logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/04/2015 lúc 01:04:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
John le Carré là nhà văn khét tiếng về truyện gián điệp sau khi phục vụ ngành tình báo của Anh. Sau năm 1963, cuốn “The Spy Who Came in from the Cold” đưa ông lên đài danh vọng và ông rời cơ quan MI6 để thành nhà văn toàn thời.

Sau đấy, bộ truyện về mấy chục năm đấu trí giữa trùm tình báo George Smiley của Anh với đối thủ là Karla của Liên Bang Xô Viết là pho sách ba cuốn ly kỳ cho người thích đọc truyện gián điệp theo lối nghiêm và buồn, chứ không để giải trí như với điệp viên James Bond của Ian Fleming.

Nhưng vì sao trong một bài bình luận vào dịp 30 Tháng Tư, người viết lại nhớ tới John le Carré?

Vì trong pho truyện ba cuốn, về sau in thành một tập gần ngàn trang, tác giả có nhắc đến biến cố này ở cuốn thứ nhì, The Honourable School Boy, xuất bản năm 1977. Một nhân vật trong truyện dí dỏm so sánh việc Mỹ tháo chạy khỏi Việt Nam như một thanh niên trổ nóc khỏi ổ điếm khi cảnh sát truy lùng!

Như nhiều trí thức uyên bác của Anh, John le Carré không đánh giá cao đệ nhất siêu cường. Quá trẻ trung và hung hăng. Người viết này thấy thú vị nên nhớ mãi ẩn dụ trổ nóc. Không phải là người dân Việt khốn khổ trên mấy bậc thang cuối của sân thượng tòa đại sứ Hoa Kỳ mà là một thanh niên bảnh bao như cậu ấm John Kennedy...


Người ta có nhiều cách lý giải sự thất bại của nước Mỹ tại Việt Nam.

Trước hết, Hoa Kỳ đã thất bại tại Việt Nam, chứ không nên luận giải rằng thua me gỡ bài cào, Hoa Kỳ có mưu lớn cho một mục tiêu trường kỳ. Nói vậy thì vẫn chưa khỏi bệnh phục Mỹ.

Theo định nghĩa của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ tham dự cuộc chiến Việt Nam từ Mùng Một tháng 11 năm 1955 cho tới khi mọi chuyện ngã ngũ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, dù các đơn vị tác chiến Mỹ đã ra khỏi Việt Nam từ năm 1973, sau Hiệp Định Paris ngày 27 tháng 1 năm đó. Từ 1955 đến 1964, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa về kinh tế lẫn quân sự là ba tỷ 300 triệu đô la. Từ 1965 đến 1975 là 22 tỷ. Tổng cộng là hơn 25 tỷ đô la trong hai chục năm. Và Hoa Kỳ mất hơn 58 ngàn thanh niên trai tráng.

Kết quả là miền Nam rơi vào chế độ cộng sản và đến nay, 40 năm sau, vẫn chưa có tự do. Kết quả là từ 1975, mỗi khi Mỹ can thiệp về quân sự ở bất kỳ nơi nào, thiên hạ lại cảnh báo “coi chừng lại là một Việt Nam nữa.” Kết quả là nhiều quốc gia không còn tin vào nước Mỹ và nhiều đối thủ thì hết sợ, từ Iran năm 1979 đến khủng bố al-Qaeda sau này.

Sau những hứa hẹn, cam kết và tổn thất mọi mặt mà đạt kết quả ấy thì đấy là định nghĩa của thất bại. Vì sao lại như vậy?

***

Vì nhiều lý do lắm. Nhìn từ bên ngoài thì đây là vài lý do đáng ngẫm...

Từ khi quan tâm đến Đông Nam Á vào tàn cuộc của Thế Chiến II, Hoa Kỳ có nhiều mục tiêu dời đổi với Đông Dương và Việt Nam, một vùng đất mà lãnh đạo Mỹ chửa biết là gì. Mỗi khi họ đổi mục tiêu lại áp dụng chiến lược và chánh sách khác, thường thì đơn phương, chẳng báo trước. Từ các tổng thống Roosevelt tới Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson rồi Nixon, Hoa Kỳ có ít ra năm lần thay đổi về chánh sách, khi thì giải thực, khi thì lập tiền đồn be bờ Cộng Sản tại Đông Nam Á, khi thì xây dựng dân chủ, lúc lại kết ước với Trung Quốc, v.v...

Khi nhập cuộc, Hoa Kỳ tự chuẩn bị cho cuộc chiến quy ước cũ, chiến tranh Cao Ly 1950-1953, mà không ý thức được hình thái chiến tranh toàn diện, kết hợp khủng bố với tuyên truyền, khuynh đảo, phá hoại, nổi dậy và sau cùng là trận địa chiến. Hoa Kỳ “Mỹ hóa” cuộc chiến Nam, tổ chức lại quân lực Việt Nam cho hình thái chiến tranh không thích hợp với thực tế của một chiến trường muôn mặt. Vào trận rồi, 12 năm sau là 1962 Hoa Kỳ mới có chiến lược và tổ chức cho cuộc chiến kết hợp quân sự với chính trị. Và 10 năm sau lại “Việt hóa” cuộc chiến, cho tới ngày trổ nóc.

Một lý do thất trận đầu tiên của Mỹ là... quân sự.

Hoa Kỳ tốn kém rất nhiều để be bờ ngăn chặn và ào ạt oanh tạc miền Bắc mà không hiệu quả, cho đến khi biết sử dụng “bom khôn,” từ tháng 4 năm 1972. Đấy là bước ngoặt có thể dẫn tới đại thắng. Nhưng khi ấy, dân Mỹ đã nản chí và lãnh đạo phất cờ cho mục tiêu khác.

Lý do thất trận thứ hai là chính trị. Khế dễ hiểu. Sơ đẳng là Hoa Kỳ đặt ra tiêu chuẩn khác biệt cho hai miền Nam Bắc.

Lần đầu tiên mới có độc lập trên phân nửa lãnh thổ sau 80 năm thực dân và 10 năm chinh chiến, miền Nam phải có dân chủ! Đấy là một nguyên tắc mà Hoa Kỳ mất gần 200 năm mới tạm hoàn thành, từ 1789 đến 1965. Sự phán xét thiên lệch của truyền thông nông cạn tác động ngược vào dư luận và Quốc Hội khiến Mỹ không thể kéo dài cuộc chiến. Trong khi đó, miền Bắc được chấm một lần, rồi thôi, là cộng sản độc tài, cho nên những chuyện phi nhân nhất cũng vẫn là hợp lý, chẳng đáng nói.

Ngày nay, nhận thức thiên lệch đến bất công ấy vẫn chưa dứt.

Lý do thất trận thứ ba là kinh tế. Hơi lạ từ một siêu cường kinh tế!

Sau khi tổ chức lại quân đội của miền Nam theo nhận thức nông nổi của mình, Hoa Kỳ tổ chức lại nền kinh tế qua hai kế hoạch viện trợ. Chương trình viện trợ thương mại CIP (Commercial hay Commodity Import Program) là một áp dụng của kế hoạch Marshall để tái thiết Âu Châu sau Thế Chiến II. Khi ấy, Âu Châu là các nước đã công nghiệp hóa, không bị chiến tranh toàn diện như miền Nam bất ổn và chưa phát triển. Đem kế hoạch viện trợ ấy cho Việt Nam dẫn tới hậu quả trái ngược với mục tiêu.

Quốc gia cầu viện là Việt Nam phải tiêu thụ nhiều thì mới có tiền cho ngân sách quốc gia. Trong thời chiến, chỉ có thành thị và vài vùng ổn định mới có khả năng tiêu thụ ấy, khiến xã hội vỡ đôi, với thành phố phồn thịnh và nông thôn rách nát. Việc lính Mỹ gia nhập ồ ạt và viện trợ dồi dào còn dẫn đến nạn buôn lậu đồ PX và tham nhũng từ các tổ chức cấp viện của Mỹ ra tới bên ngoài. Ống kính truyền thông chụp lấy, phóng về cho Quốc hội mù lòa một hình ảnh lệch lạc của miền Nam.

Chương trình kia, PL 480 hay Nông Phẩm Phụng Sự Hòa Bình, là một sự phi lý khác.

Hoa Kỳ kết hợp mục tiêu bảo vệ nông gia ở nhà với mục tiêu an ninh chiến lược ở ngoài: Mua nông sản như ngô bắp thóc gạo hay bông vải của họ để viện trợ các nước đồng minh. Quốc gia cầu viện dùng tiền đó tài trợ ngân sách quốc phòng. Nhưng theo luật Mỹ, nền kinh tế không được chế biến các sản phẩm viện trợ để cạnh tranh với doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam hay bất kỳ nơi nào khác.

Chưa nói đến yếu tố an ninh, cái khung viện trợ ấy cản trở sự hình thành của kỹ nghệ nội địa. Giải pháp tạm bợ đành là “thay thế nhập cảng,” một thời được coi là chân lý kinh tế.

Nam Hàn và Đài Loan ý thức được nhược điểm của viện trợ Mỹ nên tìm cách giải thoát và thoát được vì họ không bị chiến tranh khuynh đảo ngay trong lãnh thổ. Việt Nam thì không. Khi Mỹ cố tình cúp viện trợ thì phải sụp đổ. Lại còn bị Quốc Hội Mỹ nhục mạ với sự phụ họa của báo chí.

Ngày chín tháng 4 năm 1974, Tổng Thống Richard Nixon từ chức để khỏi bị bãi chức vì vụ Watergate. Một quyết định sau cùng của ông là ký đạo luật viện trợ quân sự cho miền Mam một tỷ đô la cho 11 tháng sắp tới. Ngay sau khi ông từ chức, Hạ Viện cắt luôn thành 700 triệu, rồi 500 triệu. Miền Nam được trao trọn gói cho miền Bắc. “Cho thỏa lòng mơ bạn Bắc Kinh.”

Kết luận?

Khi chàng trai trổ nóc, nàng Kiều dại có khóc cũng thừa.

Nguyễn-Xuân Nghĩa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.