logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/05/2015 lúc 05:49:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào cuối tháng Tư vừa qua, trong và ngoài nước xuất hiện một số bài báo đề cập đến vấn đề hòa giải quốc cộng sau khi

chiến tranh đã kết thúc 40 năm. Chuyện nầy chẳng có gì mới mẻ, cũng đã từng diễn ra năm 1945. Vì vậy, xin hãy cùng nhau

ôn lại chuyện hòa giải quốc cộng 70 năm trước để rút kinh nghiệm cho tương lai.


Cách đây 70 năm, mặt trận Việt Minh (VM) thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) cướp được chính quyền. (Nhóm chữ

“cướp chính quyền” là chữ do cộng sản đưa ra.) Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng CSĐD, tuyên bố độc lập và ra

mắt chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Gần 10 ngày sau, Trung ương đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày

11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM và một mình thực hiện cách

mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc

quyền VM, mà VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước; nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.


Dầu Hồ Chí Minh, VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) quyết ra tay nhanh chóng để tạo ra tình trạng chính trị đã rồi,

nhưng các cường quốc không thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh và vẫn thi hành giải pháp do tối hậu thư Potsdam đưa ra ngày

26-7-1945, theo đó việc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương ở bắc vĩ tuyến 16 do quân đội Trung Hoa (Quốc Dân Đảng)

phụ trách và ở nam vĩ tuyến 16 do quân Anh phụ trách. Giải pháp nầy không đề cập đến việc sau khi quân đội Nhật bị giải giới,

ai sẽ cai trị Đông Dương, tạo ra một khoảng trống chính trị và hành chánh ở Đông Dương.


Việt Minh Cộng sản gặp khó khăn


Khoảng 200,000 quân Trung Hoa do các tướng Lư Hán và Tiêu Văn lãnh đạo tiến vào Hà Nội từ giữa tháng 9-1945. Cũng

trong thời gian nầy, quân Anh đến Sài Gòn do tướng Douglas Gracey chỉ huy. Nhờ sự giúp đỡ của người Anh, vào đầu tháng

10-1945, quân Pháp do tướng Leclerc cầm đầu đổ bộ khá đông ở Nam Kỳ và uy hiếp các lực lượng VM.


Tại miền Nam, VM rất lúng túng trước việc quân Pháp càng ngày càng mở rộng vùng kiểm soát, dồn VM vào thế co cụm và lẫn

tránh vào các vùng bưng biền. Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và mặt trận VM cũng khó khăn không kém, gặp ba áp lực cùng một

lúc. Đó là: 1) Theo tối hậu thư Potsdam, 200,000 quân Trung Hoa vào Việt Nam giữa tháng 9-1945. 2) Các lãnh tụ Việt Nam

Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) từ Trung Hoa trở về Việt Nam sau thế chiến

thứ hai, quyết liệt chống đối Hồ Chí Minh và mặt trận VM. 3) Sau khi tái chiếm miền Nam, người Pháp tiến quân từ nam ra bắc,

dự tính tái chiếm toàn bộ Đông Dương. Lúc đó, VM chỉ có khoảng từ 2,000 đến 5,000 đảng viên cộng sản. (Philippe

Devillers, sđd. tr. 182.)


Khi mới nổi lên cướp chính quyền, Hồ Chí Minh và VM cộng sản đã giết nhiều người không theo VM như đảng viên các đảng

phái ở Hà Nội, nhóm bảo hoàng ở Huế, nhóm Đệ tứ quốc tế ở Sài Gòn… Nay vì khó khăn mới, Hồ Chí Minh và VM thực hiện

một kế hoạch hai mặt. Bề ngoài, VM tỏ ra hòa hoãn, nói chuyện với tất cả các phe phái, kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết và

liên hiệp để cùng nhau chống ngoại xâm. Bề trong, VM thực hiện các cuộc khủng bố ngầm, thủ tiêu lẻ tẻ những địch thủ chính

trị và đe dọa những ai không theo VM.


Khi cùng với Tiêu Văn, từ Quảng Châu về Việt Nam, Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Cách, liên lạc và hội họp với Jean Sainteny,

đại diện Pháp ở Bắc Kỳ ngày 12-10 và 15-10-1945 tại Hà Nội, để thảo luận về tương lai chính trị Bắc Kỳ. Thấy thế, ngày

23-10-1945, Hồ Chí Minh liền mời Nguyễn Hải Thần họp tay đôi giữa hai bên, và ký thỏa thuận hợp tác giữa VM và Việt Cách.


Để gây lòng tin nơi các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, nhất là các tướng lãnh Trung Hoa Quốc Dân Đảng đang có mặt ở

Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư

[Mác-xít] do Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) làm tổng thư ký. Tuy vậy, theo lời Hồ Chí Minh “dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn

lãnh đạo chính quyền và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, [tập 6], xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia,

2000, tr. 161.)


Trong khi đó, ngày 6-11-1945, Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ VNQDĐ về lại Hà Nội. Ngày 8-11-1945 Nguyễn Hải Thần đòi thành lập

một chính phủ liên hiệp. Đòi hỏi nầy phù hợp với ý muốn của các tướng lãnh Trung Hoa vì trước khi Lư Hán qua Việt Nam,

Hoa Kỳ gây ảnh hưởng để Tưởng Giới Thạch bắt tay với Mao Trạch Đông. (T.E. Vadney, The World Since 1945, London:

Penguin Books, 1987, tr. 121.) Ngày 14-8-1945, chính phủ Tưởng Giới Thạch ký hiệp ước thân hữu với Liên Xô. (Trevor N.

Dupuy, Curt Johnson và David L. Bongard, The Harper Encyclopedia of Military History, New York: HarperCollins, 1993, tr.

1423.) Do đó, chính phủ và các tướng lãnh Trung Hoa, vừa ủng hộ các nhà lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, vừa

muốn Việt Nam theo công thức quốc cộng liên hiệp như Trung Hoa, nên họ áp lực cả hai phía ngồi lại với nhau. Các tướng

lãnh Trung Hoa còn muốn giải quyết cho xong vấn đề Việt Nam để rút quân về ứng phó với tình hình Trung Hoa.


Lúc đó, ở Việt Nam lãnh tụ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà trí thức yêu nước không phải là không biết về lai

lịch Hồ Chí Minh, và cũng không phải không có những nghi ngờ đối với VM cộng sản. Tuy nhiên, các đảng phái quốc gia ở thế

chẳng đặng đừng, phải gia nhập chính phủ liên hiệp, vì đã chậm chân để cho VM chiếm được chính quyền trước; nay muốn

tranh đấu giành lại chính quyền khỏi tay VM, thì phải chấp nhận ngồi lại tranh đấu chính trị.


Chính Phủ liên hiệp


Ngày 23-12-1945, đại diện của VM, Việt Cách và VNQDĐ cùng họp tại số 40 đại lộ Gia Long (Hà Nội), dưới sự chủ tọa của

tướng Tiêu Văn, ký thỏa thuận gọi là HỢP TÁC TINH THÀNH, gồm 18 điểm, đại khái là: Từ ngày 1-1-1946, một chính phủ liên

hiệp sẽ được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Nội các gồm VM (2 ghế), Việt Cách

(2 ghế), QDĐ (2 ghế), Dân Chủ (2 ghế), độc lập (2 ghế). Quốc hội sẽ được tổ chức bầu cử ngày 6-1-1946. QDĐ giữ 50 ghế,

Việt Cách 20 ghế. Các đảng cam kết không gây hấn với nhau. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa:

1996, tr. 293.)


Ngày 26-12-1945, báo chí Hà Nội đăng thông cáo chung của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, nguyên văn

như sau:


Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Đảng và

Cách mệnh Đồng Minh Hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây:


1. Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành, cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những

vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.


2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử, quốc hội và kháng chiến.


3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và bằng hành động.


Ký tên: Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. (Chính Đạo, sđd. tr. 294.)


Từ đó, CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP ra đời tại Hà Nội ngày 1-1-1946, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ tịch,

với đa số đảng viên cộng sản, thân cộng sản (cộng sản trá hình) và một số đảng viên các đảng phái khác làm bộ trưởng. Đồng

thời một Hội đồng Quốc phòng được lập ra do Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch và Vũ Hồng Khanh giữ chức phó chủ tịch. (Đây là

chính phủ liên hiệp quốc cộng đầu tiên sau năm 1945.)


Theo thỏa thuận “hợp tác tinh thành”, cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức ngày 6-1-1946 trên toàn quốc,

gồm tổng cộng 333 ghế. Hồ Chí Minh đắc cử ở Hà Nội. Cựu hoàng Bảo Đại không ký đơn ứng cử, mà vẫn đắc cử ở Thanh

Hóa. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 222.)


Tuy quốc hội lập hiến đã được bầu xong, nhưng các đảng phái không cộng sản tiếp tục phản đối mạnh, vì trong cuộc bầu cử

nầy, số người đắc cử không ngoài các lãnh tụ VM, những người thân VM, hoặc những người do VM chọn, như trường hợp

cựu hoàng Bảo Đại. Lúc đó, VM buộc phải mở rộng quốc hội, thêm 70 đại biểu cho Việt Cách và QDĐ từ nước ngoài trở về,

không thông qua bầu cử, như đã quy định trong cuộc họp ngày 23-12-1945. Như thế, tổng số đại biểu lên đến 403 người.


Sau đây là lời sử gia Trần Trọng Kim mô tả cuộc bầu cử: “Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ

để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết

thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu

cho ai? Người nào vô ý bầu cho một người nào khác, thì họ quát lên; “Sao không bầu cho những người này? Có phải phản đối

không?” Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy.” Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên

những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió

bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 103.)


Quốc hội lập hiến họp kỳ thứ nhứt ngày 2-3-1946, cử ra CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP KHÁNG CHIẾN, do cựu hoàng Bảo Đại, nay

là công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao, và các chức vụ quan trọng là Hồ Chí Minh (chủ tịch), Nguyễn Hải Thần (phó chủ

tịch), Huỳnh Thúc Kháng (bộ trưởng Nội vụ), Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng Ngoại giao), Phan Anh (bộ trưởng Quốc phòng).

Đa số còn lại là bộ trưởng VM (cộng sản) và một số ít các đảng phái khác. Quân sự ủy viên hội vẫn là hai nhân vật chính là Võ

Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh. (Đây là chính phủ liên hiệp quốc cộng lần thứ hai sau 1945.)


Sử gia Trần Trọng Kim kể về hoạt động của chính phủ liên hiệp: “Khi tôi còn ở Hà Nội, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức bộ

trưởng bộ nội vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi: “Cụ nay đứng đầu một bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là

bận việc lắm”. Cụ Huỳnh nói: “Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì

họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi”. Những khi có hội đồng chính phủ thì bàn định những gì? “Cũng chưa

thấy có việc gì, thường thì họ đem những việc họ đã làm, rồi nói cho chúng tôi biết”. Xem như thế thì các ông bộ trưởng chỉ

đứng để làm vị mà thôi, chứ không có quyết định gì cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng: “Khi ông nhận chức bộ

trưởng bộ ngoại giao, ông thấy có việc gì quan trọng lắm không?” Ông trả lời: “Tất cả giấy má trong bộ ngoại giao của cụ Hồ

giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người sĩ quan Tàu nhờ tìm cho mấy cái nhà, và tìm cái ví đựng tiền bị kẻ cắp

lấy mất”. Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rõ việc các ông bộ trưởng không có gì. Tôi đem câu chuyện đó

nói ra đây để chứng thực là các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyền trong chính phủ lúc ấy là ở

mấy người như ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd.

tr. 110.)


Cần chú ý là lúc đó VM đang gặp khó khăn: Khoảng 200,000 quân QDĐ Trung Hoa chưa về nước sau lễ đầu hàng của quân

đội Nhật ngày 28-9-1945. Quân đội Pháp chiếm được toàn bộ Nam Kỳ đang từ Nam Kỳ tiến ra Trung Kỳ và đe dọa Bắc Kỳ. Vì

vậy, Hồ Chí Minh và VM mới nhượng bộ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, tổ chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp,

để tạm ổn việc nội bộ nhằm rảnh tay giải quyết công việc ngoại giao.


Kết quả


Nhờ kế hoạch “hợp tác tinh thành” và liên hiệp với các đảng phái đối lập, Hồ Chí Minh và VM tạm ổn định tình hình nội bộ, quay

qua vận động ngoại giao, ký với đại diện Pháp thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, rồi Tạm ước (Modus Vivendi) ngày

14-9-1946 tại Paris, hợp thức hóa việc Pháp trở lại Đông Dương và tái thiết lập lại toàn bộ các cơ sở Pháp tại Việt Nam.


Trong khi tạm ổn về ngoại giao, VM quay qua tấn công các thành phần đối lập. Nguyễn Hải Thần âm thầm bỏ qua Trung Hoa.

(Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 4, Paris: Nxb. Nam Á, 2002, tr. 2092.) Huỳnh Thúc Kháng được cử lên thay làm phó

chủ tịch nước.


Hồ Chí Minh qua Pháp theo phái đoàn tham dự Hội nghị Fontainebleau, rời Hà Nội ngày 31-5-1946. Hồ Chí Minh cử Huỳnh

Thúc Kháng làm quyền chủ tịch nước. Nhân cơ hội Hồ Chí Minh đang còn ở Pháp, tức không có mặt ở Việt Nam, VM cộng

sản mở cuộc đại khủng bố các thành phần đối lập nhằm chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh là kẻ ngoại phạm, không liên can trong

các vụ nầy.


Để có lý do tấn công VNQDĐ, Võ Nguyên Giáp, chủ tịch Quân sự ủy viên hội, lấy cớ rằng có tin mật báo đặc vụ QDĐ âm mưu

sẽ tấn công và ám sát các nhân viên chính phủ trong dịp tham dự lễ duyệt binh do Pháp tổ chức tại Hà Nội nhân ngày quốc

khánh Pháp (14-7-1946), nên ngày 13-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho người lục soát trụ sở của VNQDĐ ở số 9 phố (đường)

Ôn Như Hầu ở Hà Nội.


Trụ sở nầy vốn của quân đội Nhật Bản giao lại cho quân đội Trung Hoa; rồi được chuyển cho QDĐ sử dụng. Quốc Dân Đảng

sử dụng số 9 phố Ôn Như Hầu làm trụ sở của ban Tuyên huấn Đệ thất khu Đảng bộ của VNQDĐ. Việt Minh dùng võ lực, bất

ngờ tràn vào nhà, bắt tất cả những đảng viên QDĐ có mặt hôm đó tại trụ sở, tịch thâu một số giấy tờ quan trọng, trong đó theo

lời VM, có “kế hoặc đảo chính” chính phủ Hồ Chí Minh. Việt Minh cho rằng đã tìm thấy trong khu vực nhà nầy một số xác

người, và lập biên bản kết tội QDĐ tổ chức "hắc điếm" để bắt cóc, giết người, tống tiền, cướp của. (Hoàng Văn Đào, Việt

Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tt. 322-324.) Tiếp tục tại Hà Nội, tối hôm 20-10-1946, công an xung phong

VM trang bị súng ống, tiến vào tòa soạn nhật báo Việt Nam, tại số 80 phố [đường] Quan Thánh (Grand Bouddha cũ), Hà Nội.

Nhật báo nầy do VNQDĐ lập ra vào cuối năm 1945, và do nhà văn Khái Hưng phụ trách. Sau khi lục soát toàn bộ khu nhà, phá

hoại máy móc, VM bắt khoảng 20 người có mặt trong tòa báo về ty công an ở đường Trần Hưng Đạo (Gambetta cũ).


Việt Minh lùng bắt đảng viên QDĐ và Việt Cách. Báo Cứu Quốc của VM ngày 1-11-1946 loan báo đã bắt hơn 300 người vào

ngày 29-10-1946, đa số bị đưa đi an trí. Đại đa số những người bị VM đưa đi an trí, nếu không trốn thoát, đều bị VM thủ tiêu

luôn, nhứt là khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946.


Trong khi đó, sau biến cố "Ôn Như Hầu" (13-7-1946), nhiều đảng viên QDĐ lui vào hoạt động bí mật và nhất là rút lên các

chiến khu tiếp tục chiến đấu. Để tấn công QDĐ, Võ Nguyên Giáp dựa vào kết luận trong biên bản vụ Ôn Như Hầu do VM lập

ra, cho rằng QDĐ tổ chức "hắc điếm", để ra lệnh cho Vệ quốc đoàn VM tổng tấn công bảy chiến khu của QDĐ trên toàn quốc.


Trong các vụ tấn công QDĐ, nghiêm trọng nhứt là vụ "Cầu Chiêm Sơn" ở Quảng Nam vào cuối tháng 7-1946. Chiêm Sơn ở

xã Phú Tân (nay là xã Điện Quang, Gò Nổi), huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tàu hỏa chạy từ Đà Nẵng vào nam, qua cầu Kỳ

Lam, vào cù lao Gò Nổi (tên chữ là Phù Kỳ, ở Điện Bàn), và rời Gò Nổi bằng cầu Chiêm Sơn, đi qua Trà Kiệu. Vào cuối tháng

7-1946, nhân một chuyến xe lửa chuyên chở võ khí vào nam, ngang qua cầu Chiêm Sơn, đoàn xe dừng lại vì có lửa đốt báo

động nguy hiểm. Theo lời khai của tài xế lái tàu, ông ta phát hiện rằng có kẻ tháo bù-lon để làm sập cầu Chiêm Sơn (?). Việt

Minh hô lên rằng QDĐ chủ mưu việc nầy, liền bắt Phan Bá Lân, bí thư kiêm phó chủ nhiệm tỉnh đảng bộ QDĐ Quảng Nam, và

một số lãnh tụ QDĐ địa phương như Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Phan Thiệp... Các ông bị tra tấn tàn bạo, nhưng chẳng có ai chịu

nhận tội.


Tiếp đó, VM ra lệnh khủng bố, lùng bắt và thủ tiêu đảng viên QDĐ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định, nhất là

những tổ chức cơ sở QDĐ ở các huyện. Trong vụ nầy, QDĐ Quảng Nam bị thiệt hại nặng nhất. Việt Minh bắt đảng viên QDĐ

bỏ vào bao bố, rồi thả trôi sông. Lúc đó, người dân đi qua cầu Câu Lâu (trên sông Thu Bồn) ở Điện Bàn, thấy nhiều bao bố nổi

lềnh bềnh trên mặt nước.


Khi chiến tranh Việt Minh với Pháp bùng nổ tối 19-12-1945, VM lại lợi dụng tình trạng chiến tranh, tiếp tục tiêu diệt những thành

phần đối lập như Trương Tử Anh, Lý Đông A, nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Dư. Tại Nam Kỳ, VM bắt và đem đi mất tích

ngày 16-4-1947 một nhân vật quan trọng là Đức Huỳnh Phú Sổ, người khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo.


Từ khi nắm quyền, với chủ trương “giết tiềm lực”, VM không phải chỉ giết hại những thành phần nổi tiếng ở thành phố, mà VM

còn giết hại, thủ tiêu những người bất đồng chánh kiến ở tất cả các cấp, xuống tận các làng xã và vùng rừng núi xa xôi. Bất cứ

ai, lỡ phát biểu một ý kiến bất đồng nhỏ, cũng bị giết. Tất cả đã gây nên tình trạng khủng bố rùng rợn chung trên toàn quốc

trong giai đoạn nầy.


Kết luận


Những diễn tiến trong cuộc hòa giải và liên hiệp năm 1945 cho thấy các điểm sau đây: 1) Khi gặp thời, thế lực mạnh mẽ, thì

CS độc quyền chính trị, độc quyền cai trị đất nước. (Nghị quyết ngày 11-9-1945 của Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội.) 2)

Khi yếu thế, gặp trở ngại, khó khăn, CS kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết, hòa giải, liên hiệp với các đảng phái theo chủ nghĩa

dân tộc, thậm chí còn giả vờ giải tán đảng CSĐD. (Hợp tác tinh thành và chính phủ liên hiệp.) 3) Sau khi hòa giải, liên hiệp để

thoát khỏi hoạn nạn, nắm được quyền lực, thì CS quay lại độc quyền chính trị, thẳng tay tiêu diệt tất cả những ai bất đồng

chính kiến, kể cả những người đã từng hòa hợp hòa giải với cộng sản. (Vụ án Ôn Như Hầu, vụ cầu Chiêm Sơn, các vụ thủ tiêu

trên toàn quốc.) Như thế rõ ràng KINH NGHIỆM LỊCH SỬ NĂM 1945 CHO THẤY HÒA GIẢI VÀ LIÊN HIỆP VỚI CỘNG SẢN

LÀ TỰ SÁT.


Vậy ngày nay, người Việt nghĩ sao về chuyện hòa giải hòa hợp lần nữa với cộng sản Việt Nam trong khi điều 4 Hiến pháp năm

1992 vẫn còn đó và chi phối toàn bộ sinh hoạt trong nước?


Toronto, 12/05/2015

Trần Gia Phụng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.399 giây.