logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/05/2015 lúc 09:03:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sách ngôn tình Trung Quốc tràn ngập các quầy bán sách báo

Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách

được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc.

Tràn ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái

trong đời sống…Chỉ cần nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng mình lấy nhau đi”,

“Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”, “Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”,

“Cưng chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã

cuồng dã”, “Hoa tình đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng sói”, “Yêu phải đại ma vương”,

“Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù” v.v…

Báo chí dư luận từng phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo trước hiện tượng tiểu thuyết ngôn tình tràn ngập như “cơn bão” trong

đời sống văn hóa đọc của giới trẻ VN: “Loạn sách ngôn tình” (Người Lao Động), “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Rác hay

không rác?” (An ninh thế giới), “Sách ngôn tình Trung Quốc đang đầu độc giới trẻ VN” (Một thế giới), “Dính độc” vì...truyện

ngôn tình Trung Quốc” (Đời sống và Pháp luật)…
Tại sao thể loại ngôn tình của Trung Quốc dù từ câu chuyện đến văn phong, ngôn ngữ không hề được những người có hiểu

biết cho tới giới nhà văn, giới phê bình văn học đánh giá cao, lại bán chạy, được đọc nhiều trong giới trẻ VN?

Có lẽ, thứ nhất vì dễ đọc, khỏi phải suy nghĩ động não gì cho mệt, lại có những yếu tố lôi cuốn, kích thích trì tò mò của một bộ

phận giới trẻ VN vốn dễ tính trong chọn sách như sự lãng mạn trong tình yêu hay những hành vi tình dục, tình yêu đồng giới,

những yếu tố ma quái… vừa kể trên.
Nhưng cái lý do sâu xa, đáng buồn hơn là do trình độ thưởng thức văn học còn kém của phần lớn giới trẻ VN bây giờ. Và điều

đó trước hết là hậu quả của giáo dục. Suốt từ những năm tiểu học, trung học, giáo dục VN đã làm cho học sinh chán, ghét và

sợ những môn khoa học xã hội nhân văn như Văn, Sử, Địa…

Lấy ví dụ môn Văn, ở bậc tiểu học, trung học, chương trình phần lớn là văn học cách mạng thời chống Pháp chống Mỹ hay thời

kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc mang nặng tính chính trị, tính tuyên truyền, văn học nước ngoài được học rất ít, nhưng dù văn

học trong hay ngoài nước thường chỉ giới thiệu trích đoạn chứ không giới thiệu toàn bộ tác phẩm; dạy thì theo kiểu cô giáo

giảng rồi đọc cho học sinh chép từ chủ đề, nội dung tư tưởng, cách xây dựng nhân vật…, học sinh cứ vậy mà chép, học thuộc

lòng, khi làm bài kiểm tra hay bài thi nhiều khi chỉ chấm ý, viết đủ ý là đủ điểm. Chương trình, cách dạy, học và thi kiểu như vậy

thực sự đã giết chết lòng yêu văn học trong học sinh, khiến các em đâm ra chán học Văn, rồi sợ luôn văn học nói chung.

Kết quả là tình trạng năm nào số lượng học sinh chọn ban C (Văn, Sử, Địa) ở bậc trung học phổ thông cũng ít hơn hẳn các

ban khác cho tới tỷ lệ thí sinh chọn thi đại học các chuyên ngành Văn, Sử, Địa…luôn luôn thấp hơn nhiều lần so với các ngành

như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại thương, Ngoại ngữ…
Trong khi đó, học sinh ở các nước có nền giáo dục tốt, trẻ em được khuyến khích đọc sách từ bé, từ khi ở nhà trẻ, mẫu giáo,

cô giáo rồi cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày; ở bậc trung học, học sinh các nước nói tiếng Anh được giới thiệu, được

học bao nhiêu là tác giả Anh-Mỹ hay, từ William Shakespeare, Charles Dickens, Jane Austen, George Orwell, F. Scott

Fitzgerald, J. D. Salinger, Sylvia Plath, John Steinbeck…Tạo cho các em có một cái nền, một trình độ thưởng thức văn học

tốt. Không ít bạn trẻ từ đó đã say mê văn học và tự tìm đến với những tác giả lớn, thuộc loại không dễ đọc khác của thế giới

như Vladimir Nabokov, Fyodor Dostoyevsky, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, Virginia Woolf, Marcel Proust,

Albert Camus, Jean-Paul Sartre…

Còn ở VN, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ bây giờ biết và từng đọc những tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới? Mà nếu

có muốn đọc thì tìm đọc ở đâu, nếu như không biết ít nhất một ngoại ngữ? Sách dịch ở VN rất được chăng hay chớ, dịch

không theo hệ thống, không định hướng, vàng thì ít mà cám thì nhiều, và ngay một số những tác giả lớn nếu có dịch, cũng

không dịch đủ hết các tác phẩm. Được dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là sách Trung Quốc, trước kia thì tiểu thuyết võ hiệp, lịch sử,

bây giờ là tiểu thuyết ngôn tình.

Chưa kể, giá sách ở VN tính theo mức thu nhập trung bình của công nhân viên chức vẫn là đắt, nói gỉ đến học sinh, sinh viên.

Còn nếu mượn ở thư viện, chỉ có các thư viện lớn thuộc hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội, Sài Gòn là có mua, lưu trữ, và

cập nhật tương đối nhanh, đủ đầu sách văn học trong ngoài nước từng xuất bản; các tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì

vô cùng khan hiếm sách.

Ở các nước phát triển họ rất chú ý đến việc định hướng, cân đối khi dịch, xuất bản sách. Sách hạng ba, sách giải trí có nhưng

sách giá trị, sách văn học cổ điển vẫn có chỗ của nó, và vẫn có không ít người mua, người đọc. Trên các tờ báo lớn đều có

những mục điểm sách do những cây bút bình luận văn học uy tín viết giới thiệu để người đọc biết sách nào hay mà mua giữa

một rừng sách được xuất bản hàng ngày. Thư viện công có mặt ở khắp mọi thành phố lớn nhỏ, mênh mông sách, đĩa DVD,

CD…tha hồ mượn từ sách, phim, cho tới ballet, opera, các vở kịch, từ âm nhạc cổ điển phương Tây cho tới Jazz, Blues, Pop,

Rock…đủ loại, thuộc mọi quốc gia.

Giáo dục lạc hậu, sự mất cân đối trong xuất bản, dịch thuật, sự thiếu quan tâm nâng cao trình độ thị hiếu đọc sách cho giới trẻ

là câu trả lời vì sao những loại sách như tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ ở VN. Và vì thế mà những tác

giả như Diệp Lạc Vô Tâm, tác giả của những tiểu thuyết ngôn tình “Chờ em lớn nhé được không”, "Động phòng hoa chúc

cách vách", "Nụ hôn của sói"... khi đến Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4.2015 mới tạo thành cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ,

và trên hàng loạt trang hâm mộ (fan page) trên mạng xã hội Facebook, như báo chí phản ánh. Khán phòng đông nghẹt độc giả

là học sinh, sinh viên chen chúc mong được trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng…

Cũng có thể có người cho rằng chẳng việc gì phải “xoắn”, so với 1, 2 năm trước, sách ngôn tình Trung Quốc hiện nay cũng

đang giảm nhiệt, việc xuất bản ồ ạt quá nhiều, với những tựa sách, nội dung sách na ná nhau khiến người đọc bội thực, không

còn bị loại sách này hấp dẫn quá mức như trước. Rồi chính người đọc là giới trẻ sẽ nhàm chán. Cũng giống như phim truyền

hình nhiều tập Hàn Quốc mấy năm sau này đã giảm hẳn sức hút đối với khán giả VN so với thời kỳ đầu.

Có thể. Nhưng vấn đề là nếu không có sự cải cách trong giáo dục, không có những chính sách điều chỉnh trong xuất bản, dịch

thuật, những chiến lược lâu dài nhằm tạo thói quen đọc sách hay, sách giá trị từ khi tuổi còn rất trẻ, thì khi dòng sách ngôn tình

Trung Quốc có thoái trào, giới trẻ VN sẽ lại bập vào một loại sách giải trí, dễ dãi, lợi ít hại nhiều khác mà thôi.
22/5/2015
Theo Blog Song Chi (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.