logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/04/2015 lúc 07:44:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hình ảnh một số tướng lĩnh nổi bật của hai miền Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc chiến.

UserPostedImage
Văn Tiến Dũng (1917-2002): Giữ chức Tổng tham mưu trưởng từ 1953 đến 1978, ông là một trong ba đại tướng duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước 1975. Tháng Tư 1975, ông là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ huy trận đánh chiến lược cuối cùng. Từ 1980 đến 1986, ông là bộ trưởng quốc phòng Việt Nam. (Ảnh chụp năm 2000 tại Đà Nẵng)
UserPostedImage
Võ Nguyên Giáp (1911-2013): Trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (1948), ông giữ chức bộ trưởng quốc phòng từ 1946 đến 1980. Nổi tiếng nhất nhờ chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ, ông trải qua không ít thăng trầm chính trị nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng về quân sự trong giai đoạn chiến tranh thống nhất miền Nam và cả trong cuộc can thiệp vào Campuchia tháng 12/1978 và cuộc chiến ngắn chống Trung Quốc năm 1979.
UserPostedImage
Nguyễn Khánh (1927-2013): Nhân vật then chốt trong giai đoạn sóng gió của miền Nam sau đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm. Có lúc Tướng Khánh đã giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng năm 1964, nhưng nhanh chóng bị lật đổ vào tháng Hai 1965. Lưu vong từ 1965, ông là nhà lãnh đạo quốc gia của Việt Nam Cộng hoà phải sống lưu vong lâu nhất. Ông sống ở Pháp từ 1966 rồi định cư tại Mỹ năm 1975.
UserPostedImage
Trần Thiện Khiêm (1925- ): Sau hai lần giải vây cho Tổng thống Ngô Đình Diệm trước âm mưu đảo chính, ông lại tham gia cuộc đảo chính thành công tháng 11 năm 1963. Ông được thăng trung tướng, nhưng năm 1964, ông giúp tướng Nguyễn Khánh đảo chính, hạ bệ tướng Dương Văn Minh. Ông được cử làm tổng trưởng quốc phòng và phong đại tướng. Trong giai đoạn ngắn, Sài Gòn chứng kiến chế độ “tam đầu chế” gồm tướng Khánh, Minh và Khiêm. Nhưng tháng 10/1964, cả ông Minh và Khiêm đều phải lưu vong. Ông Khiêm đi làm đại sứ tại Mỹ, rồi tại Đài Loan cho đến 1968. Năm 1969, ông trở thành thủ tướng và giữ chức này đến 1975. Tháng Tư năm đó, ông rời Sài Gòn cùng Tổng thống Thiệu và sau này sống tại Mỹ.
UserPostedImage
Dương Văn Minh (1916-2001): Có biệt danh “Big Minh” vì vóc dáng cao lớn, ông trở thành Chủ Tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng Việt Nam sau đảo chính Ngô Đình Diệm. Nhưng hai tháng sau, tướng Nguyễn Khánh lật đổ chính phủ này, dù vẫn để ông làm giữ chức Chủ tịch Hội đồng kiêm Quốc trưởng. Thất thế, ông đi làm đại sứ tại Thái Lan từ cuối 1964 đến 1969. Năm 1971, ông ban đầu định tranh cử với Tổng thống Thiệu, nhưng sau đó rút tên. Ngày 28/4/1975, ông trở thành Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa và tuyên đọc lời đầu hàng ngày 30/4. Năm 1983, ông được cho phép sang Pháp sống. Cuối thập niên 1990, ông sang Mỹ và mất năm 2001 tại California.
UserPostedImage
Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001): Được phong Thiếu tướng sau khi tham gia đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963. Thăng Trung tướng năm 1965, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1965-1967. Năm 1967, ông được bầu làm tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Ông tiếp tục làm tổng thống cho đến năm 1975. Ống sống lưu vong tại Anh trước khi cư ngụ và mất ở Boston, Massachusetts năm 2001.
UserPostedImage
Trần Văn Trà (1918-1996) : Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1955- 1962), ông được cử vào Nam năm 1963. Ông là Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (1968-1972), và là Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (1974-1975), và là Chủ tịch Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định sau ngày 30/4/1975. Một phần hồi ký của ông bị thu hồi năm 1982 do bị coi là có quan điểm không chính thống, và chỉ được in lại nhiều năm sau khi ông mất.
UserPostedImage
Đỗ Cao Trí (1929-1971): Là thiếu tướng khi ông tham gia đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông được phong trung tướng sau đảo chính. Nhưng ông nhanh chóng bị nghi ngờ và đưa đi làm đại sứ tại Hàn Quốc. Sau trận Mậu Thân 1968, ông được triệu hồi, giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III. Tháng Hai 1971, ông tử nạn khi đi trực thăng thị sát chiến trường Campuchia. Ông được truy phong đại tướng của Việt Nam Cộng Hòa.
UserPostedImage
Ngô Quang Trưởng (1929-2007): Được người Mỹ đương thời xem là một trong những tướng giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa, ông được phong Thiếu tướng sau trận Mậu Thân và sau này lên Trung tướng. Nhiều người xem ông có công chỉ huy tái chiếm Quảng Trị năm 1972. Ông tiếp tục là Tư lệnh Quân khu I cho đến khi bị Tổng thống Thiệu ra lệnh triệt khoái khỏi miền Trung tháng Ba 1975. Dư luận cho rằng ông là một trong số tướng VNCH được đa số kính trọng, không gây tranh cãi.
UserPostedImage
Cao Văn Viên (1921-2008): Không ủng hộ cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tướng Cao Văn Viên, với cương vị Tư lệnh Nhảy Dù, tham gia cuộc “chỉnh lý” hạ bệ tướng Dương Văn Minh đầu năm 1964. Ông giữ chức tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa từ 1965 đến 1975, và được thăng đại tướng năm 1967. Ngày 28/4/1975, ông cùng gia đình sang Mỹ. Sau này, ông viết hai cuốn sách về cuộc chiến trước khi qua đời tại Virginia năm 2008.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.