logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 04/05/2015 lúc 07:59:15(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nhìn lại chặng đường 40 năm của cộng đồng người Việt tại Úc, Đài Lê trăn trở: "chẳng phải đây là thời điểm để chúng ta nắm

giữ một vai trò lớn hơn trong xã hội Úc?".

UserPostedImage
Đài Lê, mẹ và các em gái khi còn ở Việt Nam. (Ảnh được cung cấp)

Ngày 30 tháng Tư đánh dấu ngày mà Sài Gòn rơi vào tay cộng sản tại Việt Nam. Bốn mươi năm trước vào tháng này, chúng

tôi mất tất cả. Ngôi nhà của chúng tôi. Tất cả những gì chúng tôi có. Những người thân thương. Và cuộc sống mà chúng tôi

từng có.

Tôi chỉ mới bảy tuổi khi mẹ kéo chúng tôi, hai em gái và tôi, trốn chạy để bảo toàn tính mạng của mình. Chúng tôi từng nghĩ

mình sẽ chết, chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ không đến nơi kịp. Giữa đám đông hoảng loạn, thành phố hỗn độn, và

những người đang tuyệt vọng, chúng tôi trèo lên được một chiếc thuyền lớn để giữ tính mạng của mình.

Vài năm sống ở các trại tị nạn tạm bợ, bẩn thỉu tại Đông Nam Á, gia đình tôi cuối cùng cũng được Úc tiếp nhận. Và chỉ một va li

hành lý, mẹ và ba chị em tôi đặt chân đến nhà trọ Fairy Meadow ở Wollongong, bắt đầu xây dựng lại cuộc sống.

Như nhiều người Úc gốc Việt tị nạn, tôi biết ngày 30 tháng Tư có nhiều ý nghĩa. Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất có lẽ

là thông điệp tưởng nhớ. Tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong cuộc chiến dành tự do và những người đã mất trên

biển trong cuộc tìm kiếm tự do. Tuy nhiên, tôi nghĩ còn có một thông điệp quan trọng khác, và đó là, đã đến lúc những người

Úc gốc Việt cần tham gia vào vũ đài lãnh đạo chính thống – dù đó là trong doanh nghiệp, tổ chức chính phủ hay chính trị. Hiện

đã có một vài gương mặt nhưnng không đủ để tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ.
UserPostedImage
Đài Lê là một cựu phóng viên dành giải thưởng, chính trị gia và tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại New South Wales.
(Ảnh được cung cấp)

Sau gần hai thập kỷ làm việc trong truyền thông và bảy năm trong chính trường, tôi đã nhận ra rằng bất chấp xã hội đa văn hóa

của chúng ta thì sự đa dạng này không được thể hiện ở cấp lãnh đạo trong khắp các tổ chức chính thống. Là một phụ nữ gốc

Á Đông, tôi thấy cần có nguồn thúc đẩy những đối thoại về khoảng cách này này, sự thiếu hụt về đa dạng văn hóa trong nhóm

lãnh đạo tại các tổ chức chính thống. Cũng giống như đối thoại về giới đã tạo ra những thay đổi và cho thấy sự gia tăng của

phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cấp cao trong xã hội của chúng ta, tôi cảm thấy rằng đã đến lúc cũng cần lên tiếng về đa dạng

văn hóa trong giới lãnh đạo.

Chính vì thấy cùng với một nhóm những người Úc từ những nền văn hóa Á Đông khác, chúng tôi đã thành lập Diverse

Australasian Women’s Network – gọi tắt là DAWN – với mục đích thúc đẩy những đối thoại về việc cần gia tăng sự hiện diện

đa dạng văn hóa trong các nhóm lãnh đạo ở mọi lĩnh vực trong xã hội của chúng ta. DAWN cũng hướng tới việc khuyến khích

những nhóm văn hóa đa dạng nghĩ về khả năng cũng những các kỹ năng họ có hiện nay để lãnh đạo. Chúng tôi muốn gợi ra

những câu hỏi – bạn có sẵn sàng là người dẫn đầu? Điều gì ngăn cản bạn? Và chúng tôi có thể giúp bạn như thế nào? DAWN

hiện diện để hỗ trợ và cho phép những người muốn tiến tới những vị trí quản lý cấp cao mà họ chọn lựa.

Tại sao điều này lại quan trọng đối với những người Úc gốc Việt? Luận điểm của tôi là, chúng ta đã định cư tại Úc gần 40 năm.

Chẳng phải đây là thời điểm để chúng ta nắm giữ một vai trò lớn hơn trong xã hội Úc?

Hàng năm, tôi đến Hội chợ Tết của người Việt và thấy danh sách của những học sinh dành điểm số cao trong kỳ thi tốt nghiệp

trung học ATAR. Những thành tích học tập xuất sắc này cho tôi một cảm giác kinh ngạc. Nhưng khi nhìn khắp các cơ quan

chính thống của chúng ta, không thấy bóng dáng con cái của chúng ta trong những vị trí có tầm ảnh hưởng, cũng không có ai

giữ vị trí cao trong khu vực công hay các doanh nghiệp lớn.

Điều tra dân số năm 2011 cho thấy 24,6 phần trăm người Úc sinh ra ở nước ngoài và 43,1 phần trăm có cha hoặc mẹ sinh ở

nước ngoài. Cộng đồng người Úc gốc Việt đứng thứ 5 và có 185 nghìn người sinh ra ở Việt Nam và 219 nghìn người cho biết

họ dùng tiếng Việt trong gia đình. Nhưng ai là những gương mặt và tiếng nói đại diện cho con số này?

Báo cáo mới đây của Hội đồng Australia đa dạng “Cracking the Cultural Ceiling” (Phá bỏ tấm trần văn hóa) đã đưa ra một số lí

do tại sao người Úc gốc Á lại dừng lại trước những vị trí quản lý cấp cao: định kiến, ưu tiên một số nền văn hóa nhất định và

những thiên vị không chủ quan là một số ví dụ. Một khảo sát đối với hơn 300 lãnh đạo gốc Châu Á cho thấy chỉ có 18 phần

trăm những người tài gốc Á Đông cảm thấy môi trường làm việc của họ không có sự thiên vị đối với văn hóa nhất định và định

kiến.

Vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Làm sao chúng ta có thể khuyến khích những người Úc gốc Việt hay rộng hơn là những

người Úc gốc Á đứng lên đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo?

Sự đa dạng trong tầng lớp lãnh đạo cũng đối diện với những trở ngại tương tự như vấn đề giới. Chúng ta biết rằng phụ nữ

chiếm hơn 50 phần trăm dân số nhưng chúng ta thiếu những số liệu cho thấy phần trăm phụ nữ trong số này là người từ nền

văn hóa, ngôn ngữ không chính thống. Điều mà chúng ta biết là có một phần tư dân số Úc (21,5 triệu năm 2011) là người có

gốc văn hóa không phải gốc Anh.

Viện Giám đốc Công ty Úc vừa thông báo họ đưa ra chỉ tiêu 30 phần trăm vị trí trong Hội đồng quản trị sẽ cần giao cho phụ nữ

đảm nhận đến cuối năm 2018. Con số này có nghĩa là tỉ lệ 18,2 phần trăm hiện nay sẽ phải tăng gấp đôi trong vòng vài năm

nữa. Thêm vào đó, họ cũng tập chung đa dạng văn hóa Hội đồng quản trị hơn. Một kế hoạch rất đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ và nam giới từ những nền văn hóa không nói tiếng Anh thì còn rất nhiều khó khăn cần vượt qua.

Phát triển khả năng lãnh đạo trong cộng đồng đa văn hóa là một trong những nhiệm vụ của DAWN. Chúng tôi muốn phát triển

điều này. Và đang có nhiều tiếng nói hơn trong cộng đồng đa văn hóa, đặc biệt là cộng đồng Á Đông, đặt câu hỏi về việc thiếu

những đại diện tại nhiều cấp bậc có tầm ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề này phụ thuộc vào cách chúng ta đặt vấn đề. Và đồng

thời, chúng ta phải sẵn sàng. Chúng ta phải sẵn sàng đảm nhận những vị trí lạnh đạo, những vai trò ảnh hưởng đến xã hội

chính mạch. Và quan trọng nhất, chúng ta phải xây dựng khả năng lãnh đạo.

Nếu chúng ta không tích cực nỗ lực trong vấn đề này, phụ nữ và những người dân đến từ nền văn hóa khác sẽ tiếp tục ở bên

lề của các công sở. DAWN sẽ tiếp tục những đối thoại và thúc đẩy nỗ lực để có một nguồn những lãnh đạo có gốc văn hóa

đa dạng hơn, để các công ty và tổ chức chính thống nhận thấy những tài năng và sự đóng góp của cộng đồng đa sắc tộc của

chúng ta trong việc phát triển quốc gia này.

Vẫn còn một chặng đường dài trước mắt. Nhưng chặng đường nghìn dặm bắt đầu với một bước tiến nhỏ.

Bài viết là chia sẻ cá nhân của Đài Lê. Đến Úc tị nạn năm 1979, cô từng là phóng viên, người dẫn chương trình của Hãng

Truyền thông Quốc gia Úc và là nhà phim độc lập. Cô tham gia chính trị năm 2008 và đạt được nhiều thành tựu trong chính

trường. Cô cũng đảm nhận nhiều vị trí trong các tổ chức công và hội đồng của bang New South Wales.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.