logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/05/2015 lúc 09:54:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HÀ NỘI (NV) .- Một số đại biểu quốc hội CSVN phàn nàn tình trạng “phí chồng phí” vẫn còn nguyên trong dự án “Luật phí và lệ phí” mà mục đích là dẹp bỏ sự lạm thu, chồng chéo.

UserPostedImage
Nông dân dùng xe đạp chở các bó lúa mới gặt về nhà tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Nông dân oằn lưng gánh tới 432 thứ “phí và lệ phí” nên luôn luôn nghèo đói. (Hình: AFP/Getty Images)

Trong cuộc thảo luận tại tổ về dự án luật “Luật phí và lệ phí” sẽ được đem ra biểu quyết những ngày tới, khá nhiều 'đại biểu quốc hội' thuộc nhiều địa phương đã nêu ra các phi lý của cái dự thảo “luật phí và lệ phí” đã có từ nhiều năm qua vốn dẫn đến lạm thu từng bị kêu ca.

Thay vì đơn giản hóa, loại bỏ các khoản thu vô lý, chồng chéo lẫn nhau, cái dự luật mới lại đầy những chồng chéo, thậm chí vô lý và tận thu bừa bãi.

Theo báo Lao Động tường thuật, ngày 29 tháng 5, 2015, đại biểu Lê Đình Khanh, đơn vị Hải Dương, nêu thắc mắc “Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì?Tôi đọc mà không hiểu nổi.” Ông này cho rằng nhiều điều khoản trong cái dự thảo luật phí và lệ phí “đọc lên thấy rất buồn cười. Thấy cái gì cũng thu được, thu chồng, thu chéo”.

“Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch. Vào cảng thì lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá, đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đậu. Vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”. Ông Khanh nói trên báo Lao Động.

Tương tự về quy định thu phí phòng chống dịch bệnh, ông Khanh được tường thuật trên tờ Lao Động cho rằng, đã sinh ra Bảo hiểm y tế (BHYT) thì phải phòng chống tốt để người dân không bị bệnh, BHYT không mất tiền. Thế mà lại còn quy định bắt dân đóng “phí phòng chống dịch bệnh”. Như thế là “phí chồng phí” rồi còn gì nữa. Ông muốn đỡ tốn tiền BHYT thì ông phải phòng chống tốt, chứ sao lại bắt dân đóng.

“Lệ phí cấp biển số nhà cũng thế, quy định không rõ gì cả. Chẳng lẽ tôi bỏ tiền ra làm bảng, kẻ số, đóng vào tường nhà mà cũng bắt tôi phải đóng phí hay sao”. Ông Khanh tiếp tục nêu câu hỏi.

Theo đại biểu Bùi Đức Thụ, đơn vị Lai Châu, dự luật Phí và Lễ Phí quy định 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí “còn quá chung chung, quy định nhóm, nhưng trong ruột thì lại không định hình cụ thể. Ví dụ như quy định trong danh mục phí quy định về phí thuộc lĩnh vực y tế thì chỉ ghi chung chung, nhưng chưa định hình cụ thể.”

Mù mờ như thế, sau này các cơ quan y tế sẽ tự ý đẻ thêm những thứ “phí” mới mà như vậy “thêm gánh nặng cho dân”, theo ông Thụ.

Một số đại biểu khác cũng nêu ra tình trạng loạn thu phí và lệ phí trên cả nước. Bà Lê Thị Nguyệt, đơn vị Vĩnh Phúc, kêu rằng hiện người dân đang phải gánh “xã phí, phường phí rồi cả...thôn phí” thật là vô lý. Đại biểu Trương Thị Ánh , đơn vị Sài Gòn, đòi bỏ thu “phí bảo trì đường bộ” vì khi mua xăng, người dân đã phải đóng cái loại “phí” đó trong giá xăng rồi. Đây là 'phí chồng phí” rõ rệt chỉ nhằm “tận thu của dân”.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân thì cho rằng “một số địa phương đẻ ra nhiều loại phí và lệ phí ngoài quy định”. Ông Trần Du Lịch, đơn vị Sài Gòn kêu rằng tàu ngư dân chạy ngoài biển mà vẫn phải đóng “phí bảo vệ môi trường” như người dân trong thành phố “là điều vô lý mà chúng ta vẫn làm”.

Tháng Giêng 2015, báo Tuổi Trẻ nêu ra tình trạng nông dân nuôi gà thịt phải chịu “14 loại phí”. Ngày 5 tháng 10, 2012, ông Ngô Trí Long viết trên báo Người Lao Động tình trạng kinh hoàng về 'phí và lệ phí” tại Việt Nam. Ông kể ra cho thấy trên cả nước có đến 357 loại phí và 75 loại lệ phí khác nhau được các cơ quan các cấp của nhà cầm quyền thu của người dân.

Cấp nào, từ thôn xã trở đi, cơ quan nào cũng có quyền thu phí và lệ phí mà trẻ con mới sanh đến già lão đều phải đóng.

Ngày 26 tháng 5, 2012, tờ Nông Nghiệp Việt Nam có một ký sự kể câu chuyện xã Quảng Vinh nghèo nàn ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tổng cộng có 9,500 nhân khẩu mà phải oằn lưng cõng tới 500 cán bộ.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.