logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/06/2015 lúc 06:27:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ giã cái nóng 34 độ của Sài Gòn, tôi trở về Paris giữa mịt mùng mưa bụi trong một buổi chiều cuối tháng 5. Bầu trời Paris

lạnh lùng, mờ mịt xám, nhưng tôi thấy lòng thật bình yên, một cảm giác an toàn, thanh thản khi tôi đặt chân xuống phi trường

Charles de Gaulle, bỏ lại phía sau hơn 10.000 km với người thân, bạn bè và những gương mặt nhuộm màu khủng bố.


Trở lại Việt Nam sau gần 10 năm xa cách, tôi không còn tâm trí để nhìn thấy những đổi thay của đất nước. Đường thênh thang,

người đông vui mà lòng tôi trĩu nặng. Mẹ tôi một đời cưu mang bao nỗi ưu phiền vì con cái, nay đã nằm xuống mà tôi không

được cầm cánh tay gầy guộc của Mẹ để nói một lời xin lỗi, một tiếng yêu thương, không được ôm chặc thân thể gầy guộc của

Mẹ vào lòng để nghe hơi thở của Mẹ dần dần tắt... Những giọt nước mắt chực chờ trên suốt con đường từ Sài Gòn về Vũng

Tàu đã òa vỡ khi xe ngừng trước ngôi nhà từ đường, tiếng kèn thê thiết của đám tang xoáy vào tim tôi để nhắc rằng Mẹ tôi

không còn nữa. Giữa tiếng ồn ào của người, của nhạc, của tiếng tụng kinh râm rang, giữa những tràng hoa phúng điếu, giữa

những khăn tang trắng phủ, tôi chỉ còn nhìn thấy Mẹ tôi nằm đó, im lìm trong quan tài, im lìm...


Mẹ ơi, Mẹ ơi... con đã về đây... sao Mẹ không đợi con? tôi hét lên trong tâm tưởng.


Người nhà nói khi Mẹ tôi hôn mê trong nhà thương, lúc tôi còn vật vã bên trời Tây để cố lấy cho bằng được cái visa, em tôi đã

thì thầm vào tai Mẹ: "Mẹ ơi... ráng đợi, ráng đợi, chị Tư sẽ về nghe Mẹ..." Mẹ tôi vẫn bất động nhưng từ khóe mắt hai dòng lệ

chảy dài trên đôi gò má nhăn nheo.


Sau 5 ngày sống trong hồi hộp để chờ đợi "các tấm lòng nhân đạo" cấp visa và 12 tiếng đồng hồ bồn chồn trên máy bay, con

đã về bên Mẹ, nhưng Mẹ đã đi rồi, vĩnh viễn không về nữa. Khung kính trên quan tài không cho con sờ lên bờ má nhăn nheo

của Mẹ. Những giọt nước mắt nhạt nhoà thấm đẫm nắp áo quan, Mẹ có hay con đang ở đây, bên cạnh Mẹ?


Người nhà đã phải chờ 5 ngày, đợi tôi về rồi mới làm lễ hỏa thiêu, ngày cuối cùng trước khi hoả thiêu người đến thắp nhang đã

thưa thớt nên tôi có thì giờ để chia sẻ nỗi buồn cùng với gia đình. Nỗi đau vẫn đầy dù đã chia cùng với người thân. Những ai

đã từng mất Mẹ có lẽ hiểu rõ cảm giác này. Ôm tro Mẹ trong tay, cảm giác chia lìa như cứa trong tôi những vết thương tướm

máu. Vĩnh viễn lìa xa.


Trên máy bay trở về Việt Nam, tôi không có thì giờ để buồn về nỗi đau mất Mẹ, tôi đang bận hoang mang với câu hỏi, họ cho

tôi cái ân huệ trở về chịu tang Mẹ, đổi lại tôi sẽ phải trả giá bằng gì đây? Câu trả lời tôi không phải đợi lâu...!!!


Sau 3 ngày để tang Mẹ, nỗi đau chưa lắng xuống thì họ bắt đầu thực hiện màn khủng bố mà họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng khi ban

cho tôi cái "ân huệ" được về chịu tang Mẹ. Họ bỏ ra một ngày chỉ để bắt tôi công nhận những gì mà họ đã biết, những gì mà

chúng tôi đã công khai trên mạng, để khẳng định với tôi rằng chế độ này sẽ còn mãi đứng vững (?!).


Trong khi bộ Ngoại giao có những động thái ôn hòa khi tiếp xúc với tôi thì bên An ninh đã hủy đi hết những nỗ lực hàn gắn đó

trong gần 10 tiếng đồng hồ mà họ gọi là "làm việc".


Một người mặc thường phục, nhìn tôi bằng cặp mắt "hình sự" và gằn giọng hỏi "Chị có biết tôi là ai không?" Vâng, tôi biết chứ,

đó là những kẻ đã từng hacked các hộp thư emails của tôi năm 2011- khi tôi bị cấm vào Việt Nam - những kẻ không từ một

thủ đoan nào để phá hoại gia đình người khác. Và giờ đây, có lẽ họ lại đang ngồi trong phòng máy lạnh để tiếp tục tìm cách

len lỏi vào hộp thư của tôi, tiếp tục dùng những thủ đoạn hèn hạ khác để bẻ gãy tôi.


Chuẩn bị tinh thần cho những hậu quả xấu nhất từ những hành động hạ cấp của họ, từ bôi bẩn đến khủng bố, tôi thấy lòng bình

yên lạ.


Một người bên bộ Ngoại giao nói với tôi "sau gần 10 năm trở về, chị thấy đất nước đẹp hơn không?" Vâng, đẹp lắm, quốc lộ

51 về Vũng Tàu thênh thang lắm, nhưng lòng những kẻ bên bộ An ninh hãy còn quá hẹp hòi. Bãi trước Vũng Tàu thay bờ xi

măng bằng gạch men láng bóng sau khi hàng tỉ đồng đã chui vào ngân hàng Thụy sĩ của các quan chức nhà nước. Tôi vui sao

được với những đổi thay đó?


Mười năm trở về để nhìn thấy một Sài Gòn thay da đổi thịt: tượng Hồ Chí Minh mới khai trương lừng lững đứng nhìn trẻ con

bán vé số dọc đường Nguyễn Huệ, cạnh đó, nhạc nước trổi lên từng nhịp như để che đi tiếng khóc của dân oan. Quê hương

như một ngôi nhà lộng lẫy, được trang trí bằng nhiều lớp sơn hào nhoáng để che giấu những cột, những kèo đã bị sâu bọ ăn

thủng ruột, sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào.


Quê hương là gì hở Mẹ *? Mẹ tôi đã không còn để trả lời, nhưng với tôi, quê hương hiện tại là bất trắc, là gian nan, là khủng

bố, là những gương mặt mang hình đại bác, là khoảng cách dần xa.


10/6/2015

Ca Dao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.