logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/05/2015 lúc 07:47:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hai nữ thủ tướng Ba Lan (trái) và Đức (phải) cùng ông Bartoszewski

Ở tuổi 93, giáo sư Władysław Bartoszewski ra đi.

Lễ tang của ông vừa được tổ chức trọng thể tại Warsaw ngày 04/05/2015.

Người Ba Lan không tiếc lời ca ngợi ông bằng những mỹ từ đẹp nhất trong khi báo chí quốc tế ví ông như 'người khổng lồ'

trong quãng đường phong ba của lịch sử Ba Lan cận đại.

Chưa kịp bước qua ngưỡng tuổi thành niên thì Chiến tranh Thế giới II đẩy chàng thanh niên Władysław Bartoszewski vào vòng

xoáy lịch sử.

Gia nhập hàng ngũ bảo vệ Warsaw nhưng một năm sau khi Ba Lan bị Đức quốc xã đô hộ, ông bị bắt giam tại trại cải tạo

Auschwitz và rồi may mắn được Chữ Thập Đỏ giải cứu thành công.

Là nhân chứng hiếm hoi của trại tập trung phát-xít, Władysław Bartoszewski tình nguyện truyền tin về tội ác diệt chủng và như

thế, ông bắt đầu hoạt động trong bí mật tuyệt đối tại hàng ngũ Quân Đội Quốc Gia (phe Cộng hòa) đồng thời thực hiện các

nhiệm vụ mạo hiểm trong Hội đồng Hỗ trợ Do Thái „Żegota”.

Không chỉ là một chiến sĩ đặc biệt quả cảm trong Khởi nghĩa Warsaw - cuộc nổi dậy cuối cùng trước khi Ba Lan hoàn toàn thất

thủ, ông còn hoạt động báo chí trong vòng bí mật và giữ trọng trách trong Ủy ban Hỗ trợ tù nhân quốc nội của Quốc hội CH Ba

Lan lưu vong.

Dẫu đấu tranh hết mình, với tất cả lòng quả cảm, Władysław Bartoszewski vẫn phải chia sẻ số phận đa khổ của dân tộc đòi hỏi

tự do nhưng lại bị các cường quốc phản bội.

Sau năm 1945, Cộng hòa Ba Lan chính thức bị đổi tên thành Cộng Hoà Nhân Dân Ba Lan và rơi vào sự kiểm soát chặt chẽ

của nước Liên Xô đàn anh cộng sản về phía Đông.

Władyslaw Bartoszewski tiếp tục đấu tranh bí mật trong tổ chức với tên gọi là „NIE” (Niepodległość - Độc Lập) đồng thời hoạt

động trong hội chính quy, truy lùng những kẻ từng tham gia đội ngũ diệt chủng của chế độ phát-xít lẩn trốn sau Thế Chiến.

Kẻ thù của kẻ thù không được coi là bạn của chính quyền mới.

Năm 1946, Władysław Bartoszewski bị bắt bởi tội 'gián điệp' và bị kết án 8 năm tù dưới chế độ tù đày Stalin khắc nghiệt.

Ra tù, ông không ngưng hoạt động bí mật, là một trong những cộng tác viên đắc lực của đài Châu Âu Tự Do, là tác giả của

hơn 40 đầu sách.

Ông xuất hiện trong hàng ngũ trí thức „ra mắt” chính quyền với các đòi hỏi đối lập lần đầu năm 1976 nhưng rồi bị bỏ tù trong

một loạt các cuộc bắt bớ dịp Thiết Quân luật được ban hành năm 1981.

Hòa giải với cựu thù
UserPostedImage
Ông Bartoszewski, cựu tù nhân Auschwitz có vai trò lớn trong việc hòa giải Đức và Ba Lan

Được biết tới như một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn cho công cuộc hoà giải giữa Ba Lan và Đức, giữa Đức và

Israel, ông được trao danh hiệu giáo sư danh dự của nhiều trường đại học châu Âu trong khi chính ông đã bị chính quyền cản

trở không cho tốt nghiệp Khoa Văn.

Phần lớn tuổi trẻ và những tháng ngày sung sức nhất của cuộc đời của Bartoszewski là thời gian trải qua các cuộc chiến thất

bại trong vô vọng.

Nhưng như ông nói, không dấu tính khôi hài bẩm sinh qua cách mô tả thời gian ngồi tù rằng:

"Từ bé cho tới năm 60 tuổi tôi chủ yếu chỉ "ngồi”, sau đó thì chủ yếu được khen thưởng."

Phần thưởng lớn cho ông là nước Ba Lan có dân chủ vào năm 1989 với bầu cử tự do, chấm dứt chế độ cộng sản trên toàn

khối Đông Âu.

Ông có đóng góp của mình với hoạt động trong Ủy ban Bảo vệ Công nhân (KOR) và Công Đoàn Đoàn Kết.

Nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, ông được tổng thống mới Lech Wałęsa phó thác những trọng trách khó khăn nhất do

Thế Chiến 2 và nhiều chục năm độc tài để lại: nhu cầu đòi hỏi công bằng lịch sử, với hoà giải, đối thoại của Ba Lan.

Với sự thẳng thắn đanh thép đi đôi với nét hóm hỉnh thường trực và sự tích cực như một con thoi, Bộ trưởng bộ Ngoại giao

đầu tiên của Ba Lan dân chủ đã chịu trách nhiệm giải toả những khúc mắc lớn nhất do lịch sử để lại, nhờ các công cụ là đối

thoại, viết lách và giao lưu.

Ông từng nói rằng: "Nếu giữa chúng ta cái gì cũng khác biệt, thì đối thoại là vô nghĩa”.

Nhưng ông cũng nói rằng "Đối thoại trở nên khả tín khi chúng ta thể hiện đúng con người của mình, bởi người đối diện cảm

nhận được chúng ta trình bày con người mình hay trình bày chiến thuật. Dĩ nhiên chiến thuật rất quan trọng, nhưng không

được để chiến thuật trà đạp sự việc hoặc trà đạp lên thiện chí."

Tờ "Sueddeutsche Zeitung" gọi W.Bartoszewski là "nhà ngoại giao điêu luyện mở đường cho hoà hợp Đức và Ba Lan".

Được trao huân chương 'Những người công minh thế giới' vì đã mạo hiểm cứu người Do Thái những năm Đức Quốc đô hộ,

ông dùng vị thế của mình để làm trung gian hoà giải giữa Berlin và Jerusalem qua những bài viết, bài giảng, chuyện trò với giới

trẻ và chính giới.

Ba Lan vừa mất đi một vị anh hùng cả trong thời chiến lẫn thời bình.

Suốt cuộc đời mình, vị giáo sư đáng kính Władysław Bartoszewski luôn hoặc là nạn nhân của những điều tồi tệ nhất, hoặc giải

quyết hậu quả do những điều tồi tệ ấy gây ra.

Ông đã nói thế này: "Cũng giống như việc chúng ta ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma, tặng ông Nobel Hoà Bình - đó là ủng hộ một cách

tượng trưng. Nguyên do của sự khốn cùng mới là quan trọng, mà nguyên do đó vẫn còn. "

"Khi nói "tôi là người Ba Lan” - chả có gì đặc biệt.Thế nên tôi nói tôi là người Ba Lan đang đặc biệt quan tâm tới người khác…

Bởi kể cả tôi, một người Công giáo, cũng đã từng khốn khó và khi tôi khốn khó, tôi chỉ mong sao được người khác quan tâm."

Các giá trị nhân bản
UserPostedImage
Giáo sư Bartoszewski từng bị chính quyền cộng sản Ba Lan bắt giam thời kỳ Thiết Quân luật

Ông đã quan tâm tới hoàn cảnh éo le của một người Việt sinh sống trên đất nước của ông.

Giáo sư Władysław Bartoszewski cùng vợ ông, bà Zofia, đã gởi thư tới Tổng thống Ba Lan hồi năm 2011 yêu cầu trao quốc

tịch Cộng Hoà Ba Lan cho tôi khi đó bị sứ quán Việt Nam từ chối cấp hộ chiếu làm công dân nước Việt.

Cho tới ngày cuối của cuộc đời mình, ông còn trả lời phỏng vấn báo giới trước khi bất ngờ bị đưa đi cấp cứu và qua đời trong

bệnh viện.

Władysław Bartoszewski là đại diện tiêu biểu của đội ngũ trí thức Công giáo Ba Lan, được hưởng nền giáo dục của thế hệ tiền

chiến.

Ông đặc biệt nguyên tắc và không nhân nhượng khi bảo vệ các giá trị nhân bản.

Cùng lúc, ông luôn thiện chí và sẵn sàng đối diện với những khúc mắc nan giải trong ngoại giao.

Ông từng nói: "Tôi rất yêu đồng bào của tôi dẫu đôi khi họ làm tôi phát khùng."

Đáp lại tình yêu của ông với Ba Lan, từ dân thường tới các chính trị gia đều coi quan điểm của ông là gần gũi và chuẩn mực.

Tang lễ cho giáo sư Władysław Bartoszewski được cử hành 04/05, với nghi thức quốc gia cùng sự có mặt của đông đảo dân

chúng và quan khách quốc tế.

Ông an nghỉ tại nghĩa trang Powązki tại trục đường chính tọa lạc mộ phần của những nhân vật có cống hiến phi thường cho Tổ

quốc.

Đối với những ai còn băn khoăn về các giá trị như Tự do, Yêu nước, Trách nhiệm thì kho tàng sáng tác, xã luận, thuyết giảng

của ông, cũng như kinh nghiệm tranh đấu của ông là địa chỉ cần tìm tới.


Tôn Vân Anh gửi đến BBC từ Warsaw
________________
Tôn Vân Anh, một nhà vận động dân chủ cho Việt Nam từ Waraw, Ba Lan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.