logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/04/2015 lúc 09:03:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện hai cửa hàng
Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi'

Người viết bài xin thành thật khai báo ngay là gia đình hắn thuộc dân gốc Bắc kỳ một chăm phần chăm em ơi, nhưng không phải là dân ri cư; và cũng chẳng phải là đám mới vào vơ vét vội về, xong dô nữa và rồi ở lì cho đến nay. Tức là hai dạng mà bi giờ người ta thường gọi lần lượt là dân chín nút (năm tư) và bọn hai nút (bẩy năm).


Không được xếp loại như thế thì thuộc loại nào? Loại mà dân Miền Nam lúc mới gặp thường cho là “hổng phải người Diệc,” tức là đám Bắc kỳ cũ rích. Hay nói cách khác, đó là đám dân rau muống đã an cư lạc nghiệp từ lâu tại miền Nam trù phú, vì cuộc sống tại quê nhà quá cực khổ, đành phải bỏ quê cha đất mẹ mà tha hương cầu thực. Lâu đến độ hắn có thể nói là từ hồi cáo già Hồ dâm tặc còn mặc áo thung và quần cộc, trong Nam gọi là quần xà lỏn, chui ra rúc vào hang Pắc Bó tuốt trong rừng núi Lạng Sơn mù mịt.


Thực ra chỉ có bố mẹ hắn mới đúng với kiểu xếp loại ấy thôi, bởi vì anh em hắn sinh đẻ tại bảo sanh viện, không phải ở xưởng đẻ; sau đó lớn lên bằng cơm gạo Nanh Chồn thơm mềm, và uống nước sông Đồng Nai trong lành, không phải nhai khoai sắn hay cao lương khô cứng, và húp nước sông Hồng đục ngàu; học trường Pétrus Ký, Gia Long, không phải trường phổ thông cơ sở Lê Văn Tám, hay Lê Hồng Phong; vui chơi giải trí tại Thảo Cầm Viên, không phải ở Vườn hoa Ba Đình; đêm ngủ nằm trong mùng và đắp mền, không cần đến màn hoặc chăn….


Tức là là anh em hắn trưởng thành nhờ được nuôi nấng bằng cơm gạo Miền Nam và hấp thụ hoàn toàn nền văn hóa giáo dục nhân bản nề nếp của người dân miền Nam hiền hòa chất phác. Tóm lại, anh em hắn như vậy có thể nói là người Nam… ròng!


An cư lạc nghiệp ở đây xin được hiểu là thầy u hắn, từ thành phần nông dân với hai bàn tay trắng chai đá, do đánh vật với ruộng vườn cằn cỗi tại nơi chôn nhau cắt rốn, đã học được một nghề “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” trong Nam, và rồi mở cửa hàng, tự đứng làm chủ, phát triển tay nghề, nuôi nấng bản thân, và gia đình. Cửa hàng nhà hắn, nằm trong một dẫy phố phía bên số chẵn của một con đường chính của Quận Nhất, Sài Gòn, đâm sang Lăng Ông, dần dần trở nên phát đạt dưới chính thể VNCH tự do dân chủ, và có thể nói có đôi chút tiếng tăm đối với dân Sài Gòn thời ấy. Trong điều kiện kinh tế như vậy, anh em hắn được cho học hành đến nơi đến chốn, như đa số dân Sài Gòn trước đây.


Có lẽ do duyên Trời sắp đặt, khi đến tuổi cặp kê, hắn lọt mắt xanh một nàng có bố mẹ cũng là Bắc kỳ cũ xì, và có cửa hàng buôn bán cùng ngành nghề với gia đình hắn - bố nàng cũng là thợ như ba hắn. Cửa hàng bên dợ hắn tọa lạc trên một con đường chính khác của Quận I, Sài Gòn, và có vẻ nổi tiếng hơn vì ra đời trước và nằm ngay downtown của Hòn Ngọc Viễn Đông. Chị em nàng do có bố mẹ như vậy cũng được học hành tử tế.


Do hai gia đình như vậy, vợ chồng hắn được dự trù là cho ra riêng với cửa hàng buôn bán tự lập, tiếp tục ngành nghề của bố mẹ. Nhưng dự trù không thành hiện thực, bởi vì tháng Tư Bẩy Lăm ập tới, hai cửa hàng của đại gia đình hắn nằm trong tầm ngắm của họng súng AK47 đen ngòm của những kẻ cướp ngày (1) tàn ác khát máu gọi là vi-xi, khi chúng xua quân tiến chiếm Miền Nam, rồi thi hành ngay chính sách gọi là tập trung ngụy quân ngụy quyền, đánh tư sản, đổi tiền, và tịch thu tài sản, đuổi dân đi vùng kinh tế mới.


Các chính sách này được gọi là Chiến dịch X1 (tập trung, bắt bớ quân dân cán chính VNCH, kể cả văn nghệ sĩ); X2 (đánh tư sản mại bản, tịch thu tài sản, đuổi đi kinh tế mới), và X3 (đổi tiền). Về sự kiện những chiến dịch này được áp dụng máy móc thế nào, và hậu quả tai hại ra sao, ngày nay người ta có thể tìm thấy tài liệu đầy đủ và trung thực qua Internet, từ chính những nguồn Cộng Sản, hay nguồn ngoại quốc trung lập.


Vì vậy ở đây người viết xin không nhắc lại nữa. Tuy nhiên, quí độc giả nào muốn biết thêm chi tiết cụ thể như ai chủ trương, ai thi hành những chính sách cướp của giết người này, xin xem “Chương 22: Những Kẻ Cướp Ngày, trong Những Sự Thật Cần Phải Biết” của blogger Đặng Chí Hùng, Tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản đầu năm 2014.


Đánh tư sản là thế nào? Đầu tiên là kiểm kê và tịch thu tư liệu sản xuất. Lẽ ra theo lý thuyết do chính chúng thông báo, kẻ cướp ngày chỉ được kiểm kê và tịch thu những vật liệu máy móc phục vụ sản xuất và bán ra sản phẩm, tại những đối tượng nằm trong danh sách, nhưng thực tế chúng lục soát và lấy luôn quần áo, nữ trang tiền bạc, đồ gia dụng,…, của gia chủ. Thậm chí có những trường hợp, chúng cho người “đóng chốt” ngay trong nhà đối tượng nhiều ngày, để theo dõi sinh hoạt gia đình, vì sợ gia chủ tẩu tán tài sản. Có trường hợp gia chủ bị đuổi ngay ra khỏi nơi cư trú sau khi nhà cửa bị kiểm kê—có người đã nhảy xuống lầu tự tử vì quá uất ức.


Cửa hàng nhà hắn là đối tượng duy nhất trên dẫy phố buôn bán ở khúc đường này, dù bề rộng của nó cũng giống như những căn phố khác bên cạnh-cửa hàng tầng trệt, gia đình ăn ở trên lầu. Lý do có thể là sản phẩm nhà hắn có đôi chút tiếng tăm, nhưng có lẽ lý do hợp lý hơn là ngay sát vách nhà hắn là một gia đình nằm vùng! Trong thời gian gia đình hắn bị kiểm kê, hắn đang trong trại cải tạo Trảng Lớn, cho nên hoàn toàn không biết sự việc xảy ra thế nào. Sau này khi được phóng thích, hắn mới được mụ dợ nói lại.


Đại khái là gia đình hắn bị tịch thu hết tất cả vật liệu để làm ra sản phẩm, chất lên một cái xe cam-nhông Nga xô hay Trung cộng gì đó, và nhận được một biên lai là tờ giấy vở học sinh, trên đó có những chữ như gà bới của tên cán bộ phụ trách; sau đó chẳng biết số hàng hóa đó được chở đi đâu. Cũng may nhà hắn không mất tư trang tiền bạc hay quần áo, hoặc thứ gì quí giá khác-thực ra nhà hắn không chứa tiền bạc trong nhà, hay có nhiều nữ trang trong tủ.


Chắc độc giả người Miền Nam thời VNCH cũng biết, trước 1975 tại Sài Gòn có rất nhiều ngân hàng, kể cả nhiều nhà băng nổi tiếng của Pháp, Anh và Hoa Kỳ. Cho nên giới buôn bán ít khi để tiền mặt ở nhà, mà ký gởi tại những cơ sở tài chính ấy, và sử dụng thanh toán nợ nần qua chi phiếu, hoặc chỉ rút tiền mặt khi cần. Gia đình hắn cũng không ngoại lệ, và tiền bạc đều gởi vào Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín, thời đó trụ sở chính ở đường Hàm Nghi.


Trước 75, dù đi lính song hắn vẫn có lúc tham dự việc trông nom cửa hàng và chạy việc vặt cho bố mẹ, trong đó có việc đem tiền đi gửi vào chi nhánh VNTT gần nhà. Vì vậy hắn biết khi kẻ cướp ngày ập tới, gia đình hắn còn trong công khoảng vài trăm ngàn tiền VNCH. Cộng với số này là độ vài chục ngàn tiền dành dụm của hắn trong thời gian làm công chức và đi lính. Thêm vào đó, bố mẹ hắn cũng có một số cổ phiếu trị giá khoảng vài chục ngàn, mua để giúp vốn nhà máy giấy Cogido, Biên Hòa. Tất cả số tiền này coi như mất không bởi vì không được rút ra, dù qua mấy lần đổi tiền.


Xin nói thêm chỗ này là cửa hàng nhà hắn có được một đám dân kiểm kê “đóng chốt” để theo dõi sinh hoạt trong nhà; thân nhân của hắn không được dùng cửa trước, phải ra vào cửa sau, thông qua một đường hẻm ra một con đường khác. Sau một thời gian thấy không sơ múi gì nữa chúng trả lại nhà, nhưng không quên khuyến khích gia đình nên đi vùng kinh tế mới.


Cũng may ngành nghề sản xuất của gia đình hắn không thuộc diện phải đi kinh tế mới, theo giới am hiểu chính sách Cộng Sản cho biết. Ngoài ra, thời gian ấy hắn nằm trong tù cải tạo, mẹ hắn viện cớ đợi hắn về thì đi, vì hắn là lao động chính trong nhà-mẹ hắn thì già, vợ hắn thì có con nhỏ. Vì vậy gia đình hắn mới giữ được nhà khi hắn được ra trại tù. Lúc này căn nhà coi như chỉ còn cái xác, cửa hàng dẹp tiệm, và vợ chồng hắn buôn bán lặt vặt thời đổi mới sinh sống qua ngày.


Một cái may khác là mẹ hắn nghe lời bà con ngoài Bắc vào rỉ tai là nên thu gọn lại, hoặc dẹp luôn, từ từ kiếm cách khác sinh sống. Cho nên sự mất mát không quá đau đớn như ở trường hợp của bố mẹ vợ hắn chẳng hạn.


Ông nhạc của hắn, có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi lời tuyên truyền đường mật của Cộng Sản, nhất là ổng không có một kinh nghiệm thực tế nào với vi-xi, vì ổng không phải là dân chín nút, nên thay vì thu gọn lại ổng lại bỏ thêm vốn ra mua vào vật liệu sản xuất cho ngành nghề. Ổng mắng, “Đất nước bi giờ hòa bình rồi, cần phải tăng gia sản xuất! Mày láo!” khi bà xã hắn nghe lời xúi của mẹ chồng về nhà nói nhỏ với bố.


Kết quả là kẻ cướp ngày đem mấy xe cam nhông đến mới chở hết vật liệu và máy móc phục vụ ngành nghề của ổng về một nơi gọi là hợp tác xã để sản xuất tập thể, và ổng được mời làm cố vấn! Nhưng chẳng bao lâu, hợp tác xã chẳng làm nên cơm cháo gì vì do một lũ ngu dốt không chuyên môn từ rừng rú về quản lý; đồng thời máy móc ngày một hư hỏng hoặc mất bộ phận; vật liệu không cánh mà bay—cha chung không ai khóc, và cuối cùng hợp tác xã cũng dẹp tiệm!


Ổng không bị ép đi kinh tế mới, bởi vì không thuộc diện bị đuổi đi. Nhưng sau ổng cũng dẹp tiệm, thu gọn cửa hàng còn chút xíu trước cửa buôn bán vớ vẩn sinh sống qua ngày. Dợ ổng đã có lúc phải ra ngồi ngoài đường, bán bánh kẹo bày trong cái tủ kính nhỏ xíu. Chắc là trong bụng ổng còn buồn hơn trấu cắn khi nhìn cảnh dợ hiền trong tình cảnh ấy!


Trong khi đó, ở một con đường khác, đâm sang Bà Chiểu, dân cùng phố bên số chẵn, ngày ngày đi chợ ngang, hoặc tỏ ra ngạc nhiên, “Ủa, sao dậy chị?” hoặc rủa thầm, “Đáng kiếp!” khi thấy mẹ hắn, từng là bà chủ một cửa hiệu nổi tiếng, ngồi đằng sau cái bàn nhỏ xíu, trên bàn có một số dụng cụ như kìm búa, để sửa chữa cạc táp hoặc xà-cột cho khách qua đường, ngoài hiên, trước cửa hàng cửa sắt kéo gần kín.


Đó là thời gian vào khoảng nửa sau của thập niên 1970, thời kỳ Cộng Sản buộc phải chấp nhận cái gọi là đổi mới và mở cửa để sống còn.


Montreal, Quebec, April 27, 2015

Trinh, MĐ
_____________
(1) tựa đề “Chương 22: Những Kẻ Cướp Ngày, trong Những Sự Thật Cần Phải Biết,” của blogger Đặng Chí Hùng, Tủ sách Tiếng Quê Hương, 2014.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.