logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/04/2015 lúc 06:52:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lá thư cần lắng nghe của một trí thức trẻ
Bài thi viết "Cộng sản & Tôi"

Chị quan tâm thân mến,


Nhiều lần chị khuyến khích em hãy viết lại những gì đã xảy ra cho bản thân và gia đình kể từ khi Cộng Sản chiếm trọn giải đất

Việt Nam. Cũng đã nhiều lần em đã thử viết nhưng đều rơi vào cùng một khoảng tối mà trong đó là trùng trùng điệp điệp

những ám ảnh những âm thanh kêu rú rợn người. Chị ạ, ngày tháng của thời gian cứ dần dần chất chồng lên quá khứ. Điều đó

khiến cho chúng ta tạm nguôi ngoai với những vết thương trong lòng. Nhất là mỗi khi chúng ta lại bị cuốn vào nhịp sống vội vã

của hiện tại. Nhưng mỗi lần có ý định viết là mỗi lần phải gác lại nhịp sống bên ngoài, thổi đi lớp bụi thời gian của quá khứ để

từng vết thương hiện lên, soi rõ mồn một. Có cái đã thành sẹo. Có cái vẫn còn ung mủ. Vẫn nhói đau khi chạm đến chị ạ. Thử

nghĩ, dưới 40 năm dài đó, nếu khai quật lại thì đếm làm sao cho hết những gì mà Cộng Sản đã gây hại cho quê hương, cho

dân tộc hả chị?


Như một trong những nhân chứng của lịch sử, nếu em có khả năng để ghi chép lại tất cả cho con cháu mai sau được biết thì

chị ơi, đúc kết lại những gì đã xảy ra chắc chắn sẽ trở thành một cuốn sách dày. Đó chỉ là một cá nhân. Nếu như tất cả chúng

ta, những nạn nhân và chứng nhân đều cùng viết, cùng kể thì giấy mực nào cho đủ. Và cuốn trường thiên lịch sử ấy sẽ dài

thêm hơn nếu cái chế độ Cộng Sản đó vẫn còn tiếp tục tồn tại cai trị đất nước. Bởi thế, thay vì viết vào lúc này, em lại chỉ muốn

Hành Động vào lúc này. Một Hành Động cụ thể nào đó để có thể đóng góp vào việc xóa bỏ, tiêu diệt hoàn toàn Cộng Sản. Khi

mà bọn chúng đã không còn thì chừng đó ngồi chép lại quá khứ cũng không muộn. Việc cần thiết ngay lúc này đây nếu chúng

ta không đồng lòng để cùng hành động, thì chắc chắn sẽ muộn với những vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ, âm mưu bán nước

cho Tàu Cộng!


Sáng nay, em lại nhận tin nhắn của chị hỏi thăm về việc góp một tiếng nói. Em không trả lời chị ngay được vì em đang cùng

chúng bạn tập trung vào những vận động đấu tranh đòi hỏi tự do, nhân quyền cho Việt Nạm mà cách hữu hiệu nhất để có

được tự do và nhân quyền là xóa bỏ độc tài Cộng Sản tại Việt Nam. Cạnh đó, tụi em cũng dành nhiều thời giờ để biên soạn

các tài liệu bằng Anh ngữ ngỏ hầu giúp cho những sắc dân khác biết rõ về lịch sử Việt Nam, hiểu đúng hơn về những gì đã và

đang xảy ra kể từ khi Cộng Sản thành hình cho tới ngày nay. Không ít người đã bị dẫn dắt lệch lạc bởi Cộng Sản đã lừa dối, đã

bẻ cong lịch sử. Đối chọi với guồng máy tuyên truyền thông tin của chúng thì hàng trăm ngàn người Việt chúng ta cần phải

đánh tan cái bóng đêm gian trá, ngụy tạo của Cộng Sản. Cần phải vạch ra tội ác hủy diệt đồng loại của chủ thuyết Cộng Sản và

những kẻ theo chủ thuyết đó. Có vậy, nhân loại mới tránh khỏi những tai kiếp tương tự và đất nước Việt Nam, dân tộc Việt

Nam mới bứt phá mọi xích xiềng oan ức và bước dần tới ánh sáng tự do, dân chủ. Nghĩ tới đó, em nhớ tới lời chị khuyến khích

viết “Cộng Sản và Tôi”. Em nghiệm ra rằng những bài viết ấy cũng có tác dụng không nhỏ cho công cuộc giải tán Cộng Sản tại

Việt Nam. Mỗi người dân chúng ta hãy là những trang sử sống và chân thật để đưa Cộng Sản ra trước tòa án nhân loại. Không

trang sử nào thật hơn, khi do chính người dân đóng góp viết thành. Những nạn nhân còn đang sống đây sẽ là những chứng

minh xác thực và hùng hồn nhất để đập tan các sách vở tuyên truyền của CS và bè lũ thân CS phải không thưa chị.


Em vừa soạn xong bài giảng cho học trò ngày mai. Đã khuya. Qua ô cửa sổ, nhìn trăng em chợt nhớ bài thơ của anh hùng

Đặng Dung “quốc thù vị báo đầu tiên bạch. Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma”. Thắm thoắt đã 40 năm rồi chị. Tóc cũng đã bắt

đầu phai màu. Thế mà “quốc thù” vẫn chưa báo được. Nghĩ tới thì lòng lại rối bời bao trăn trở. Lại một đêm thao thức. Không

thể vỗ giấc, nên em quyết định viết thư cho chị đây.


Chị ơi,


Hồi tưởng lại những gì đã xảy ra kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 thật ra không phải ai cũng làm được. Có nhiều đau thương,

căm phẫn khiến cho không ít người bị hậu chấn tâm lý. Để sống tiếp, họ đã rất vất vả mà vượt qua. Cho nên nếu bảo họ hãy

ghi chép lại thì chẳng khác nào một lần nữa khơi sống những cơn chấn động kinh hồn ấy. Những gì đã xảy ra với gia đình hay

cá nhân em chỉ là một đơn vị nhỏ trong số hàng trăm ngàn đau thương, bi hận do bóng đen Cộng Sản phủ xuống chung cho

cả dân tộc. Kể về sự lường gạt để xua cha em vào tù cải tạo, kể về những thủ đoạn dọa nạt để cướp nhà, cướp tài sản, kể về

những chính sách cai trị như hộ khẩu, hợp tác xã, đánh tư sản, đi bán chính thức, vùng kinh tế mới v.v... những tội ác đó, em

nghĩ nhiều cảnh đời khác hẳn sẽ đánh động lương tri nhân loại toàn cầu hơn của em. Trong lá thư gởi chị đêm nay, em chỉ

muốn chia sẻ cùng chị một khía cạnh mà công việc của em hiện tại của em có liên quan. Đó là giáo dục và văn hóa.


Trong bất kỳ thể chế nào, văn hóa và giáo dục luôn quan trọng. Văn hóa là nguồn cội của dân tộc. Còn văn hóa là còn dân tộc.

Chính vì thế từ xưa, khi Tàu sang xâm lược và đô hộ đất nước ta, bọn chúng luôn có dã tâm hủy diệt văn hóa Đại Việt, đem

văn hóa Tàu sang thâm nhập. Giết một người hay mười người, vẫn còn hàng trăm, hàng ngàn người khác thay nhau vùng lên.

Nhưng nếu hủy diệt hoàn toàn văn hóa thì theo thời gian, Đại Việt sẽ bị đồng hóa, sẽ bị xóa sạch. Giáo dục cũng vậy. Tương

lai của một quốc gia tùy thuộc vào mục đích và cách thức giáo dục qua các thế hệ. Dưới thời Cộng Sản, không chỉ riêng tại

Việt Nam, mà ở khắp nơi, đảng Cộng Sản đã cố gắng phá hủy đi di sản văn hóa dân tộc, tạo ra một nền văn hóa mà chúng gọi

là “văn hóa mới XHCN” và giáo dục con người trở thành “con người mới XHCN”.


Không khác gì các thời bạo chúa bên Tàu, hẳn chị còn nhớ, sau 1975, Cộng Sản đã hủy diệt sách vở in ấn trước 1975 tại

miền Nam Việt Nam. Dưới chỉ thị “xóa bỏ tàn dư văn hóa chế độ cũ”, chúng thẳng tay “triệt để” xóa bỏ tất cả nền nếp phong

cách sống của người Sài Gòn và thay bằng những cách sống theo “con người mới XHCN”. Một mặt chúng lùa văn nghệ sĩ trí

thức, kể cả các thầy cô giáo đi học cái gọi là “lớp bồi dưỡng chính trị”. Có không ít người còn bị vào tù. Một mặt chúng đã truy

quét và ép buộc người dân miền Nam (nhất là tại Sài Gòn) phải đem nộp tất cả sách báo, phim ảnh, băng nhạc để hoặc bị chất

thành đống thiêu hủy hoặc đưa vào các nhà máy tái chế. Các tác phẩm của tác giả quốc tế cũng cùng số phận. Kệ sách ở nhà

em trở nên lạnh lẽo và rồi ra ngoài chợ trời để đổi lấy tiền cơm gạo. Em đã khóc tức tưởi khi bị tịch thu những quyển truyện

thiếu nhi như “Những Tấm Lòng Vàng”, “Vô Gia Đình”, “Ngàn Lẻ Một Đêm” v.v... Bà cán bộ đã đỏ bừng mặt mắng đứa con nít

như em xối xả về cái tội “tàng trữ văn hóa đồi trụy”. (Bây giờ thì chúng cho in lại các sách truyện này… không một lời đính

chính, xin lỗi – đó là hành vi của bọn vô văn hóa).


Em còn nhớ, học sinh bị ép mua các báo do đảng phát hành. Tuổi nhi đồng thì có “báo Nhi Đồng”. Tuổi thiếu nhi thì có báo

“Khăn Quàng Đỏ”. Tuổi thiếu niên thì có báo “Thiếu Niên Tiền Phong”. Tuổi thanh niên thì có “Tuổi Trẻ” và “Thanh Niên”. Đó là

những tờ báo đầy bài vở hình ảnh tuyên truyền, xảo trá, đầu độc con người ngay từ lúc còn thơ. Em không quên được các

mẫu truyện tranh qua hai nhân vật mang tên “Măng Non và Mỏ Lết” (đại diện cho cái búa và cái liềm – 2 giai cấp lãnh đạo của

Cộng Sản) Giải trí cho tuổi thơ chỉ toàn nhan nhãn hình ảnh chống Mỹ Ngụy và tôn thờ lãnh tụ Cộng Sản. Sách giáo khoa ở

trường đưa vào từ Hà Nội. Không chỉ các bài tập đọc mà ngay cả các bài toán, tụi em thời đó phải biết căm thù Mỹ Ngụy và

“giết Mỹ, giết Ngụy”. Không có bộ môn đạo đức công dân, mà thay vào đó là các bài đạo đức phải tôn thờ lãnh tụ hơn cả ông

bà, cha mẹ. Khó quên được những bài học thuộc lòng nhồi sọ ngợi ca ông Hồ, ông Lê Nin, ông Stalin. Văn hóa dạy con người

yêu kính gia đình, cha mẹ đã bị thay bằng loại văn hóa XHCN để chỉ biết “còn đảng, còn mình”. Từ đó, giải thích được hành vi

của những kẻ bán đứng, đấu tố cha mẹ, người thân, dẫm đạp lên đồng bào để được tiến thân.


“Học đi đôi với hành”, câu khẩu hiệu đó họ đã áp dụng không vào mục đích mở mang kiến thức mà cho các thủ đoạn cai trị,

phục vụ chế độ. Tuổi trẻ học và hành để trở thành một thứ công cụ trung thành với đảng. Em còn nhớ, hằng tuần có hai ngày

“sinh hoạt lớp” là lúc các học trò phải báo cáo sinh hoạt của cha mẹ, gia đình, của bạn bè trong lớp. Đấu tố cha mẹ và người

thân càng nhiều càng được các tràng pháo tay tán thưởng, ngợi khen. Riêng để được công nhận là một học sinh giỏi, trẻ em

còn phải tham gia đều đặn các chương trình “Kế hoạch nhỏ” tại trường và nơi cư ngụ. Chẳng hạn như “sinh hoạt hè”, “nộp

giấy vụn”, “nộp ve chai”, và bắt buộc phải tham gia các cuộc “lao động”. Em không quên mỗi khi nộp “kế hoạch nhỏ” không đủ

là bị nhà trường lôi ra “kiểm điểm”. Các biện pháp khiển trách càng nặng nề hơn đối với các gia đình như em bị liệt vào “thành

phần ngụy quân, ngụy quyền”. Mỗi lần gần tới ngày nộp giấy, nộp ve chai, anh em trong nhà đôi khi cãi vả nhau vì muốn giành

cho đủ giấy, đủ chai để nộp cho nhà trường tránh bị “kiểm điểm”. Khi không còn giấy hay chai thì nhà trường bắt cha mẹ vào

đóng tiền thay thế. Họ cứ quy theo giá bán “kilo” tại các vựa ve chai, giấy vụn rồi theo đó bắt cha mẹ phải nộp tiền cho đủ. Đâu

phải lúc nào cũng có tiền cho họ khi mà tiền cơm áo hằng ngày còn túng thiếu. Thế là bản kiểm điểm cứ xếp dày thêm ở

phòng “đoàn đội” của trường và không thể nào đạt được danh vị học sinh giỏi. Họ xếp hạng học sinh theo 4 mặt: học tập, hạnh

kiểm, lao động và phong trào. Học sinh phải đạt danh hiệu “cháu ngoan bác Hồ” mới được điểm “hạnh kiểm” loại Tốt và đủ

“tiêu chuẩn” là học sinh giỏi. Bằng không, dù học sinh học rất xuất sắc, dù rất chăm ngoan, hiền lành vẫn chỉ được xếp vào loại

học sinh “khá”. Tuổi thiếu nhi các em bị bắt và bị dụ để trở thành “đội viên đội thiếu niên tiền phong HCM”. Các em phải đeo

cái khăn quàng đỏ, phải học “nghi thức đội” và trên hết là giữ “lời thề với đội”: tuyệt đối trung thành với đảng, đoàn và đội. Ở độ

tuổi thiếu niên, học sinh phải “phấn đấu” vào “đoàn thanh niên CS HCM”. Không ít bạn bè em khi đó vì để được kết nạp đoàn

cho dễ dàng trong việc học hành và thi cử mà đã phải gần như trở mặt với cha mẹ “ngụy”. Năm em thi vào đại học, nhà nước

CSVN đã có qui định xét lý lịch 3 đời học sinh từ đó họ phân ra làm 4 nhóm và 13 “đối tượng”. Các đại học sẽ có các điểm

nhận học sinh dựa theo nấc thang lý lịch chứ không theo trình độ học vấn. Dĩ nhiên đám “con ông cháu cha” luôn hàng đầu và

đám con “ngụy” luôn ở hàng tận cùng của một xã hội luôn rêu rao “không phân biệt giai cấp”.


Chị ơi, viết những dòng này cho chị mà trong ký ức em nườm nượp hiện lại biết bao hình ảnh thời đó. Cộng Sản đã muốn tẩy

não, muốn xóa sạch văn hóa dân tộc thay bằng văn hóa XHCN, muốn đào tạo ra những thế hệ “hồng hơn chuyên”. Những thế

hệ càng ít kiến thức mà lại càng nhiều tham vọng thì càng dễ cho chúng điều khiển. Chúng tin rằng con người từ khỉ mà ra thì

chúng cũng có nhiều thủ đoạn “trồng người” để biến con người trở thành thú. Em nghĩ rằng chúng đã thành công khi mà nhìn

vào xã hội ngày nay thấy rõ văn hóa, đạo đức đang suy đồi, tụt dốc. Không chỉ thế các thủ đoạn “trồng người” đang thay đổi để

“cập nhật” không chỉ hủy đi nên tảng đạo đức dân tộc mà còn nguy hiểm như xì ke, sản xuất ra những thế hệ chỉ biết sống “vô

cảm” – hay đúng hơn là vô trách nhiệm với quê hương, với xã hội.


Muốn đào thải cái xấu, cải thiện xã hội thì phải cần có những con người hội đủ cả hai mặt kiến thức và đạo đức. Cả hai mặt này

đều bị Cộng Sản thao túng để biến người thành thú cho chúng cai trị. Bởi như chị cũng hiểu, khi có kiến thức, người dân sẽ dễ

dàng nhận ra chánh tà, nhận ra nhiều điều cần thiết mà người dân phải được hưởng, được tôn trọng. Hơn thế, càng có kiến

thức cao, người dân càng không chỉ hiểu được các nguyên nhân mà còn biết tìm ra cách phá giải các vấn đề. Đây chính là

điều mà Cộng Sản luôn lo ngại, cho nên chúng không chỉ muốn “ngu dân” mà còn dùng các đòn đàn áp, nhầm tạo ra nỗi sợ

hãi không dám vùng lên. Nhưng chính kiến thức là chìa khóa cho người dân phá giải được nỗi sợ hãi. Trong bài giảng của em,

có nhiều lần dùng hình ảnh loài rắn độc để nói về điều này. Nếu con người không có kiến thức về loài rắn, không tìm ra được

phương pháp chế ngự và tiêu diệt thì con người sẽ luôn sống trong sợ hãi loài rắn. Con rắn độc Cộng Sản sợ bị phát hiện ra

tử huyệt và cách tiêu diệt. Vì thế 40 năm qua, Cộng Sản đã rấp tâm theo lối giáo dục bưng bít và nhồi sọ.


Thưa chị, em nghĩ, bên cạnh việc vạch ra tội ác của Cộng Sản thì việc vạch ra các cách phá giải các thủ đoạn của Cộng Sản

là một điều cần thiết. Chúng ta cần phải giúp nhau, giúp thế hệ sau có kiến thức đúng và có tâm hồn hướng thiện – quay về với

cội nguồn đạo lý dân tộc. Từ đó, chúng ta sẽ vượt qua được nỗi sợ hãi hoặc “cai” dứt hẳn được các thói sống thờ ơ, ích kỷ,

kể cả dục vọng tham tàn do Cộng Sản cày vào việc “trồng người” của chúng.


Đêm đã gần tàn. Qua cửa sổ nhỏ nơi bàn viết, em có thể nhìn thấy chút ánh dương đang khấp khởi phía xa. Vầng trăng đêm

qua làm em liên tưởng tới bài Thuật Hoài của Đặng Dung đã khuất dạng. Nhìn lại quê hương. 40 năm đã quá đủ dài trong

bóng đêm của Cộng Sản. Nếu tính luôn cả thời gian chúng đoạt chính quyền và cai trị miền Bắc thì còn dài hơn. Nhưng nếu

mỗi chúng ta không thức tỉnh và đánh thức nhau cùng hành động, thì bóng đêm ấy sẽ còn tiếp tục bao phủ. Em chợt nhớ chị

từng nói cùng em “thà đốt lên dù chỉ một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”. Em hy vọng rằng khoảng thời gian qua

đã quá đủ để thế hệ người Việt chúng ta đồng loạt nổi lửa thiêu rụi bóng tối. Và như em từng chia sẻ cùng chị, đối với em, tất

cả phải bắt nguồn từ giáo dục: kiến thức và văn hóa. Những bức tường do Cộng Sản xây lên bưng bít kiến thức, che đậy sự

thật làm thành trì bảo vệ chúng sẽ phải bị đập phá. Những bụi gai tua tủa của loại văn hóa phi nhân bản, phi dân tộc do chúng

gieo mầm giam hãm nhân bản phải bị tiêu diệt. Trong công cuộc đấu tranh chung này, em xin chọn đóng góp trong việc khai

phóng tri kiến thức con người. “Vì lợi ích 100 năm trồng người” câu nói mà ông Hồ đã dùng từ thầy Tàu của ông ta để cố

công tạo ra “con người mới XHCN”, hay đúng hơn là những con thú, những rô-bốt phục vụ đảng CS sẽ phải chấm dứt. Bởi em

tin, tiềm ẩn trong không ít người Việt vẫn còn không ít phần hồn Việt Nam và những tâm hồn đó – như những que diêm sẽ

giúp nhau, liên kết nhau đốt lên một mặt trời của công lý, bác ái, tự do, và dân chủ.


Chúc chị luôn bình an và thành công trong những “cuộc chơi” (chữ của chị) mà chị đang tham gia đối đầu với thứ bóng tối đầy

đe dọa ấy.


Chúng ta không cô đơn, đúng không chị.

Hoàng Vi Kha
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.285 giây.