logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/05/2015 lúc 07:09:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mấy hôm nay vùng tôi ở trời mù mịt như báo hiệu sẽ có những cơn mưa lớn. Thế nhưng đã qua mấy ngày chờ đợi, những hạt mưa cũng không hề thấy xuất hiện. Đã bảo Cali thiếu nước nên thôi thì nghỉ tưới chờ mưa. Và thế mấy cây trong vườn mỏi mòn chờ nước. Hôm nay cũng vậy. Trời thấp, mây mù bao phủ, gió thổi từng hồi. Tôi tính bước ra sân sau tưới cho mấy bụi rau thơm và cây nhãn mới trồng. Nhưng gió lạnh đánh bạt tôi trở lại.
Lại thương mấy chậu rau, tôi vào nhà lấy áo lạnh khoác vào mình rồi dợm bước ra ngoài. Vì vườn sau hẹp, nên không thể trồng rau đại trà, tôi trồng vào từng cái chậu. Những rau húng quế, húng lủi, rau thơm, vấp cá, rau tía tô, mỗi anh nằm riêng ngó nhau khoe lá tươi, lá héo.
Tôi có thói quen rất thích ăn rau. Món ăn nào có rau là tôi hay làm. Gì chớ bánh xèo thật giòn ăn chung với đủ loại rau trong vườn, bên ngoài là một lá xà lách hay cải bẹ xanh. Chấm nước mắm tỏi ớt chua chua, ngọt ngọt thì trời ơi, ăn no bao bụng.
Tôi cũng thích gỏi cuốn, nhất là những ngày ăn chay. Chỉ cần vài lát tàu hủ chiên, cuốn với rau chấm nước tương cay cay thì không hề nhớ tới cá thịt.
Tôi nhớ quá cái vườn rau ở căn nhà cũ. Đất sân sau rộng, con chó Lucy thuở mới tới nhà, còn trẻ con hay đào hay phá. Cho nên tôi phải làm một hàng rào lưới bao xung quanh. Trong đó tôi cũng trồng đủ thứ rau. Mùa này những cây đậu bắp đã bắt đầu có trái. Những trái đậu bắp thật non hái vô luộc, chấm với nước mắm cay thì ngon ơi là ngon. Mấy cây cà chua sai oằn những trái. Ông chồng tôi thích ăn cà vả chấm mắm ruốc. Bên này làm gì có cây vả. Cây vả chỉ thấy trồng ở Huế, Quảng Trị, và vài nơi ở miền Trung. Một giống cây khá hiếm hoi. Vì nghe đâu người ta tin dị đoan. Nhà nào trồng cây vả sẽ có nhiều chuyện bất lành... Thôi thì trồng cho ông chồng vài cây cà chua và cà pháo. Chà cái giống cà pháo mà tìm được thật khó. Thế mà cũng kiếm được một cây để thỉnh thoảng hái vài trái cà pháo, cà chua xanh, ra chợ mua một trái chuối Mễ cắt lát, ít rau thơm, làm một chén mắm ruốc thật cay, thật ngon là ông chồng tôi ăn luôn mấy chén cơm.
Tôi thì không thích cà pháo hay cà chua sống. Tôi thích ăn cà dái dê hay còn gọi là cà tím nướng, dầm nước mắm với hành tỏi phi, trộn một chút dầu mè. (Cái giống cà tím này người Mỹ gọi là eggplant bán hà rầm ở trong các tiệm bán cây trồng.) Cái mùi thơm của hành tỏi phi, cà tím nướng cháy cháy, vị béo béo của dầu mè thì ăn ngon phải biết.
Người Việt Nam mình đi đâu cũng đem theo cây sả sau vườn. Cây sả tiện dụng cho mọi việc. Này nhé, khi bạn cảm mạo, người lúc lạnh, lúc nóng, đầu nhức, mệt mỏi, khó chịu. Bạn hãy cắt lá sả, lá ổi, lá chanh, lá cam, rau tía tô, lá gừng nấu một nồi nước xông. Trùm mền lại, hít thật sâu mùi thơm quê hương đó, mồ hôi bạn tươm ra. Mà thật sự là hơi nước đọng lại trên cơ thể, kích thích lỗ chân lông nở làm ấm người. Tung mền ra, lau khô, mặc lại đồ ấm, uống một viên thuốc cảm. Bạn ăn một tô cháu hành gừng thật nóng. Xong bạn nằm nghỉ ngơi. Đừng suy nghĩ viển vông, đừng lo tiền nhà, tiền điện. Cứ nhắm mắt ngủ một giấc thật say. Tôi bảo đảm bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng.
Do đó dọc bên hàng rào phân ranh tôi trồng một hàng sả. Vào gần Tết, sả tới lúc phải nhổ nếu không sẽ đâm ra nhánh non để bắt đầu vụ tới, lúc đó sả chỉ là lá chứ không là củ. Tôi đào lên cả bụi, chặt sạch đem biếu cho bà con bào ra để dành trong tủ lạnh ăn từ từ. Nơi tôi tặng nhiều nhất là chùa. Các vị đạo hữu sẽ để dành nấu cà ri chay, đậu hủ ướp sả chiên và nhiều món khác để mời các đoàn hành hương đến chùa lạy Phật vào dịp Tết.
Để lại vài tép sả còn cả rễ, tôi lại đào đất và đặt nó xuống. Thế là có lại một hàng sả mới trồng. Nói vậy chứ tôi cũng thủ cẳng, để lại một bụi khá to phòng khi muốn ăn sả tươi thì cũng có ngoài vườn.
Thuở mới đến, ông chồng tôi còn khỏe mạnh. Chủ nhà cũ để lại một mớ cây gỗ nho nhỏ sau vườn. Chúng tôi cùng nhau làm một giàn bầu. Ôi chao giàn bầu trái sai ơi là sai. Trái cứ treo lủng lẳng dài thòng. Đó là giống bầu bông mà sau này hột giống tôi gửi cho các bạn trồng ở nhiều nơi, kể cả Canada. Thật ra không phải tự nó sai trái mà tôi mỗi sáng sớm đều ra thụ phấn cho nó. Khi thụ phấn đúng cách thì 90% trái sẽ đậu. Khi chàng tôi yếu, cái giàn bầu đã cũ và sập, tôi ươm hột và biến nó thành bầu đất, thả nó bò lang thang. Chà cũng sai trái chả thua ai. Nhưng chỉ tội là do nằm trên đất nên phần tiếp xúc với đất da nó không bóng láng đẹp như bầu giàn.
Con tôi cứ thỉnh thoảng ghé nhà lấy một ít đem biếu cho các bạn chung sở. Còn tôi, sáng cắt bầu, bỏ vào giỏ trước đạp xe đem đi cho. Đôi khi cắt bỏ bao đem lên khu chợ ABC biếu cho mấy bà má bán rau trước chợ. Có má tặng lại quyển báo gọi là cám ơn. Nhiều quá tôi cắt khúc muối làm bầu chua, cắt nhỏ phơi làm bầu khô. Các bạn có từng ăn canh chua bầu chưa? Rất ngon, vị chua thanh đạm. Vài lát cá, bầu muối chua xắt lát mỏng, rau ngò gai hay lá quế, vài lát ớt, nêm gia vị, sẽ là một món ăn thật tuyệt. Còn bầu khô có thể kho với cá hay thịt, sẽ dai dai, ngọt ngọt rất bắt cơm. Đó là những món ăn nhà quê, dân dã của những người dân miền Trung lão lụt quanh năm.
Khỏi nói đến rau, vì rau trồng không thiếu loại gì. Cứ lên xanh là cắt để ăn, để biếu. Bởi nếu không cắt thì nó sẽ già mất ngon. Hẹ chợ bán là loại hẹ lá to nhưng không thơm mấy, hẹ nhà trồng lá không lớn lắm nhưng rất thơm. Khi bị cảm, ho, nấu tô canh hẹ sẽ cảm thấy ấm lòng. Bây giờ người ta nghiên cứu, phân tích tất cả các loại rau, trái Việt Nam đều có vị thuốc, có khi thổi phồng lên nghe như thuốc tiên. Thì ra dân nhà nghèo sống bằng thảo dược. Tôi đôi lúc không tin như thế, nhưng cũng phải công nhận có những loại rau cỏ dân dã, nhưng có bài thuốc bổ ích cho con người. Như bạn ho nhiều thì cây rau tần dài lá có thể giúp được giảm ho. Hoặc cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội là một loại cây trị phỏng khá tốt. Nếu đôi mắt có ghèn hay bị nhặm mắt thì phần trong thân là sẽ là một bài thuốc đắp mắt khá tốt. Nhưng đừng bao giờ cho mũ hay chất nhờn vương vào mắt sẽ rất nguy hiểm.
Úy chà! tôi không biết gì về thuốc men đâu các bạn. Tôi hay "Xưa bày nay bắt chước" tôi thực hành rồi thấy cũng đúng nên ba hoa chít chòe vậy thôi. Xin đừng cười hay rượt tôi chạy vì tội chưa học y mà ra làm bác sĩ.
Ngày tôi mới tới căn nhà này vườn hoang chả có cây gì. Thế là máu nhà vườn nổi lên, tôi phóng nọc rồi mua cây về trồng. Thật ra cây cũng có trái ngon lành, nhưng giống không tốt mấy và cũng không biết cách đề phòng sâu bọ nên trái nhiều mà ăn chẳng bao nhiêu.
Thí dụ cây táo Fuji nhà tôi thì ngon, ngọt và thật giòn. Các cháu thì mê cây táo của của bà ngoại lắm. Cứ đòi mẹ ghé bà hái về ăn. Nhưng khốn nỗi trái từng chùm mà sâu cũng từng chùm. Mấy chú chim lại cứ chọn trái nào vừa chín bóng, ngon lành là tới mỗ. Rốt cuộc bà chủ vườn là tôi phải ăn của thừa của chim. Hái vào, cắt bỏ phần chim ăn. Những trái đó ngọt ơi là ngọt. Đành thôi, tôi lấy giấy báo bọc những trái ngon lành lại giành phần với chim. Mấy trái trên cao thì chịu, đành cho không biếu không lũ chim dễ thương tíu tít cả ngày.
Các bạn nghe tôi đừng bao giờ trồng cây táo tàu gần nhà. Tôi trồng một cây, xa tít tận hàng rào cuối vườn. Nhưng rễ nó bò tràn lan khắp nơi. Rễ tới đâu, nứt mầm lên cây tới đó. Những cây táo gai nho nhỏ rải rác khắp vườn. Đào chặt thật sâu, đứt rễ, nó lại lên không cách sao chận lại.
Tuy nhiên táo tàu vào mùa ra trái rất hấp dẫn, trái thật sai, ngon ngọt và giòn vô cùng. Táo chín nhiều và cao không hái hết, tôi dùng những tấm drap nối lại làm một cái lưới bao quanh cây rồi rung và đập cho trái rụng. Mỗi năm tôi đều phơi khô táo tàu. Cả ngày dang nắng với mấy mâm trái táo phơi khô. Bạn bè và những người quen thích lắm. Đó là một loại trái khô ăn để dễ ngủ. Họ bảo vậy và cứ tới mùa là tôi gửi đi để biếu. Táo tàu khô nấu chè, nấu kiểm, hầm đồ bổ... thật ngon.
Cũng cây táo này mà em trai tôi phải đi nhà thương cấp cứu, nứt cả xương sườn. Bởi đứng trên ghế cao để hái rồi ghế ngã thế là phải đi nhà thương. Nằm bệnh viện mấy ngày đau đớn vô cùng. Bây giờ mỗi khi trở trời vết thương cũ vẫn còn râm nhức. Tôi giận lắm, muốn chặt bỏ mà cũng tiếc. Muốn “trim” bớt nhánh, nhưng gai góc chằng chịt, đành chịu thua. Bây giờ tôi không còn ở nhà đó. Không biết chủ mới có thanh toán nó hay vẫn để nguyên.
Trong vườn còn có một cây chanh, trái nó to và mọng nước, đặt biệt khi còn non nó có hột, nhưng khi trái chín thì hột không còn, đôi khi chỉ có vài hột mà thôi. Cây chanh và trái chanh là tiện dụng nhất vào mùa hè. Tôi vắt ra, bỏ vào ngăn đá nhỏ. Khi cần uống chỉ thả viên chanh vào, cho đường, thêm nước là đã có một ly đá chanh đầy vitamine C. Nghe nói sau khi tôi đi, cây chanh đã chết. Thật là tội nghiệp. Cám ơn em chanh đã cho tôi biết bao nhiêu là trái. Tuy chua nhưng thật hữu ích cho đời sống.
Cây tôi thích nhất là hai cây ổi xá lị. Trái nó mới to và giòn làm sao. Nhất là những năm trái ít. Mỗi trái to gần bằng trái bưởi ổi. Tôi lấy giấy bao nó lại để dấu mấy chú chim. Khi hái vào nhà, xẻ một trái là một dĩa to. Mỗi khi cúng Phật vào ngày rằm hay mồng một. Cây trái trong vườn đơm một dĩa xum xuê. Nào ổi, nào táo, nào lê, nào hồng giòn, hồng mềm. Hoa trong vườn cũng cắt vào cắm vào bình. Hương, hoa, trái trang nghiêm cúng Phật bằng tất cả lòng thành kính của tôi.
Nhớ quá ngôi nhà cũ tôi đã ở trên 20 năm. Về đây ở với con gái vì hai thằng con trai đã vào quân đội. Ông chồng già bệnh hoạn lại chẳng nhớ được gì. Mấy lần ông đi lạc khiến cả nhà hoảng kinh. Đêm hôm có chuyện gì không ai tiếp ứng. Con gái nỉ non:
- Mẹ cũng lớn tuổi rồi, gần tới 70 mẹ đâu biết chuyện gì xảy ra đêm hôm khuya khoắt. Về ở chung có tụi con trông nom ba và mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi.
Thế là cái giang sơn cây trái đó tôi bỏ lại cho người. Vườn nhà sau của con nhỏ xíu, chưa trồng được gì thì lệnh thống đốc tiết kiệm nước 25%. Thôi thì tạm dừng lại mọi kế hoạch trồng trọt, mẹ già vui cùng cái computer và ít rau và hoa trong vườn.
Chiều nay trời chuyển mưa, gió lạnh. Nhìn ra sân sau, nhớ cái vườn xưa da diết. Không còn quét lá sân trước từng đụng mỗi khi thu về. Không còn làm cỏ, bỏ phân sân sau toát mồ hôi hột. Không còn hì hục với mấy rễ cây táo tàu ương ngạnh mọc vung vít khắp vườn. Hai vợ chồng tôi về đây với con, sống nhàn nhã yên phận cuối đời.
Đời người phải có lúc già rồi chết. Mọi sự việc đều có điểm đến và điểm dừng lại. Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng người Việt Nam xa xứ không thể nào bỏ quên những gì thuộc về quê hương và kỷ niệm. Đó là những thứ rau trái quê nhà. Thiếu nó như thiếu đi sức sống và mất một phần đời.
Rau trái quê nhà là những thứ thật đơn giản và bình thường biết bao. Nhưng đem được nó qua đây để bây giờ có mặt tràn lan trên khắp năm châu không phải là điều đơn giản. Nhất là tại tiểu bang Cali, một tiểu bang nông nghiệp. Đem những cây trồng hay hạt giống lạ nhập cảnh là hành động phi pháp. Thế mà những bà má, những ông cụ cũng tìm cách dấm dúi vài hạt giống trong hành trang theo mình. Để ngày nay tại những ngôi nhà ở Mỹ cũng có một vườn rau nho nhỏ xinh xinh đàng sau. Đó là những niềm vui, những hình ảnh quê hương mà các má, các ba hàng ngày chăm soi, quý mến. Không có nó bữa ăn trở nên nhạt nhẽo, thiếu hương vị và mất đi lạc thú ẩm thực.
Các bạn cứ đi một vòng quanh xóm hay xe chạy qua một con đường. Nhìn thoáng qua hàng rào các bạn tình cờ thấy vài bụi sả, cây ớt, cây ổi và vài nhánh Thanh Long. Các bạn biết ngay đó là nhà của một người Việt Nam. Người Việt mình đi đâu cũng đem theo bên mình những di sản văn hóa ẩm thực riêng biệt và phong phú đó. Thử hỏi nấu một nồi canh chua thật ngon mà không có giá, bạc hà hay vài lá rau ngò om, vài lát ớt thì còn gì là canh chua.
Cho nên theo tôi khi ta đi ta mang theo quê hương là mang theo ngôn ngữ VN để bảo tồn và duy trì nó. Ta mang theo bên mình hình bóng quê nhà là những hương vị trong từng bữa ăn hàng ngày. Ta không thể quên những tinh hoa nếm trên đầu lưỡi của thuở nào, nên ta đã mang nó theo cùng. Chúng ta thật sự hãnh diện vì càng ngày người ngoại quốc càng thích món ăn Việt Nam. Nó không nhiều dầu mỡ như món ăn Tàu, không lạt lẽo như món ăn Tây Phương. Không quá cay nồng như món ăn Thái hay Ấn Độ. Món ăn VN ta nhiều hương vị, nhiều rau cải, đầy đủ chất bổ dưỡng, và nêm nếm vừa miệng.
Đôi khi thấy cũng buồn cười. Bà mẹ già bước đi run run, cúi xuống khó khăn, nhưng mỗi ngày đều ra vườn rau chăm soi từng chút. Răng không còn mấy cái, xệu xạo khi nhai nên rau đối với bà là ăn rất khó khăn. Thế nhưng mỗi chậu hoa, mỗi nhóm rau là những gì bà chăm chút thương yêu. Nó là những đứa con dễ thương cần bàn tay bà mẹ. Thay thế cho những người con đã đủ lông đủ cánh bay thật xa. Nó là bạn để bà có thể hàng giờ ngồi nói chuyện mà không bị cằn nhằn. Nó biết lắng nghe những gì bà muốn gửi gấm mà không hề cãi lại.
Nhớ quá vườn rau ở căn nhà cũ, nó gắn liền với tôi từ những ngày chân ướt chân ráo đến Mỹ. Nhớ những lúc cả nhà hì hục làm cỏ, bón phân. Nhớ thằng Út thích nuôi gà, nuôi vịt, nuôi chim, nuôi cá. Nó nuôi được mấy con gà mái để đẻ trứng. Rồi lại nuôi gà trống để đạp mái và ấp trứng nở thành con. Nó nhặt trứng đem vào nhà đốt đèn, giữ ấm chăm soi cho trứng nở. Thế rồi mấy cái trứng chả nở mà thúi rùm. Con gà trống thì hăng máu sáng sớm đập cánh gáy vang trời làm hàng xóm không ngủ được. Vậy là cảnh sát gõ cửa “warning” phải thanh toán con gà trong vòng một tuần. Chả ai dám cắt cổ làm thịt đành đem cho người quen. Thằng Út quẹt nước mắt buồn bã giải tán bầy gà. Chấm dứt ước mơ tương lai làm nhà chăn nuôi gia cầm.
Cũng có thể tôi là người bản chất nông dân. Cái cốt nông dân quê mùa nó nằm trong máu nên tôi thích trồng trọt và thích ăn rau củ. Những ngày gian lao cực khổ bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, mồ hôi tuôn ra theo ánh nắng chang chang, trưa ăn cơm toàn quốc với những đọt rau lang, rau dền hay đọt nhãn lồng đã qua rồi. Nhưng hiện tại, sống nơi đây, thịt cá thừa mứa nhưng vẫn thèm những thứ rau nhà nghèo ngày xưa. Có nó những bữa cơm ngon hơn, an toàn hơn, nhất là lại được hái vào từ vườn rau sau nhà không bỏ phân hóa học hay xịt thuốc trừ sâu.
Nỗi nhớ đưa tôi trở về ngôi vườn cũ nhà cha mẹ. Những hàng cây trái thẳng hàng ngon ngọt. Hình bóng cha già vác cuốc xuống vườn. Hình bóng má với chiếc khăn rằn, chiếc nón lá lụi cụi bên những luống rau. Cây vú sữa trĩu trái hay vườn xoài cát trái to lủng lẳng quyến rũ. Ôi! nỗi nhớ quê nhà dìm tôi vào kỷ niệm.
Đôi khi tôi quay quắt bởi bao nhiêu hồi ức. Quê hương mãi mãi ở trong lòng với bao nhiêu nhớ thương. Dù tôi có đi đến nơi nào, nhưng vẫn không thể quên căn nhà, vườn cây trái thuở thiếu thời. Tạo cho mình một mảnh vườn nho nhỏ là tôi đã mang theo bên mình một mảnh nhỏ trời VN yêu thương trong đời sống ly hương.
26/5/15

NGUYỄN THỊ THÊM
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.140 giây.