Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ngoài khơi Biển Đông
Vụ tranh chấp ở Biển Đông sẽ gây ra một trận đại chiến thế giới. Đó là một dự báo mà một số người tỏ ý nghi ngờ, trong lúc
các học giả Mỹ và những nhà đầu tư ở New York ra sức tìm hiểu những ảnh hưởng chính trị, quân sự và kinh tế của vụ tranh
chấp chủ quyền biển đảo này giữa Trung Quốc với các nước vùng Đông Nam Á.
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không ngớt đả kích lẫn nhau vì những hoạt động xây dựng qui mô lớn mà
Bắc Kinh thực hiện để biến những bãi cạn có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thành những sân bay.
Hôm thứ bảy vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter cho biết Washington chống đối “việc quân sự hoá thêm
nữa” những nơi có tranh chấp. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Tôn Kiến
Quốc, đã lên tiếng bênh vực cho việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông mà ông cho là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp.”
Ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, cho rằng Biển Đông có thể sắp sửa trở thành “Vùng
Đại Chiến.”
Phát biểu hồi tuần trước tại một cuộc hội thảo của Hiệp hội Không quân Mỹ, ông Chang nói rằng Hoa Kỳ sẽ có những hành
động mới để đáp lại thái độ và cách hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, và khung thời gian của những hành
động mới đó là ngay lúc này.
Ông nói “Hải quân Mỹ rõ ràng là đang trắc nghiệm những tuyên bố độc quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.” “Chúng ta phải
làm như vậy, bởi vì nếu có một chính sách đối ngoại nhất quán của Mỹ trong vòng hai thế kỷ, thì đó chính là sự bảo vệ quyền
tự do hàng hải,” ông Chang nhận định như vậy, và cho biết tiếp “Giờ đây Trung Quốc đang xâm phạm điều đó, nên tôi nghĩ
rằng chúng ta có lẽ sẽ hành động trong một khung thời gian rất ngắn.”
Theo ông Gordon Chang, việc Trung Quốc thách thức Hoa Kỳ ở Biển Đông là “một trò chơi kẻ thắng người thua có tính chất
kinh điển”, vì Trung Quốc xem Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi, những lợi ích không thể mang ra thương lượng,
trong khi Hoa Kỳ là một cường quốc hải dương trong hai thế kỷ nay. Ông cho rằng đôi bên có thể sẽ nhượng bộ đối với các
vấn đề ở Biển Đông, nhưng không bên nào từ bỏ lập trường cố hữu của mình.
Ông Rick Fisher, một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Thẩm định Chiến lược Quốc tế (IASC) cho đài VOA biết rằng
mọi người cũng nên lưu ý tới những hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Ông nói rằng tuy
Bắc Triều Tiên giữ yên lặng vào lúc này, nhưng có phần chắc Bình Nhưỡng sẽ tìm cách lợi dụng vụ tranh chấp ở Biển Đông
trong tương lai gần.
“Khi nào Bắc Triều Tiên có thể chứng tỏ là họ có thể bắn một phi đạn hạt nhân thì khi đó Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một yếu
tố, bởi vì Bắc Triều Tiên có thể quyết định theo đuổi sự đối đầu ở mức cao trong một thời gian ở Biển Đông và gây thêm sức
ép đối với Hoa Kỳ để nhận được những sự nhượng bộ từ Nam Triều Tiên hoặc từ chính Hoa Kỳ,” ông Fisher nói. Ông nói tiếp
“Khi nào có một vụ khủng hoảng thì khi đó Bắc Triều Tiên có thể trở thành một yếu tố rất nguy hiểm.”
Ông Fisher cho rằng tuy lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên có xích mích với chính phủ Trung Quốc, cả hai đều theo chủ
nghĩa Cộng Sản và hành động dựa trên ý thức hệ đó.
Ông George Soros, một tỉ phú Mỹ nổi tiếng về những hoạt động tài trợ chính trị, cũng bày tỏ sự lo ngại về sự hung hãn của
Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua. Phát biểu tại một cuộc hội thảo mới đây của Ngân hàng Thế giới, ông Soros cho
rằng nếu Trung Quốc gặp phải những khó khăn lớn trong lãnh vực kinh tế, có phần chắc họ sẽ khởi động một cuộc chiến tranh
thế giới để duy trì sự đoàn kết dân tộc và để thoát khỏi những khó khăn kinh tế. Ông Soros cho rằng ngay cả trong trường hợp
Trung Quốc và Mỹ không trực tiếp giao chiến với nhau, cũng có nhiều khả năng là xung đột quân sự sẽ xảy ra giữa Trung
Quốc với một trong những đối tác an ninh của Mỹ là Nhật Bản; và như thế, Thế chiến Thứ ba có thể bùng nổ.
Ông Tad Daley là giám đốc của dự án tiêu diệt chiến tranh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và Hoà bình. Ông không tán
đồng ý kiến cho rằng các vấn đề ở Biển Đông là kết quả của những chiến lược vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Ông nói rằng
Trung Quốc dường như chỉ muốn duy trì khả năng răn đe hạt nhân, với mục tiêu là bảo vệ khả năng tấn công thứ nhì mà không
phải tấn công phủ đầu hoặc tấn công trước.
Chiến đấu cơ của Mỹ trên boong tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu USS Cowpens, trong vùng Biển Đông, 170 hải lý từ Manila (Ảnh tư liệu).
Ông Daley cho biết Trung Quốc đã có được khả năng tấn công đợt nhì cách nay nhiều thập niên. “Có lẽ là vào năm 1975, khi
Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ nên phát động những vụ tấn công hạt nhân nhắm vào Trung Quốc, bởi vì có phần chắc là một
vài đầu đạn hạt nhân vẫn tồn tại và chúng tôi có thể tiêu diệt Los Angles và San Francisco,” ông Daley nói. Ông nói tiếp “Tình
hình đó đã tồn tại trong nhiều thập niên…”, và những hoạt động phát triển hạt nhân của Trung Quốc trong thời gian qua không
làm thay đổi điều đó “với một cách thức có ý nghĩa.”
Chiến đấu cơ F/A 18 Hornet của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông, tháng 5/2013.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ hai vừa qua cũng đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Trung Quốc là
những hoạt động của Trung Quốc để tôn tạo đất đai ở Biển Đông là phản tác dụng và là một mối đe dọa cho sự thịnh vượng
của Đông Nam Á.
Theo VOA