logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/06/2012 lúc 09:58:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giới lãnh đạo Việt Nam thường chỉ tay về hướng này hướng nọ và la toáng tên: “Kẻ thù!” Cái gọi là “kẻ thù” ấy mang nhiều tên khác nhau, từ “phản động” đến “diễn biến hòa bình”, nhưng phần lớn đều có một xuất xứ: ngoại nhập. Con đường ngoại nhập có hai hình thức: hoặc do các lực lượng bên ngoài xúi giục hoặc chịu ảnh hưởng từ nước ngoài một cách gián tiếp.

Dân chúng xuống đường chống con đường lưỡi bò ngang ngược của Trung Quốc bị gán tội: âm mưu chống phá cách mạng từ nước ngoài. Nông dân chống lại lệnh cưỡng chế đất đai ở Văn Giang cũng bị gán tội bị phản động từ bên ngoài xúi giục. Tu sĩ, cư sĩ và tín đồ Phật giáo theo hệ phái Làng Mai dựng chùa để tu tập cũng bị lên án tham gia vào “diễn biến hòa bình”. Giáo dân Công giáo đòi đất vốn thuộc về Giáo Hội cũng bị chụp cái mũ phản động theo sự giật dây của nước ngoài.

Nếu cứ nghe theo lời của giới lãnh đạo Việt Nam, người ta có cảm tưởng Việt Nam đang tứ bề thọ địch. Đâu đâu cũng có kẻ thù. Kẻ thù nào cũng cực kỳ xảo quyệt và hung ác.

Cái lối tuyên truyền như vậy có nhiều cái sai và cái hại.

Cái sai thì đã rành rành. Nhưng còn cái hại? Cũng nhiều. Nhưng trong đó cái hại lớn nhất là nó che khuất những kẻ thù thực sự.

Kẻ thù thực sự của chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là ai?

Trung Quốc chăng? Từ mấy năm nay, trên khắp thế giới, ai cũng thấy rõ là Trung Quốc đang âm mưu lấn chiếm hải đảo của khá nhiều nước láng giềng: họ giành bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) với Phillipines, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) với Nhật Bản; Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam. Ngoài hải đảo còn có lãnh hải: với con đường lưỡi bò (còn gọi là đường chữ U hay đường chín đoạn, Cửu đoạn tuyến, 九段線), họ lấn gần hết vùng biển chung của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Trên cả hai phương diện, hải đảo và hải phận, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của âm mưu bành trướng từ phía Trung Quốc chính là Việt Nam.

Có thể nói, đối với Việt Nam hiện nay, không có ngoại thù nào nguy hiểm cho bằng Trung Quốc. Có khi đó là kẻ thù duy nhất có thể dẫn đến xung đột về quân sự.

Tuy nhiên, tôi vẫn không tin là Trung Quốc có ý định tấn công lãnh thổ Việt Nam. Lấn chiếm hải đảo: Có. Lấn chiếm hải phận: Có. Nhưng tung quân đánh nhau trên đất liền như năm 1979: Không.

Tại sao ư?

Có ba lý do chính. Một, trong khi chưa trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới, Trung Quốc không dại gì tự biến mình thành đối tượng bị đả kích, và từ đó, cô lập trên trường quốc tế. Hai, tham vọng chính của Trung Quốc hiện nay vẫn dừng lại ở vùng biển với những con đường vận chuyển trên biển và những nguồn nguyên liệu nằm sâu dưới đáy biển. Họ có thể đạt được những tham vọng ấy mà không cần phải đánh nhau thực sự. Ba, Trung Quốc thừa khôn ngoan để biết họ không nên đánh bại chính phủ Việt Nam hiện nay: Không dễ gì họ có được một kẻ thù hiền lành, nhẫn nhục, nhún nhường và sẵn sàng nhượng bộ đến như vậy.

Cho nên, Trung Quốc có thể là kẻ thù của dân tộc Việt Nam nhưng lại không phải là kẻ thù của chế độ Việt Nam hiện nay.

Kẻ thù của chế độ cộng sản không ai khác hơn là chính họ.

Họ trở thành kẻ thù của chính họ khi họ phản bội lại những lý tưởng mà họ theo đuổi từ trước: độc lập dân tộc và bình đẳng trong xã hội. Những lý tưởng ấy, trước, chưa chắc họ đã tin hẳn. Nhưng ít nhất là họ cũng làm cho nhiều người tin là họ tin. Vì tin như thế nên rất nhiều người sẵn sàng ủng hộ họ. Bây giờ, không có chút xíu lý tưởng nào còn giá trị. Về chuyện độc lập, càng ngày những tin tức trong cung đình của họ được tiết lộ ra ngoài càng cho thấy cách hành xử của họ không khác gì các quan lại thời thuộc địa. Mà không cần những thứ được gọi là tin mật ấy. Cứ nhìn cách họ trấn áp những người dân chống Trung Quốc từ Sài Gòn đến Hà Nội thì cũng đủ thấy. Cách họ đục bỏ chữ Trung Quốc trên các tấm bia tưởng niệm liệt sĩ thời chiến tranh chống Trung Quốc năm 1979 ở Lạng Sơn thì lại càng rõ. http://www.thanhnien.com...hung-ngay-thang-hai.aspx

Họ trở thành kẻ thù của chính họ khi họ tham nhũng. Phải nói ngay là tham nhũng thời nào cũng có. Và ở đâu cũng có. Sự khác biệt chỉ là ở mức độ. Mức độ tham nhũng ở Việt Nam có lẽ đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử hiện đại. Trong ký ức người Việt, ít nhất từ đầu thế kỷ 20 đến nay, dường như chưa bao giờ tham nhũng lại hoành hành như bây giờ. Ở đâu cũng gặp tham nhũng. Lớn ăn lớn; nhỏ ăn nhỏ. Cứ hễ có chút chức tước là có tiền tràn đến. Khi tham nhũng như thế, người ta chỉ biết và chỉ chạy theo lợi ích cá nhân. Lợi ích của đất nước trở thành chuyện phù phiếm. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy chính quyền hiện nay đang làm những chuyện hầu như ai cũng biết là không nên làm: cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, khai thác bauxite, trúng thầu vô số công trình có ý nghĩa chiến lược mang tầm quốc gia, khăng khăng đòi giải quyết song phương với Trung Quốc về những vấn đề vốn tự bản chất có tính chất đa phương và cần được đa phương hóa… Tất cả cũng chỉ vì sự ích kỷ của những kẻ tham nhũng.

Nhưng quan trọng nhất, họ trở thành kẻ thù của chính họ khi họ quay lưng lại với nhân dân. Ngày xưa, họ tạo dựng lực lượng và sức mạnh của họ từ nhân dân. Chiêu bài nhân dân được họ sử dụng khắp nơi. Còn bây giờ? Họ cướp đất của nhân dân. Họ xua đuổi nhân dân ra khỏi những mảnh đất màu mỡ và béo bở nhất. Họ xua công an và côn đồ trấn áp nhân dân. Họ đạp vào mặt nhân dân. Họ còng tay nhân dân đẩy lên những chiếc xe bít bùng rồi chở đến đồn công an hoặc chuyển thẳng đến các trại phục hồi nhân phẩm. Họ ném vào túi nhân dân những chiếc “bao cao su đã qua sử dụng” để có cớ bắt bớ. Họ vu cho nhân dân tội “trốn thuế” để đẩy họ vào tù. Họ đánh nhân dân đến gãy cổ hoặc chết thê thảm rồi hô hoán lên là nhân dân tự tử.

Quay lưng lại với nhân dân như vậy, chế độ dựa vào ai để tồn tại? Thứ nhất là công an. Họ đặt “điều kiện” đổi chác với công an: “Còn đảng, còn mình”. Họ mặc kệ công an làm thánh làm tướng gì cũng được miễn là đừng quay súng lại về hướng họ. Cuối cùng công an biến thành một đám kiêu binh như cuối thời Lê Trịnh ngày xưa. Thứ hai, là đám thương binh bị côn đồ hóa, tự biến mình thành những sai nha sẵn sàng lao vào ăn vạ hoặc đánh đập những kẻ bị xem là “đối tượng” của chế độ.

Nhưng chọn lựa xây dựng chế độ trên hai lực lượng như thế cũng có nghĩa là chọn con đường diệt vong.

Trong năm 2011, đã có bao nhiêu chế độ có “chiến lược” tương tự đã bị sụp đổ.

Họ bị sụp đổ không phải bởi một kẻ thù nào cả. Họ tự làm cho họ sụp đổ.
© Nguyễn Hưng Quốc
xuong  
#2 Đã gửi : 20/06/2012 lúc 10:02:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tư duy phản biện chứng
Trong phần Ý kiến trên blog của tôi (cũng như một số blog khác), một số người, dưới những tên hiệu khác nhau, thường nhảy ra bênh chầm chập những chính sách hoặc việc làm sai trái của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay. Hai lập luận thường được nêu lên nhiều nhất là: một, ở các nơi khác, kể cả Mỹ, cũng vậy; và hai, ở miền Nam trước đây, tình hình còn tồi tệ hơn. Vậy thì những sai trái ở Việt Nam có gì lạ đâu?

Ví dụ, nói về hiện tượng công an Việt Nam đánh dân, thậm chí, giết dân một cách dã man, người ta cãi lại: ở Mỹ, cảnh sát cũng dùng dùi cui phang túi bụi vào những người dân xuống đường biểu tình; ở miền Nam ngày xưa, hiện tượng cảnh sát đánh dân cũng không hiếm. Kết luận: chuyện công an Việt Nam hiện nay đánh dân chỉ là điều bình thường; hơn nữa, cần thiết. Để duy trì trật tự và ổn định.

Đọc những lời phản biện như thế, người ta rất dễ thấy là chúng ngụy biện. Nhưng không nên cho đó là sự ngụy biện của những người kẻ cuồng tín và ít học. Theo dõi các bài diễn văn hay những lời phát biểu của các cán bộ cao cấp, thậm chí, cao cấp nhất ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng thấy ngay những lối ngụy biện như thế mỗi khi người ta muốn bênh vực hay biện hộ cho chế độ.

Ngụy biện thường có một trong hai hoặc cả hai nguyên nhân: dốt và/hoặc gian. Tôi nghĩ, với giới lãnh đạo Việt Nam, gian nhiều hơn dốt.

Gian ở hai điểm chính:

Thứ nhất là người ta cố tình bóp méo hiện tượng, nhất là hiện tượng dùng để đối chiếu. Ví dụ, liên quan đến tình trạng độc đảng ở Việt Nam, giới lãnh đạo Việt Nam lý luận: Thì ở Mỹ, ít nhất trong từng nhiệm kỳ bốn năm, lúc nào cũng có một đảng cầm quyền chứ mấy? Đâu phải ai muốn làm Tổng thống cũng được? Cũng nhân danh đảng mà cai trị, có gì khác Việt Nam đâu?

Khác chứ. Khác ở ba điểm: một, trước khi một đảng nào đó thắng cử và lên cầm quyền, họ phải cạnh tranh gay gắt với các đảng khác để giành được sự ủng hộ của dân chúng; hai, trong khi họ cầm quyền, đảng đối lập không ngừng theo dõi và tranh luận với họ trên từng chính sách một; và ba, họ không cầm quyền vĩnh viễn: cứ bốn năm, dân chúng lại đánh giá các thành tích của chính phủ và có cơ hội chọn lựa lần nữa.

Cũng vậy, ở Mỹ - hay ở bất cứ quốc gia Tây phương nào khác - không phải không có hiện tượng cảnh sát đánh dân. Nhưng những chuyện đánh dân như vậy, tự bản chất, vẫn khác với những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam ít nhất ở hai điểm: Một, người ta không đánh dân một cách vô cớ. Trong các cuộc biểu tình, cảnh sát chỉ dùng dùi cui khi biểu tình biến thành bạo động. Chứ nếu dân chúng cứ diễu hành hoặc đọc diễn văn và hô đả đảo một cách trật tự thì chắc chắn chả có người cảnh sát nào sử dụng bạo lực cả. Nó khác hẳn với Việt Nam. Hai, nếu cảnh sát vô cớ sử dụng bạo lực hoặc sử dụng bạo lực một cách quá đáng, hơn mức cần thiết, họ sẽ bị tố giác hoặc/và bị trừng phạt ngay tức khắc. Không hiếm trường hợp không chỉ bản thân những người cảnh sát bạo hành mà cả chỉ huy của họ, có khi là chỉ huy cao nhất trong ngành, phải từ chức. Nó cũng khác hẳn Việt Nam.

Thứ hai là người ta đánh tráo đối tượng được dùng để đối chiếu. Cách phổ biến nhất là so sánh tình hình Việt Nam hiện nay với miền Nam ngày trước. Việt Nam tham nhũng ư? Ừ, nhưng trước năm 1975, ở miền Nam, cũng có tham nhũng vậy. Ở Việt Nam hiện nay, thương binh hoành hành như một thế lực đen trong các cuộc trấn áp dân chúng ư? Ừ, thì ở miền Nam lúc trước, thương phế binh cũng từng lăn ra đường nằm vạ vậy. Ở Việt Nam bây giờ, dân lao động ở thành thị cũng như thôn quê đói khổ ư? Ừ, ở miền Nam ngày xưa dân chúng cũng nghèo nàn và khốn quẫn như vậy. Cứ thế, nói đến đĩ điếm, đến nạn bạo động trong học đường, đến bất cứ tệ nạn nào, người ta cũng đều lôi Việt Nam Cộng Hòa ra so sánh. Và thấy là mình…hơn. Hoặc, ít nhất, cũng không phải là tệ nhất.

Những người cộng sản, trên phạm vi thế giới, vẫn nổi tiếng về tài năng biện luận. Họ biện luận một cách có bài bản, gắn liền với cái gọi là biện chứng pháp, một phương pháp lý luận vốn có lịch sử lâu đời, tận thời cổ đại ở Hy Lạp, với những tên tuổi lớn như Socrates và Plato, được Georg Wilhelm Friedrich Hegel hệ thống hóa và cuối cùng, được Karl Marx cải biên thành duy vật biện chứng pháp. Trải qua nhiều thay đổi, cốt lõi của biện chứng pháp vẫn là một: nhìn mọi hiện tượng xã hội và lịch sử trong thế vận động liên tục. Vận động với những yếu tố đối lập và lúc nào cũng tương tác chặt chẽ với nhau.
Thế nhưng, hiện nay, trong cách nhìn của những người cộng sản, kể cả trong giới lãnh đạo, để biện hộ cho sự độc quyền và các chính sách cũng như những khuyết điểm trầm trọng của chế độ, bao giờ họ cũng tự trói buộc họ vào một tầm nhìn mang tính lịch đại (chronological) cực hẹp. Lại là thứ lịch đại loại trừ hiện tại: chỉ biết đối chiếu với quá khứ.

So sánh Việt Nam bây giờ với miền Nam trước năm 1975, đứng về phương pháp luận, người ta quên hoặc cố tình nhắm mắt trước hai vấn đề:

Một, không thể so sánh một xã hội thời chiến tranh, đặc biệt một cuộc chiến tranh cực kỳ khốc liệt và kéo dài, dài đến tận 20 năm (không kể 10 năm chiến tranh với Pháp trước đó) với một xã hội đã hòa bình trên ba mươi năm (kể từ sau chiến tranh với Trung Quốc đầu năm 1979). Hơn nữa, ngay cả so sánh Việt Nam bây giờ với Việt Nam thời Pháp thuộc trước năm 1945 cũng chẳng soi sáng được gì cả. Dân chúng Việt Nam bây giờ giàu có với nhiều tiện nghi thừa thãi hơn ư? Chính quyền dù sao cũng cởi mở và dân chủ hơn ư? Vâng. Nhưng sự so sánh ấy nói lên được điều gì? Điều cần nhất là một tầm nhìn mang tính đồng đại (synchronic).

Đó chính là vấn đề thứ hai mà người ta muốn gạt bỏ: Nếu muốn so sánh, phải so sánh Việt Nam hiện nay với các quốc gia khác hiện nay. Không cần phải so sánh với các quốc gia đã phát triển mạnh mẽ. Hãy so sánh với các nước trong khu vực. Trong khu vực, tạm bỏ qua Singapore và Hàn Quốc - khoảng cách đã quá xa, chúng ta hơn gì Thái Lan, Malaysia và Indonesia?

Để phát triển, chúng ta không những cần sáng suốt. Mà còn cần cả sự ngay thẳng.

Không thể đánh lừa người khác và tự đánh lừa mình mãi được.
© Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.