chú kia: “Mầy nói cho thằng Năm biết tính theo nhân khẩu lúa trong bồ vụ

mùa nầy còn dư 5 giạ, đầu vụ mới bán cho nhà nước, bán chợ đen bắt bỏ tù. Còn tờ nầy để lại cho nó tự kê khai, trong nhà có

nuôi bao nhiêu trâu, bò, heo, gà, vịt phải khai chính xác, khai man nhà nước tịch thu.” Trước khi ký tên đọc cho kỹ hàng chữ đã

viết sẵn nầy. Mỗi lần trong gia đình có tiệc, cần sử dụng gia cầm phải ghi chính xác số lượng và nhất là phải được sự ưng

thuận của chính quyền địa phương.” Hắn nghe xong lòng quặn thắt, như có ai tát vào mặt. Ở nhà trường cô giáo dạy: phải kính

già, yêu trẻ, thì ra ở ngoài đời lại khác! Chú Năm như đọc được ý nghĩ trong đầu Hắn. Ôi! Ai kêu sao kệ họ, chết chóc gì mà

lo. Xã hội thời nay hễ kẻ nào dưới 100 tuổi thì thằng hết. Thằng Tây, thằng Mỹ, thằng Ngụy… Chỉ có hai thứ người dù còn

trong bụng cũng phải kêu ông, ông Liên Xô, ông Trung Quốc. Nói xong chú đưa tay trái ra tính nhẩm: “Ngày mốt lại phải lên

đường đi thủy lợi, cái lưng còn trật không biết tính sau đây?” Hắn chen vào: “Cháu thấy chú Ba hàng xóm kế bên, mỗi lần đi

làm thủy lợi, chú đưa tiền cho cán bộ thủy lợi. Họ mướn thằng Tí lớp cháu đi làm thế, cháu nghĩ cháu cũng có thế thay chú

được.” (tuổi từ 18-45, mỗi năm phải lao động xã hội chủ nghĩa 45 ngày, cơm nhà áo vợ). Chú trả lời: “Tội nghiệp cháu còn nhỏ

quá! Chú tính kỹ rồi về lâu dài, muốn có đủ miếng ăn, hè nầy thằng Cu, con Lẹm, thằng Hải, con Hà nghỉ học ở nhà đi làm

mướn kiếm cơm, cực chẳng đã phải cho thằng Học thằng Hạnh đi học cho biết đọc chữ với người ta.”


Ngày ngày bốn đứa đi làm cỏ vườn, đánh lá mía từ sáng đến tối, tiền công mua được lít gạo, đủ nuôi bản thân. Làm được vài

tháng hết việc. Thời buổi khó khăn, ai cũng để dành công việc lại cho người nhà làm. Chú Năm cho Hắn (thằng Cu) đi chăn trâu

nhà ông Hào Hương. Con Lẹm đi ở đợ giữ cháu cho bác Thạnh làng bên. Lúc đầu Hắn không muốn đi, không phải vì làm

biếng, mà sợ có ngày nào đó, Má Hắn quay lại tìm không thấy Hắn. Ngày ngày đi làm về Hắn hay nhìn ra đầu ngõ mong mong

đợi đợi một bóng hình. Ở nhà ông Hào Hương có cơm no, không phải lo sáng lo tối. Mỗi năm được hai bộ áo quần mới thêm

6 giạ lúa để giúp đỡ gia đình chú Năm cũng là một cách trả ơn. Ở đợ cực quá! Mỗi ngày 4 giờ sáng thức dậy cho trâu ăn, 5

giờ vác cày bừa theo chủ ra đồng. Đúng bữa thả trâu, dẫn đi ăn cỏ. Chiều về cắt hai đội cỏ cho ngày mai. Tối trước khi ngủ

phải ung khói đuổi muỗi đi, xập mùng cho trâu rồi mới được đi ngủ. Cực mà an tâm.


Một hôm sơ ý để lạc mất con nghé. Ông Hào ra lệnh phải kiếm được con nghé dẫn về, nếu không thì cho dù ở đợ suốt đời

cũng không trả nổi. Hắn cầm theo bình “ắc quy” và chóa đèn. Tìm hết gian đồng nầy qua gian đồng khác, vườn nầy qua vườn

nọ tới 10 giờ đêm mà không hy vọng gì. Hắn định đi đường tắt về, ra sao thì ra. Đi một đỗi Hắn thấy ở bờ sông có ánh sáng,

có tiếng xì xào, Hắn tắt đèn tới gần do thám (chẳng lẽ bọn trộm đang mần trâu). Tới gần thêm chút nữa, Hắn bỗng nghe sau

gáy lạnh lạnh. Nghẻo đầu ra sau thấy hai lưỡi dao sáng quắc. “Giơ tay lên!” Bốn bóng đen xông tới, trói hai tay lại, một người

cởi áo thun nhét bịt miệng. Có ai đó ra lệnh: “Đưa lên ghe rồi tính sau!” Bên trong chật nứt tối thui. Tiếng máy nổ xình xịch, tay

bị trói không gian chật, hai chân tê điếng, đang loay hoay định trở mình thì nghe giọng nói quen: “Thằng nhỏ bắt hồi nãy đâu?

Bỏ nó xuống biển!” Có tiếng cản ngăn: “Kệ nó chú ơi! Mầm chi thất đức!”. Thoát nạn! Thì ra miếu Ông Tà là chỗ ém quân đưa

người vượt biển, vì sợ lộ nên họ bắt Hắn. Không biết là xấu số, hay may mắn. Phó mặc ông Trời tính để ổng lo. Ghe bầu dài

13m5, ngang 3m mang theo 132 mạng người, lênh đênh 9 đêm 8 ngày trên biển, đã gánh chịu biết bao thống khổ. Nào hơi

người (ăn, ỉa tại chổ), thiếu nước, thiếu ăn, thiếu thuốc. Bão táp hiểm nguy trùng trùng. Cướp biển Thái Lan lấy hết của cải còn

ủi ghe lủng một lỗ ngang mui cho chết chìm. May mà trong ghe có cây súng và hai trái lựu đạn. Người trên tàu quyết sống chết

với bọn cướp nên chúng bỏ đi.


Vào trại Songkhla Nam Thái Lan được 8 tháng. Nó được ông Linh mục Tây bảo lãnh đi Quebéc Canada. Ba năm trong tuổi vị

thành niên Hắn được ăn học miễn phí trong nhà dòng. Năm tròn 18 tuổi, phải dọn ra ngoài ở, ngày đi làm hãng vớ, đêm đi học

lớp 6. Cuối tuần rửa chén nhà hàng. Hè đi nhổ hành, bẻ táo, hái dâu, để dành tiền tựu trường mua sách học. Mười hai năm sau

kể từ ngày định cư Hắn tốt nghiệp đại học. Đã có việc làm, có vợ và con trai. Cuộc sống ổn định. Chính vì cuộc sống quá trơn

tru nên mỗi lần xem TV thấy hội Vision kêu gọi bảo trợ trẻ em Phi Châu nghèo. Hắn thấy mình như chơi vơi ngạt thở, thèm

cuộc sống tuy nghèo mà có gia đình có tình thân. Nhớ con Lẹm đứt ruột mà không biết địa chỉ thăm hỏi, giúp đỡ. Nghĩ lại thấy

mắc cười, có lần lùa trâu qua làng bên cho ăn, mượn cớ tới thăm con Lẹm. Tới rồi không dám vào nhà, leo lên cây bàng ngó

qua, hay quá nó đang trộn thức ăn cho heo. Len lén lại gần: “Lẹm! Anh hai.” Con Lẹm lăng xăng nhanh chân chạy vô lấy củ

khoai lùi bếp tro còn nóng hổi đưa cho: “Ngon lắm ăn đi anh Hai.” Chưa ăn đã nghe ngọt bùi dâng trào cảm giác. Mỗi lần nhớ

lại, ruột như nhào ra. Cũng chính lần đó con Lẹm bị chủ đánh đòn và bị bỏ đói một ngày vì nhà chủ mất hai trứng ngỗng. Sau

nầy ghé thăm, nó không dám gặp mặt nữa, chỉ đứng xa xa nhìn thấy nó mạnh khỏe lòng mừng như ai cho bánh kẹo.


Đã nhiều năm qua Hắn không dám nhớ Má. Bởi vừa nghĩ lập tức hình ảnh “Ấy” lại hiện ra ngay trước mắt. Lần nào đi tiệc tùng

về Hắn cũng buồn hiu, tủi thân. Vợ hiểu chồng hơn ai hết: “Hay là anh nên về Việt Nam tìm lại người thân, Má và con Lẹm đi

anh!”


Suốt ba tuần ở Sài Gòn đăng báo tìm người không hồi báo. Mất thêm ba ngày lần mò tìm nhà chú Năm ở tận Tân Châu (Châu

Đốc). Chú cháu gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Lâu nay Chú tưởng đâu bây chết mất xác, ai dè… Tĩnh hồn chú nắm tay kéo vào

chỉ người đàn bà nằm trên ghế bố. Nhìn coi biết ai hông? (Hắn nghĩ chẳng lẽ thím Năm) Dạ không. Chú Năm kề tai nói nhỏ:

“Má bây đó!” Hắn nói thì thầm: “Không, không thể!” Má Hắn trắng trẻo đẹp lắm có đâu đen thui, da bọc xương, hàm răng móm

xộm… đưa hai nứu vàng khè. Lúng túng không biết tính sao, chú Năm kéo Hắn ra ngoài. Thầy lang ở đây chạy hết rồi. Nói nào

cho ngay Má bây trở về đây thì bịnh nặng lắm, nên còn nhiều điều chú chưa cho Má bây biết. Tình mẫu tử nóng như lửa đốt

cháy tim. Chú làm ơn bao xe chở Má đi nhà thương gấp dùm cháu.


Bác sĩ bước ra: “Xin lỗi trễ quá rồi!” Chú Năm tranh thủ nắm tay Hắn kéo lại gường: “Chị Thanh biết ai hông?” “Đứa nào lạ

quắc!” “Thằng Hiền đó!” “Hiền nào vậy?” “Thằng Cu con chị chớ còn ai.” Người bịnh như hiểu ra mắt chớp chớp: “Con Lành

đâu?” “Con Lẹm chết lâu rồi!” Má rún mình kêu lớn: “Trời Phật Chúa Bà ơi!” rồi đưa hai tay lên như cầu cứu. Nhanh như chớp

Hắn chụp tay Má thật chặt. Má như cố dùng hết hơi tàn giọng đứt quảng: “Con… con… xin… hãy... tha thứ cho Má!” Tay Má

Hắn từ từ… lạnh ngắt… Hắn muốn kêu lên tiếng Má, ôm Má vào lòng cho hả dạ chờ đợi bao năm. Vậy mà không biết sao cổ

họng cứng đờ, miệng mấp máy không ra lời, dù chỉ một lời cuối cùng. Thật ra trong thâm sâu tận đáy lòng, Hắn không dám

trách cứ Má Hắn. Mẹ nào mà chẳng thương con kia chứ! Không thương mà để người đời mắng mỏ: “Tên con Hiền và Lành

đẹp quá trời hổng chịu, sửa lại Cu, Lẹm nghe phát ói.” Thà chịu mang tiếng xấu, chớ để tên tốt quá sợ ông bà thương bắt đi

sớm tội nghiệp con nhỏ. Con Lẹm bịnh sốt rét rừng không có thuốc uống chỉ trông cậy vào (Xuyên tâm liên) thì làm sao sống

nổi. Âu cũng là niềm đau, nỗi bất hạnh chung của dân tộc. Xác Má Hắn và cốt con Lẹm được an táng tại quê nội Trà Vinh.


Nhìn lại dòng thời gian, nhớ mới đó mà đã 40 năm. Cuộc đời đổi thay nhanh quá, như giấc ngủ, như chiêm bao, như qua một

kiếp người!


Để kết thúc bài nầy người viết xin mượn đoạn văn của tác giả Bảo Giang như sau:


"Chúng ta, tất cả mọi người, không loại trừ một ai, còn mang dòng máu Việt Nam, dù là người ở hải ngoại hay trong nước, là

dân hay là cán, tuy có khác biệt, nhưng không phân biệt tôn giáo, phái tính, tuổi tác, phải khẳng định là: Chúng ta chỉ có một

quê hương duy nhất là Việt Nam. Việt Nam chính là tương lai của chúng ta và của con cháu chúng ta. Thế hệ tuổi trẻ của

chúng ta sẽ qua đi, nhưng ở nơi đó nhất định phải là nơi thuộc về con cháu chúng ta, dòng dõi của Việt Nam chúng ta. Nơi đó

sẽ vĩnh viễn tồn tại màu cờ Độc Lập của Tổ Quốc Việt Nam. Nơi đó vĩnh viễn ghi lại dòng máu bất khuất hào hùng của tiền

nhân và của chính chúng ta. Nơi sẽ vĩnh viễn là phần đất Tự Do, ở đó chúng ta và con cháu chúng ta có cuộc sống sinh hoạt

Dân Chủ, Nhân Quyền và Công lý. Nơi tình nghĩa đồng bào và nền văn hóa nhân bản của dân tộc, cũng như nền văn hóa bác

ái, hỉ xả của tôn giáo phải được tự do phát triển và tôn trọng."

Hạ Mai
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.387 giây.