logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/06/2015 lúc 08:49:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một góc đảo Slipper ở New Zealand nay là sở hữu của một triệu phú Trung Quốc. DR

Một số nhà giàu Trung Quốc đã mua được hay đang tìm cách sở hữu một hòn đảo, để thoát khỏi các vùng đô thị đang nhanh chóng mở rộng, tìm cho mình một góc trời riêng.
Vào lúc mặt trời lặn trên Biển Đông, Lin Dong thích thư giãn trên chiếc võng mắc giữa hai gốc cây, lắng nghe tiếng động lao xao của những đợt sóng vỗ vào bờ hòn đảo riêng của mình.

« Tôi ghê sợ tiếng ồn, và ô nhiễm không khí ở những thành phố nhung nhúc người tại Trung Quốc. Cuộc sống trên đảo phù hợp với tôi hơn ». Người chủ doanh nghiệp cường tráng tuổi tứ tuần, có bộ râu muối tiêu thổ lộ như trên. Lin Dong đã làm giàu nhờ buôn bán thiết bị y tế từ cuối thập niên 90.

Cũng giống như ông Lin, một số ít nhà giàu Trung Quốc – nhưng con số này đang tăng lên – đã mua được hay đang tìm cách sở hữu một hòn đảo, để thoát khỏi các vùng đô thị đang nhanh chóng mở rộng, tìm cho mình một góc trời riêng.

Bản thân ông Lin xứng đáng là người tiên phong : ông đã mua được hòn đảo riêng năm 2009, ngoài khơi vùng tự trị Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc, lợi dụng các quy định còn mơ hồ về việc mua bán loại bất động sản này.

Một năm sau đó, xuất hiện một đạo luật cho phép quyền sử dụng đất trên một hòn đảo, nhưng với hợp đồng thuê dài hạn trong 50 năm. Kết quả là Lin Dong không thể biết rõ tương lai lâu dài của hòn đảo mình sở hữu như thế nào, vì mua trước năm 2010. Ông nói với AFP : « Tôi không dám đầu tư nhiều vào đây, tất cả những gì tôi xây dựng trên đảo đều có thể tháo dỡ được ».

Thận trọng hơn, ông bèn mua một hòn đảo thứ hai, bao quanh là nước ngọt vì nằm giữa một hồ lớn. Một vụ mua bán mà theo ông là ít bị chính quyền cộng sản dòm ngó hơn.

600 chủ nhân các hòn đảo
Doanh nhân này đã thành lập hiệp hội đầu tiên tại Trung Quốc dành cho những sở hữu chủ các hòn đảo – một câu lạc bộ chọn lọc với 53 thành viên, hầu hết là nam giới. Trụ sở hiệp hội đặt ở đảo Quan Long (Guanlong), trên một dòng sông chảy ngang qua Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông ở phương nam.

Ông Lin ước tính tại Trung Quốc có ít nhất 600 sở hữu chủ các hòn đảo. Đa số là các công ty có dự án về du lịch hay ngư nghiệp, số còn lại là tư nhân muốn xây biệt thự để tiếp đãi bạn bè hay các quan chức chế độ. Theo ông, đó thường là những người « yêu thích thiên nhiên, bãi biển, thích nằm nghe nhạc ».

Giống như Wang Yue. Người luật sư 41 tuổi này đã tự thưởng cho mình một hoang đảo rộng một kilomet vuông, nằm cách bờ biển 40 cây số, ngoài khơi đại đô thị Thượng Hải. Ông thổ lộ: « Trên hòn đảo của tôi, khi đêm xuống có thể trông thấy được một bầu trời đầy sao và mặt trăng nhô lên từ phương Đông. Đó là một cảm giác khó tả ».

Tháng vừa rồi, ông Lin Dong đã tổ chức « Diễn đàn chủ nhân các hòn đảo ở Trung Quốc » lần thứ hai, bên lề một hội chợ thương mại dành riêng cho sản phẩm sang trọng như xe hơi thể thao, du thuyền và trực thăng riêng, tại thành phố quê hương Quảng Đông.

Nhân dịp này, ban tổ chức đã cho dựng lên một bãi biển nhân tạo, với các cô người mẫu mặc bikini, mang đôi cánh thiên thần bằng lông chim dạo bước cùng với khẩu hiệu : « Trong tim bạn có giấc mơ một vương quốc riêng hay không ? Giấc mơ đó chính là một hòn đảo xinh đẹp ».

Trung Quốc có 14.500 kilomet bờ biển và 7.300 hòn đảo rộng hơn 500 mét vuông, tất cả đều trong tay Nhà nước.

Nhưng tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) năm 2011 lần đầu tiên đã tổ chức « bán đấu giá một hòn đảo » không người ở rộng hơn 2,5 hecta, được một công ty mua lại với giá 20 triệu nhân dân tệ (2,8 triệu euro). Sau đó nhiều tỉnh khác đã theo chân.

Ông Lin nhận xét rằng Nhà nước có khuynh hướng cấp giấy chủ quyền cho các công ty hơn là cá nhân. Ông nói : « Chúng tôi hy vọng chính quyền sẽ có biện pháp hỗ trợ chúng tôi, hay ít nhất đừng có hành động gì cản trở ».

Một triệu nhà triệu phú đô la
Một doanh nhân đem cho thuê một hòn đảo tại tỉnh Quảng Đông trong thập niên 90 đã bị vướng vào một cuộc chiến pháp lý lâu dài sau khi chính quyền địa phương năm 2012 « không công nhận » quyền sở hữu của ông.

Với trên một triệu nhà triệu phú đô la, Trung Quốc là kho dự trữ lớn nhất các khách hàng có khả năng đóng vai Rôbinsơn hạng sang. Một số chọn lựa việc mua các đảo nằm ngoài Trung Quốc để tránh né các quy định hạn chế đối với bất động sản.

Báo chí cho biết nữ đại gia Trung Quốc Wendy Weimei Wu đã mua một hòn đảo ở New Zealand tên là Slipper, có một phi đạo và một số ngôi nhà, với giá 5,6 triệu đô la. Một đại gia khác đã chi 5 triệu nhân dân tệ (740.000 euro) mua một hòn đảo ở Fidji được rao bán trên mạng năm ngoái. Cũng trong đợt bán đấu giá này, một hòn đảo khác của Anh đã được nhượng lại với giá 4 triệu nhân dân tệ (580.000 euro), theo báo chí chính thức.

« Việc quản lý các đảo tư nhân tại các nước khác phát triển tổt hơn tại Trung Quốc ». Grammy Leung, 51 tuổi, chuyên gia về kỹ thuật mới nhấn mạnh. Với số tiền 500.000 nhân dân tệ (74.000 euro), năm ngoái ông đã mua một mảnh đất 1,6 hecta trên một hồ ở bán đảo Nova Scotia thuộc Canada, nhờ đó « có được cảm giác độc lập ».

« Trung Quốc là thị trường năng động nhất của chúng tôi, và cũng là thị trường lớn nhất ». Manuel Brinkschulte, tổng giám đốc của Vladi Private Islands phụ trách Trung Quốc, xác nhận. Công ty có trụ sở tại Hambourg, giới thiệu một catalogue những thiên đàng nho nhỏ tại châu Á hoặc châu Âu.

Ông cho biết, nếu các khách hàng phương Tây mua đảo để thỏa mãn « sở thích cá nhân », thì khách Trung Quốc tìm mua những hòn đảo « để đầu tư ».

Trên chiếc điện thoại thông minh, Brinkschulte cho xem lướt qua những tấm hình của một đại gia Trung Quốc ngành công nghiệp thực phẩm, đi cùng với vợ trong chuyến đi tham quan Hy Lạp mới đây. Cuối cùng vị khách đã chọn mua một hòn đảo ở Scotland rộng 140 hecta, có sân gôn và một khách sạn nhỏ.

Ông Brinkschulte tiết lộ : « Điều làm cho khách thích thú, là trái ngược với Trung Quốc : chẳng có ai sống ở đó cả ! »
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.