logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/05/2015 lúc 08:07:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong dịp Tưởng Niệm 40 năm biến cố lịch sử 30/4/75 cũng là lúc mọi người trong chúng ta nhìn lại để suy gẫm, và không chỉ

ngồi nhẩm tính những mong chờ hụt hẫng, thiếu hiệu quả. Mong chờ được nghe công bố kết quả của một cuộc thi có tên mình

lại là một chuyện khác, mặc dù những người trúng tuyển cũng có thể làm chất xúc tác.


Mong chờ như “nơi đây tôi chờ. “Nơi kia anh chờ” của một câu nhạc than vãn và an binh bất động, kể cả nỗi sợ hãi không dám

tham gia một cuộc thi viết với chủ đề “nhạy cảm”, không dám ký thỉnh nguyện thư gióng một tiếng nói nhỏ nhoi nhưng chí ít

cũng đủ làm đồ tể chùn tay đàn áp của Chiến Dịch Nhân Quyền 2015 với cộng đồng quốc tế Liên Hiệp Quốc... Chờ và đợi

kiểu này quả thật chúng ta đã phải chờ đợi trong bao nhiêu thế hệ mỏi mòn rồi, và không lẽ còn thêm những thế hệ tiếp nối của

sau 40 năm, 85 năm tuổi già tuổi đứt hơi của “bác” và Đảng... mà vẫn chưa thấy một Việt Nam quê hương ngạo nghễ đáng tự

hào?


Khỏi nói chúng ta cũng tự đặt cho riêng mình tên gọi của Ngày 30/4, hoặc chúng ta đã đồng cảm với nhiều người cho một tên

gọi mang tâm trạng của nỗi đau chung đất nước, thì cách gì đi nữa con số 40 năm cũng là quá dài cho “Ngày” của khát vọng

Tự Do bị chà đạp, “Ngày” áp đặt thiên đường mù XHCN lên toàn cõi quốc gia, “Ngày” vỡ mộng mọi niềm tin…; và do đó BTC

của cuộc thi viết “Cộng Sản và Tôi” cũng đã muốn chọn “Ngày” này hoặc dịp này để gói ghém món quà trung thực, trí tuệ, tâm

tư nhất của nhân dân Việt Nam khắp nơi mang tặng cho nhau, như một lời nhắn nhủ trao gởi trước hết, và trong ý nghĩ khỏi cần

tốn thuế dân ăn mừng như một Lễ Hội vinh danh chiến thắng chiến tranh (kể cũng lạ!), coi như 91 bài viết xuất sắc dự thi còn

là 91 quà tặng (không công) cho quan nhớn “Ngày” đại thắng mùa xuân của CSVN vẫn mải mê (u mê) huênh hoang hãnh tiến,

hoặc thái độ hống hách phô diễn “Ngày” kỷ niệm (kỷ niệm gì chứ, tưởng niệm thì đúng hơn) 40 năm giải phóng hoàn toàn

Miền Nam, hay vênh váo “Ngày” thống nhất đất nước...


Món quà này với chúng ta phải kể là một ngạc nhiên thích thú đến kinh ngạc vì những bức tranh rất sống động đã được vẽ lại

vô cùng chi li và tràn đầy những cảm xúc tươi rói, như thể ký ức đau thương của chúng ta vẫn mãi mãi còn nguyên vẹn.


91 bài nhưng không chỉ 91 nỗi niềm, mà là những trải dài trong muôn vàn nỗi niềm của những người con dân Việt. Nhất là lần

đầu chúng ta thấy rõ những câu chuyện lịch sử không bị bóp méo vì được viết lại bởi những người thắng cuộc, và lịch sử sau

đó vẫn chứng tỏ là một cuộc tiếp diễn không ngừng và đang chờ ngày phải sang trang.


Điều muốn nói ở đây là những người dự thi hoàn toàn không viết với ý đồ phê phán hoặc nhằm tố cáo những sai trái vi phạm

trắng trợn của những “tài năng” lãnh đạo yếu kém và vị kỷ, nhưng cuối cùng người đọc vẫn cảm nhận đâu đó qua những con

chữ mang đầy dấu ấn kinh nghiệm sống bẽ bàng, của một dân tộc bất hạnh, là một cách thế vạch trần hữu hiệu nhất mọi dối

trá son phấn không còn che giấu được nữa trong suốt 40 năm hoặc dằng dặc 85 năm qua.


Những tác giả làm được điều này, chỉ vì họ nhận thức rõ ràng sự tham gia đóng góp là điều bức thiết, hữu ích và có tác dụng

mạnh, để khẳng định một thứ tư duy thiếu độc lập và giáo điều không thể có chỗ đứng trong thế giới hôm nay.


Tưởng niệm 30/4 đặc biệt dấu mốc 2015 của 40 năm, chúng ta đã có dịp phát huy tinh thần giải thưởng đại thắng “Cộng Sản

và Tôi”. Đại thắng ở đây quả thật chúng ta chỉ muốn nói là toàn bộ những bài viết “Cộng Sản và Tôi” dù được đăng tải hoặc

đoạt giải hay không, hơn bao giờ hết đã làm thành một xâu chuỗi nước mắt vĩ đại, và không thiếu máu, thiếu chất sống văn

học, được đan kết hợp quần thống khoái của toàn dân trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần viết lách và xã hội. Một bức

tranh toàn cảnh hiếm có đã hiện ra đậm nét và ấn tượng, dưới bàn tay bùa phép của “Đảng Cộng Sản quang vinh muôn năm”,

mà độ lùi đứt phanh sau 40 năm không còn thắng kịp cho nhân dân nhờ.


Thật không thể hiểu được đến giờ phút này mà diễn văn diễn từ (không biết ai soạn?) của một Thủ Tướng vẫn còn ra rả giọng

điệu the thé rủa sả “Đế quốc Mỹ”, hoặc đại diện cho phe cúi đầu thân Tàu như T.B.T Nguyễn Phú Trọng: “Thắng lợi vĩ đại của

sự nghiệp chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đứng đắn sáng

tạo của Đảng.” Lan man điều này không ngoài mục đích nói rằng, giới lãnh đạo không thể tiếp tục hướng dẫn dư luận quần

chúng một cách bất chấp sự thật lịch sử được nữa. Với sự bùng vỡ của công nghệ thông tin Internet đã thu ngắn thế giới toàn

cầu, 30 triệu người dân V.N sử dụng mạng xã hội Facebook, nhất là khi chúng ta lại có những ngòi bút mạnh dạn thoát khỏi

những giam hãm sợ hãi không dám tỏ bày, không dám mở miệng để sẵn sàng đương đầu đòi tự do ngôn luận báo chí, tự do

tư tưởng… trong tinh thần quyết liệt “Tự do hay là chết”, vì nghĩ cho cùng chuyện trấn áp bắt bớ bao giờ cũng là chuyện của

họ và không phải là trách nhiệm chúng ta.


Chính Tổng Thống Obama cũng đã nói nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới sắp đến, với 3 nhà báo bị cầm tù, trong đó có

Điếu Cày: “Trên thế giới, tự do báo chí vẫn còn bị chính quyền nhiều nước đàn áp, chỉ vì nhà cầm quyền không muốn thấy sự

thật bị phơi bày.”


Điều khá bất ngờ và phấn khởi, khi Danlambao đã không ngừng mở ra những thoáng mát đẹp đẽ có ý nghĩa, và hợp khẩu vị

tâm lý của mọi người, kể cả thành phần trí thức và văn nghệ sĩ sử dụng văn chương dấn thân đều luôn tìm cách tham dự. Điều

chúng ta cần ở đây có lẽ cũng chính là tương quan, tương tác giữa những bài viết và những phản hồi cảm nhận đứng đắn của

người đọc. Với số lượng bài vở có giá trị xôm trò như vậy, liệu chúng ta có nên mở rộng một sự bình chọn khách quan đến từ

đa số ý kiến độc giả, đặc biệt Giải Khôi Nguyên vốn phải là bài được bình chọn, vượt trội nhất.


Hẳn nhiên đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực về cuộc chiến huynh đệ tương tàn, biến cố 30/4 cũng như mọi biến cố của

85 năm gieo rắc của độc quyền đảng trị, nhưng có thể nói chưa bao giờ có một sự Tập Hợp không hẹn mà qui mô đầy đủ và

có những độ rung sâu cảm chân thật như vậy.


Vì bài viết nào cũng có nét riêng và chứng tỏ bản lãnh muốn thể hiện, muốn chia sẻ và muốn lột tả sự thật, nên BGK cũng phải

ráo riết đọc kỹ lại và xin được công bố vào tuần tới.


Sự tâm đắc đôi khi cũng còn tùy vào thể tạng mỗi người và những mỹ cảm nghệ thuật của người đọc đôi khi cũng không gặp

nhau. Do đó những bài không được chọn đăng có thể nằm trong những thưởng thức không mấy thích hợp hoặc đa phần là

những bài viết không đi sâu vào chủ đề. Hẳn nhiên mọi thành viên uy tín trong BGK đầu tự hứa sẽ làm công việc bình chọn với

tất cả những công tâm, và cố gắng loại bỏ những cảm tính tối đa.


Tiếc là chúng ta cũng không thể làm một cuộc trao giải vào ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 3/5 này. Cũng như chẳng ai muốn

“giễu nhại” đợi đến một ngày trong tháng 5 có sinh nhật của một “danh nhân thế giới”, mà ngay cả ngày sinh năm sinh cũng là

hàng giả.


Trong lúc hồi hộp chờ kết quả, chúng ta thử bình tâm đọc lại 91 bài viết, sẽ gom thành một Tuyển Tập độc đáo, có khả năng

như một lời di chúc gởi gấm cho thế hệ mai sau.

02/5/2015
Thay mặt BTC
Nguyễn Thị Thanh Bình

Sửa bởi người viết 02/05/2015 lúc 08:09:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.