logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/03/2013 lúc 10:38:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong lãnh vực văn học, chúng ta có thói quen hay cao đàm khoát luận về đủ thứ chuyện lớn lao nhưng tiếc thay

chúng ta lại thường lơ là về những thứ cụ thể, gần gũi và cấp thiết nhất. Hậu quả là có những khuyết điểm cứ kéo

dài dằng dai mãi trong khi, thực ra, chỉ cần một chút xíu ý thức và quyết tâm, là chúng ta có thể khắc phục được

ngay, chẳng cần một "hàn lâm viện" nào cả. Chỉ thử nêu lên một vài trường hợp nhỏ, sơ đẳng, đơn giản và

dễ...thực hiện nhất.

Thứ nhất, về nhan đề in ở gáy sách. Trong sách tiếng Anh, nhan đề in ở gáy hướng về trang bìa trước, để, nếu

chúng ta đặt sách nằm ngửa trên bàn, hàng chữ ở gáy sẽ thẳng đứng. Trong sách tiếng Pháp, ngược lại, nhan đề

ở gáy được in hướng đầu về trang bìa sau, do đó, để nhan đề ở gáy được đứng thẳng, chúng ta phải đặt sách

nằm sấp (trang bìa trước úp xuống bàn). Hướng về phía nào cũng được, chỉ là vấn đề thói quen, nhưng điều quan

trọng là phải nhất quán: cuốn sách tiếng Anh nào cũng in nhan đề ở gáy giống nhau và cuốn sách tiếng Pháp nào

cũng in nhan đề ở gáy giống nhau. Với sách tiếng Việt thì khác. Có cuốn nhan đề ở gáy nằm hướng này, có cuốn

nhan đề nằm ở hướng khác. Rất vô chính phủ. Ai chưa hình dung ra tình trạng oái oăm này, xin thử nhìn lên kệ

sách của mình (hoặc nếu không có, thì kệ sách Việt ngữ trong thư viện) một lúc thì sẽ thấy mỏi cổ ngay: lúc phải

ngoẹo cổ về hướng này, lúc phải ngoẹo cổ về hướng khác để đọc các nhan đề trên gáy sách. Khổ!

Xin đề nghị: các nhà xuất bản (nhất là trong nước) thống nhất in gáy hướng về mặt bìa trước để bà con đỡ mỏi cổ!

Thứ hai, về vị trí của mụgc lục. Trong sách tiếng Anh, mục lục thường nằm ở trước. Trong sách tiếng Pháp, mục

lục nằm sau cùng. Cách đặt mục lục ở những trang đầu tiên của cuốn sách hay tờ báo như cách các nước nói

tiếng Anh làm rõ ràng hợp lý và tiện lợi hơn: mục lục là cái người đọc cần đọc đầu tiên để, thứ nhất, ít nhiều hình

dung đại ý cuốn sách hay chủ đề của tờ báo; thứ hai, có thể xác định được ngay những gì mình cần đọc trước và

những gì mình cần đọc sau. Đối với sách báo tiếng Việt thì đúng là... tự do tuyệt đối, lúc mục lục nằm trước, lúc

nó lại nằm sau, khiến cho, khi cần phải tìm một bài viết nào đó trong đống sách báo Việt ngữ, chúng ta thường rất

mất công và bực mình: mở cuốn thứ nhất, thấy mục lục nằm ở đầu; đến cuốn thứ hai, lật mấy trang đầu, không

thấy, loay hoay một lúc mới phát hiện nó nằm ở trang... cuối; sang cuốn thứ ba, tưởng nó nằm ở trang cuối, té ra,

nó lại nhảy lên trang đầu trở lại. Cứ thế. Tìm tài liệu mà cứ như là dò mìn.

Đề nghị: Thống nhất việc đặt mục lục ở những trang đầu. Luôn luôn. Để mở bất cứ tờ báo hay tạp chí hay cuốn

sách nào ra là thấy ngay mục lục.

Thứ ba, về việc ghi chú tài liệu, chúng ta rất thường...quên. Hậu quả là, một, khi đọc, chúng ta cứ phân vân không

biết tác giả lấy tài liệu từ đâu, có chính xác và đáng tin cậy được hay không; hai, khi đánh giá, chúng ta cứ phân

vân không biết một ý tưởng nào đó là phát kiến riêng tác giả hay chỉ là sự vay mượn, tổng hợp từ những nguồn tài

liệu khác; ba, nếu chúng ta muốn nghiên cứu thêm về đề tài ấy thì chúng ta cũng chẳng biết nên đọc thêm những

gì và bắt đầu từ đâu.

Đề nghị: xin tác giả các bài nghiên cứu ghi giùm "tài liệu tham khảo" để bà con nhờ.
Thứ tư, với sách nghiên cứu, có lẽ nên thêm "Bảng tra cứu" (Index) trong đó ghi số trang của những vấn đề chính

hoặc những tác giả được đề cập đến trong công trình để, độc giả, khi cần tìm hiểu về một tác giả hoặc một vấn

đề nào đó, chỉ cần lật nhanh đến những trang liên hệ mà thôi. Ví dụ, để tìm những đoạn liên hệ đến Bùi Giáng

trong cuốn Văn học miền Nam, tổng quan của Võ Phiến, chúng ta chỉ cần lật phần "Danh biểu" (tức một hình thức

của ‘bảng tra cứu’), sẽ thấy ngay những trang mình cần đọc là: 47, 141, 285, v.v.. Rất nhanh. Tiếc là phần lớn sách

tiếng Việt lại không có những bảng tra cứu tương tự, do đó, việc tìm tài liệu trở thành một cực hình, rất mất thì giờ,

nhiều khi thành vô vọng.

Đề nghị: tất cả các sách nghiên cứu nên thêm phần "bảng tra cứu". Với việc xếp chữ trên máy computer như hiện

nay, việc lập bảng tra cứu như thế rất đơn giản và nhanh chóng, ai cũng có thể làm được.

Thứ năm, về chính tả và cách trình bày: Chỗ nào cần in nghiêng? Chỗ nào phải viết hoa? Lúc nào thì dùng dấu

một nháy (‘…’), lúc nào thì dùng dấu hai nháy (“…”)? Dấu chấm (.) lúc nào được đặt trước và lúc nào thì được đặt

sau dấu ngoặc đơn ()? v.v..

Đề nghị: Nếu các nhà văn, nhà thơ có lơ đễnh thì các chủ bút hay các biên tập viên trong các toà soạn và các nhà

xuất bản nên để ý sửa đổi hầu tránh tình trạng "vô chính phủ" đã kéo dài quá lâu này.

Trong sinh hoạt văn học Việt Nam có vô số những khuyết điểm cần khắc phục. Ở đây, tôi chỉ xin nêu vài vấn đề sơ

đẳng và cũng dễ thực hiện nhất. Nhân tiện, cũng xin đề nghị Bộ Văn hóa hay Uỷ Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam

nên động não một tí: những chuyện như vậy mà không nghĩ ra và không làm được thì họ tồn tại để làm gì?
Source: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.