logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/05/2015 lúc 08:24:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,319

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cuộc gặp gỡ của nhóm Văn đoàn Độc lập Việt Nam tại Sài Gòn hồi tháng 1 năm 2014. Courtesy FB Phạm Đình Trọng

Vụ gạch tên chín nhà văn và vụ việc hai mươi nhà văn rời bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) đã và sẽ còn được bàn đến. Cũng như vụ Nhã Thuyên, nó đã bước chân vào lịch sử văn học, cái nền văn học buồn thảm của Việt Nam thời kỳ này.

Dĩ nhiên, như mọi người, tôi cũng quan sát và cũng quan tâm tới câu chuyện này. Ở bài này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của vụ việc. Tôi đặt câu hỏi về những người đã cầm bút để gạch tên chín nhà văn, không cho họ đi dự đại hội nhà văn toàn quốc.

Tôi băn khoăn không biết những ai đã ngoan ngoãn vâng lời Hữu Thỉnh, cầm bút lên mà gạch tên các đồng nghiệp đáng kính của họ. Trong đầu tôi hiện lên vài gương mặt nhà văn của Tp HCM mà tôi từng gặp. Những gương mặt còn trẻ, những gương mặt đứng tuổi và những gương mặt không còn trẻ…

Chả nhẽ lại là những người đó ư?
Ở cái giây phút gạch bút lên tên chín đồng nghiệp, trong đầu họ diễn ra những gì? Trong lòng họ diễn ra những gì?

Họ còn có thể tự nhận mình là nhà văn sau khi đã thực hiện cái màn trung cổ ấy ngay giữa thế kỷ XXI này ư?
UserPostedImage
Đại hội VIII Hội Nhà văn Việt Nam

Nhà văn Việt Nam là như vậy ư?

Nỗi nhục nhã mang tên nhà văn thì đúng hơn.
Đối với tôi, những ai đã cầm bút để gạch tên đồng nghiệp của mình vào ngày hôm đó không bao giờ đáng được gọi là nhà văn. Họ có thể có sách được giải thưởng, được dịch ra tiếng nước ngoài, được tung hô trên các diễn đàn. Riêng đối với tôi, họ không phải là nhà văn. Dĩ nhiên, tôi cũng chỉ là cái đinh rỉ đối với họ. Nhưng trong quan niệm của cái đinh rỉ này, họ là những kẻ đã bán đứng văn chương cho quyền lực và lợi lộc. Họ là những tội đồ của văn chương.

Tôi cũng đồng ý với nhà thơ Dư Thị Hoàn khi bà gọi HNVVN là cái “SỌT RÁC”, dù rằng gọi nó là cái sọt rác thì theo tôi vẫn còn là quá nhẹ.

HNVVN là cái sọt rác thì những kẻ ngồi trong sọt rác sẽ là cái gì ? Là những bịch rác.

Tất cả những người cầm bút, sau sự kiện này còn ngồi lại trong HNVVN, đối với tôi, sẽ là những bịch rác. Dĩ nhiên, tôi biết, trong mắt họ, tôi cũng chỉ là cái đinh rỉ.

Nhưng trong đầu cái đinh rỉ này, tất cả những ai còn khom lưng dưới trướng Hữu Thỉnh và kẻ kế nhiệm Hữu Thỉnh, sẽ là những bịch rác.

Cho dù đó là những nhà văn đã có những thành tựu đáng kể. Bảo Ninh chẳng hạn, Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn. Nếu họ còn ở lại được trong HNVVN sau một vụ việc như vậy, đối với tôi, họ không còn là nhà văn.

Tôi đã từng rất yêu tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, đã từng viết bài phân tích về tác phẩm này, và sẽ còn yêu mến nó, sẽ không bao giờ thôi yêu mến nó. Nhưng tôi sẽ rất rõ ràng: Bảo Ninh của “Nỗi buồn chiến tranh” là Bảo Ninh nhà văn. Còn nếu Bảo Ninh, sau vụ này vẫn bám vào HNVVN, thì Bảo Ninh của ngày hôm nay sẽ là một bịch rác, được đựng trong cái sọt rác do nhà thơ Dư Thị Hoàn định nghĩa. Tôi chỉ thừa nhận Bảo Ninh là nhà văn, khi ông làm được cái việc tối thiểu là từ bỏ cái Hội đốn mạt đó. Đối với những người khác cũng vậy.

Tôi biết, tôi chỉ là cái đinh rỉ trong mắt giới văn nghệ nước nhà. Nhưng một cái đinh rỉ cũng có quyền phán xét của nó.

Paris, ngày 14/5/2015

Nguyễn Thị Từ Huy (RFA)

Sửa bởi người viết 16/05/2015 lúc 08:25:53(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.