logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/05/2015 lúc 10:07:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền yêu cầu ông Tổng Thư Ký LHQ can thiệp cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cần phải áp lực chính quyền Việt Nam về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam nhân chuyến viếng thăm sắp tới. Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (Fédération Internationale des Ligues des Droits de l’Homme) tuyên bố như thế hôm nay. Theo lời mời của Chủ tịch Trương Tấn Sang, Tổng Thư ký Ban Ki-moon sẽ viếng thăm Việt Nam trong hai ngày 22 – 23-5-2015.


“Tổng Thư Ký LHQ cần sử sụng uy tín tinh thần của mình để yêu sách Hà Nội khẩn cấp đặt vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị”, ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, lên tiếng như thế.


Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đặc biệt quan tâm trước những hành xử của công an đánh đập, sách nhiễu và đe doạ những người hoạt động trong các xã hội dân sự, các nhà bloggers, và bảo vệ nhân quyền.


Trong mấy tháng qua, những công an thường phục cùng bọn côn đồ được thuê mướn đã tấn công thường xuyên những người nói trên tại các đường phố Hà Nội và Saigon. Ngày 19-5, công an thường phục đã đánh đập blogger Đinh Quang Tuyến tại Saigon sau khi ông viết trên Facebook tố cáo các hành vi bạo lực đối với Nguyễn Chí Tuyến, Trần Thị Nga, Trịnh Anh Tuấn, Trương Minh Đức. Ngày 11-5, ông Nguyễn Chí Tuyến bị đánh bằng thanh sắc gần nhà ở Hà Nội, sau khi tham dự cuộc biểu tình chống việc đốn cây cổ thụ tại thủ đô.


Nhà cầm quyền vẫn tiếp diễn sách nhiễu các bloggers và các nhà hoạt động nhân quyền. Ngày 18-5, học giả Nguyễn Huệ Chi bị thu hồi hộ chiếu tại phi trường Tân Sơn Nhất không cho xuất cảnh thăm con gái ở Hoa Kỳ. Học giả Nguyễn Huệ Chi là một trong ba người thành lập Trang nhà nổi tiếng Bauxite Viet Nam thường phê phán các chính sách sai lầm của Việt Nam. Cùng ngày, cảnh sát biên giới ở phi trường Hà Nội cũng bắt giữ blogger Mai Xuân Dũng từ Singapore trở về sau khi tham dự cưộc hội thảo về truyền thông.


Rất đông những nhà hoạt động bị giam cầm dưới các điều luật mơ hồ trong bộ Luật Hình sự về “an ninh quốc gia”, như điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN), và điều 258 (lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lơi ích Nhà nước), hiện đang sống trong tình trạng giam cầm khắc nghiệt. Ông Nguyễn Kim Nhàn, 66 tuổi, bị án tù 5 năm rưởi, giam tại Trại số 6 ở Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, không được quyền tiếp vợ đến thăm nuôi từ tháng 9-2013. Nhà hoạt động Phạm Minh Vũ, bị kết án 18 tháng tù hồi tháng 2-2015 vì chụp hình các cuộc biểu tình chống Trung Cộng, bị giam giữ chung với tù thường phạm ở Trại Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, nơi ông thường xuyên bị đánh đập.


Tự do Tôn giáo cũng bị hăm doạ nghiêm trọng thông qua Dự thảo Luật tôn giáo và tín ngưỡng, áp đặt sự kiểm soát các sinh hoạt của các cộng đồng tôn giáo ngày càng hà khắc. Sinh hoạt tôn giáo của các cộng đồng không được chính quyền thừa nhận, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bằng những điều luật ngăn cấm những gì bị xem là “Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, niềm tin của tín đồ các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận”, (Điều 6 của Dự thảo Luật tôn giáo lần thứ 4).


Bản Dự thảo Luật tôn giáo và tín ngưỡng lần thứ tư này đang gây bất mãn và chống đối rộng lớn của các cộng đồng tôn giáo.


“Thay vì bảo vệ tự do tôn giáo và tín ngưỡng, sắc luật được đề xuất khoá miệng và tay chân các cộng đồng tôn giáo độc lập, một sự vi phạm thô bạo các nghĩa vụ của Việt Nam chiếu theo điều 18 của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhận xét.


Đàn áp các cộng đồng tôn giáo không được Nhà nước thừa nhận ngày càng mạnh mẽ. Từ năm 2003, Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Ngài đã trải qua các loại nhà tù khác nhau suốt ba thập niên qua. Hàng chục chức sắc thuộc các tôn giáo như Hoà Hảo, Cao Đài, người Hmong Thiên chúa giáo, Tin Lành, Công giáo và Phật giáo Khmers Krom còn bị giam tù vì lý do biểu tỏ ôn hoà đức tin họ.


Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi ông Tổng Thư Ký LHQ hãy can thiệp trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam, huỷ bỏ tất cả các điều luật trái chống với nghĩa vụ quốc tế cũng như mọi cản trở tự do tôn giáo và tín ngưỡng.


Paris, Ngày 21.5.2015

(Quê Mẹ dịch theo bản Anh và Pháp)

Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam & Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax: Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail: queme.democracy@gmail.com
Web: http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.