logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/04/2015 lúc 06:15:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lời nhạc của Trịnh Công Sơn (trái) nói về chiến tranh và khát vọng hòa bình

Không nhớ rõ năm nào của đầu thập niên 80 thế kỷ trước, với cây guitar, tôi hát bài này trước lớp trong môt giờ họp với thầy

chủ nhiệm.

Thầy không biết tôi sẽ hát bài gì, đến khi tôi bắt đầu hát bài “Chờ nhìn quê hương sáng chói” của Trịnh Công Sơn thì đột nhiên

thầy tỏ ra e ngại thấy rõ. Hát vừa xong cũng là lúc thầy nhẹ nhàng bảo: “lần sau em không được hát những bài nhạc phản động

như thế nữa”.

Thật sự không giận thầy vì biết rằng nhạc miền Nam, dù là nhạc “phản chiến” của Trịnh Công Sơn mà khi chính quyền chưa

cho phép thì cũng là nhạc phản động. Dù vậy chẳng hiểu sao mình vẫn mang cái cảm giác ấm ức sau chừng ấy năm mỗi khi

nhớ lại.

Cái mong chờ của Trịnh Công Sơn, theo nhiều người, dường như đã đến và đã qua đi được 40 năm.

Cũng trong những ngày đó, chính Trịnh Công Sơn là người hân hoan lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối Vòng Tay Lớn"

để chào mừng cái ngày ông hằng chờ mong. Và bây giờ, như một điệp khúc tồi tệ, 30/4 lại về.

Chỉ một tờ lịch mà có đủ khả năng khơi dậy bao loại cảm giác cho bao nhiêu triệu con người Việt Nam của cả hai phía thắng

thua. Giữa bao cảm xúc, giữa bao câu chuyện của những người trong thế hệ trực tiếp ảnh hưởng bởi ngày này là những câu

hỏi chen lẫn những tiếng kêu gọi Hòa hợp Hòa giải dân tộc. Nên chăng và đến bao giờ?

Tôi nhớ lại cái cảm giác xúc động và mừng vui khi được xem TV chiếu trực tiếp cảnh dân chúng đạp đổ bức tường Berlin

tháng 11 năm 1989.

Là người vừa thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam chưa đầy một năm trước đó và đã từng được theo dõi cuộc tàn sát đẫm

máu sinh viên Trung quốc bởi chính quân đội “nhân dân” Trung quốc trong sự kiện Thiên An Môn tháng Tư 1989, lẽ đương

nhiên tôi cảm thấy phấn khích trước một điều dường như không tưởng vào thời điểm đó: ngày cáo chung của Chủ nghĩa CS

đã bắt đầu.

Không ai có thể nghĩ rằng Liên xô và khối XHCN lại có thể sụp đổ, sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn với rất ít máu rơi như

thế. Và lẽ đương nhiên, tôi liên tưởng và hy vọng cho một Việt Nam. Tôi chờ, lại chờ…!

Nước Đức và Việt Nam
25 năm sau, tôi được đặt chân tới Berlin. Tới phần còn lại của bức tường lịch sử, tới Checkpoint Charlie, đi ngang nơi lá cờ

cuối cùng của Kremlin vẫn còn được treo và được thăm nhiều nơi khác trong thành phố nổi tiếng này. Và niềm xúc động của

ngày xưa lại về dù lần này mùi vị có hơi khác trước. Tôi may mắn có dịp đi đến nhiều nơi trong nước Đức và tôi thực sự

ngưỡng mộ và ganh tỵ với dân tộc này.
UserPostedImage

25 năm thống nhất Đông Tây, nước Đức đã trở thành một quốc gia với nền kinh tế đứng thứ tư thế giới, một thiên nhiên tuyệt

đẹp, một môi trường trong lành. Tôi chưa hề nghe ở nước Đức có sự phân biệt giữa Đông và Tây, giữa những người “Bên

Thắng Cuộc” và “Bên Thua Cuộc”.

Bà Angela Merkel, xuất thân là một người Đông Đức và từng là thành viên của Đoàn Thanh Niên CS, thành viên của Đảng CS,

bây giờ là vị Thủ tướng xuất sắc của nước Đức thống nhất.

Và tôi tự hỏi, nếu như đổi lại lịch sử, một nước Đức thống nhất nhưng “Bên Thắng Cuộc” là nước Đức Cộng sản thì sẽ thế

nào. Sẽ có bao nhiêu ngàn người đi cải tạo? Bao nhiêu ngàn gia đình ly tán, bao nhiêu người trẻ sẽ phải lớn lên trong sự dối

trá, thờ ơ, trong sự e sợ trấn áp, hù dọa của chính quyền, bao nhiêu cái đầu non nớt sẽ bị tẩy rửa… như Việt Nam của tôi sau

ngày “Thống nhất”?

Không diễu binh, không tuần hành, không cờ quạt, không đổ tiền vào những “hội thảo cấp nhà nước” để “đào sâu thêm ý

nghĩa lịch sử của ngày thống nhất”, vị Thủ Tướng Đức chỉ có một bài diễn văn ngắn gọn mà cảm động: “…It was a day that

showed us the yearning for freedom cannot be forever suppressed – Đó là một ngày cho chúng ta thấy niềm khát vọng cho tự

do không thể bị đè bẹp mãi mãi".

Chính phủ Việt Nam, với bao nhiêu công văn, nghị định… về “chủ trương Hòa Hợp Hòa Giải” đã thực sự đi đến đâu sau 40

năm?

Sẽ chẳng đến đâu khi lời nói không đi đôi với việc làm, khi cứ tiếp tục mang cái vênh vang của kẻ chiến thắng gí vào mặt

những người mà cuộc đời đã bị tù đày, ly tán, bị hoàn toàn đảo ngược sau cuộc chiến?

Và nếu như có những tiếng nói phản đối thì lại khoác cho họ cái áo choàng của lòng thù hận, của “thế lực thù địch điên cuồng

chống phá Việt Nam”, của “bọn chống cộng”...

Những người lính của 40 năm trước nay đã mất đi nhiều, trong số đó có ba tôi, dượng tôi. Phần lớn những ngưòi còn sống thì

họ cũng đã già đi nhiều và cùng với tuổi già thì hầu như ai cũng sẽ khoan dung hơn.

Nếu nói rằng họ mang niềm thù hận cho cái biến cố năm 1975 thì có lẽ rất ít trong số họ còn mang cái nỗi niềm đó trong đời

lưu vong ở xứ người. Cứ cho rằng họ chống đối vì thù hận thua cuộc là một nhận định cũ rích cho ta thấy Chính quyền Việt

Nam mới là kẻ sống trong quá khứ.
Vì sao? Vì họ quên hoặc cố tình lờ đi rằng cái vấn đề chính là sự khác biệt trong ý thức hệ. Họ không nhìn ra được những sự

thay đổi của cả hai phía sau thời gian 40 năm.

Năm 1975, dưới chiêu bài “giải phóng thống nhất đất nước”, họ đã thắng và mục đích thật sự là đem CNCS bao trùm toàn cõi

Việt Nam để xây dựng một “thiên đường XHCN”. 40 năm qua, họ xây dựng cái thiên đường này như thế nào?

Họ đem cả một dân tộc đi thí nghiệm ra làm sao? Nhìn vào Việt Nam bây giờ, ta không thể phủ nhận rằng nhiều thứ đã thay

đổi: nhà cửa, đường sá, cầu cống, sức ăn sức nhậu… Không thay đổi sao được khi nguồn tài nguyên của một đất nước từng

tự hào là“rừng vàng biển bạc” đang bên bờ cạn kiệt chỉ sau bấy nhiêu năm?

Không khá lên sao được khi nguồn viện trợ của “những kẻ chống phá đất nước” hàng năm lên đến 12 tỷ đô-la trong lúc chính

quyền VNCH chỉ cần có 350 triệu đô trong những năm tháng cuối để giữ vững cuộc chiến mà bị Mỹ từ chối?

Đàng sau cái hào nhoáng bên ngoài của những thay đổi vừa nói là một sự thật còn đáng sợ hơn: Chủ nghĩa Tư bản Đỏ, một

sự liên kết tuyệt hảo giữa nền độc tài chuyên chế của CNCS và sự bóc lột ghê sợ của CNTB sơ khai tạo nên một môi trường

tuyệt vời cho tầng lớp cầm quyền.

Về mặt Tư bản, họ tha hồ làm giàu, bóc lột tài nguyên và con người một cách bất chính mà không phải e sợ luật pháp vì họ ở

bên trên luật pháp, bao che bởi luât pháp.

Về mặt Đỏ: Chính thể chuyên chế thì bịt miệng, gieo rắc sợ hãi, cầm tù ngược đãi mọi tiếng nói phản đối. Việt Nam sau 40

năm đang hướng đến mô hình của nước Nga Putin.

Xã hội lý tưởng
Những người Việt ở Hải ngoại thì sao? Bao nhiêu năm trước họ dùng xương máu đấu tranh cho một nền công hòa non trẻ.

“Nơi đây tôi chờ Nơi kia anh chờ Trong căn nhà nhỏ, mẹ cũng ngồi chờ Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu Người tù ngồi chờ

bóng tối mịt mù…”Bài hát của Trịnh Công Sơn
Thất trận, họ bỏ xứ ra đi bằng nhiều cách và phần lớn đến sống ở những nước Tư bản dân chủ. Nếu như xưa kia họ đấu tranh

cho một lý tưởng còn khá mơ hồ thì bây giờ họ được sống ngay trong chính cái xã hội lý tưởng đó.

Một xã hội dù đương nhiên là không hoàn hảo nhưng vẫn đủ để họ ước mơ và muốn đấu tranh cho những người còn ở lại trên

quê hương cũng được sống trong một xã hội tôn trọng quyền con người như vậy.

Trong những người tôi quen biết, không một ai mong về Việt Nam làm ông nọ bà kia.

Con cái, tương lai họ ở đây. Họ lên tiếng không phải thuần túy do thù hận mà vì họ là những người còn biết thao thức, lo lắng

cho quê hương và lẽ ra Việt Nam phải cảm ơn họ vì chí ít họ còn biết quan tâm đến quê hương đất nước.

Hãy nên lo lắng về cái ngày không xa trong tương lai, khi mà thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt hải ngoại không biết gì về

quê hương. Khi đó, có lẽ tiếng nói chống đối từ bên này sẽ tắt vì Việt Nam là một đất nước xa lạ với chúng.

Khi đó, cái “indifference”, cái sự thờ ơ sẽ thế chỗ và cùng với nó là sự cạn kiệt của món tiền 12 tỷ/năm cộng với khối chất xám

khổng lồ.

Vì thế, bao giờ còn chưa có Dân chủ ở Việt Nam, chừng nào những tiếng nói phản biện ở Việt Nam còn bị đặt vào cảnh lưu

vong ngay trên chính quê hương mình thì chừng đó chuyện Hòa Hợp Hòa Giải còn là điều viễn vông.

Viết đến đây chợt nghĩ lại: xưa thầy la mình hát bài hát “phản động” là đúng. Bức tường Berlin không tự đổ sụp nếu dân Đức

cũng cứ ngồi chờ. Thay đổi không tự nó đến và cái giá của Tự do không hề là miễn phí.

Nếu cả một dân tộc đều chỉ biết ngồi chờ, từ tôi, anh, người mẹ, anh lính, ngưòi tù… đều ngồi chờ thì cái ngày được nhìn quê

hương sáng chói sẽ còn bao nhiêu lần của 40 năm?

Không thể cứ mãi ngồi chờ, Việt Nam!


Đoàn Xuân Tuấn gửi tới BBC từ Portsmouth, Anh Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.