logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 13/06/2015 lúc 07:30:39(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Ông Trương Minh Tam (trái) và Phóng viên Hải Ninh tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 12/6/2015.

Ông Trương Minh Tam, một thành viên của Con đường Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự bảo vệ quyền con người, đang có mặt ở Mỹ và tham gia vận động cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Phóng viên Hải Ninh phỏng vấn ông Tam về chuyến đi này và tình cảnh tù nhân chính trị Việt Nam sau đây.

Vi phạm nhân quyền trong các trại giam
Hải Ninh: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Trước hết, xin ông cho biết những hoạt động của Con đường Việt Nam và hoạt động của ông tại Mỹ lần này?

Trương Minh Tam: Phong trào Con đường Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự do những trí thức trong nước sáng lập ra như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định. Mục tiêu của Con đường Việt Nam là bảo vệ quyền con người và thông qua sự bảo vệ quyền con người đó sẽ thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển tốt hơn.
UserPostedImage
Ông Trương Minh Tam tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 12/6/2015. RFA PHOTO.

Tham gia với tư cách thành viên của Con đường Việt Nam thì đương nhiên tôi sẽ phải thực hiện các sứ mệnh bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, bằng trải nghiệm một năm đi tù thì tôi chọn cho mình một cái mảnh là bảo vệ quyền của tù nhân lương tâm Việt Nam hay nói chính xác hơn là tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Hải Ninh: Sau một thời gian làm việc với những tù nhân lương tâm, ông có thể nói cho các khán, thính giả của đài RFA về tình trạng các tù nhân lương tâm Việt Nam hay không, đặc biệt là những người bị biệt giam?

Trương Minh Tam: Luật pháp Việt Nam thì không có sự phân biệt hà khắc đối xử nào đối với tù nhân nói chung và tù nhân chính trị nói riêng. Tuy nhân, bằng cái cảm nhận của mình trong một năm đi tù của mình thì tôi cảm thấy tình trạng vi phạm nhân quyền trong các trại giam Việt Nam thì nó diễn ra hết sức trầm trọng, đặc biệt là những người tù chính trị hoặc những nhà bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền. Tôi thấy cần phải gióng lên tiếng chuông báo động khẩn thiết với các cơ quan truyền thông cũng như dư luận trong và ngoài nước để cải thiện tình trạng quyền con người ở việt Nam phải được đảm bảo hơn.

[Những người tù nhân bị biệt giam] bị đối xử như những con súc vật. Điều kiện sống về vật chất và tinh thần của họ đều không được đảm bảo. Nói về vật chất thì các điều kiện sống của họ không được đảm bảo các chế độ sinh hoạt như thức ăn nó hết sức bẩn thỉu và dơ ôi. Môi trường sinh sống thì họ bị giam trong các buồng biệt giam hết sức nhỏ từ 2-4 mét vuông cho hai người và họ phải thường xuyên chung sống với một tù hình sự. Tù hình sự không có nhiệm vụ gì khác mà là một camera theo dõi đặc biệt của người cộng sản đối với những tù nhân chính trị này.

Về đời sống tinh thần thì cũng hết sức khó khăn. Toàn bộ đời sống tinh thần của họ như các loại sách báo, tv hay các phương tiện nghe nhìn đều bị tước đoạt. Đồng thời là các thư từ gửi từ bên ngoài gửi vào đều không được tiếp cận hoặc được tiếp cận một cách hạn chế cho nên tôi thấy đời sống kể cả vật chất và tinh thần đều rất trầm trọng.
Hải Ninh: Việc bị biệt giam này ảnh hưởng thế nào tới các tù nhân và gia đình của họ. Và liệu những người dân bình thường VN có biết đến điều đó hay không?

Trương Minh Tam: Tình trạng trầm trọng này thì cả gia đình và xã hội ít được biết tới. Bằng cách giam cầm đặc biệt thì người cộng sản đang cố gắng bưng bít những thông tin đó. Tôi xin nêu một ví dụ là khi có thông tin về các tù nhân này bị rò rỉ ra ngoài thì ngay lập tức những tù nhân này được chuyển sang một trại giam khác, và đặc biệt hơn là họ được chuyển từ xa ra rất xa gia đình.

Ở Việt Nam có một luật bất thành văn là tù nhân chính trị miền nam sẽ được chuyển ra miền bắc để thực hiện bản án. Những tù nhân miền bắc thì được chuyển vào miền nam. Không phải để hạn chế quyền thăm gặp nhưng mà đương nhiên trong điều kiện đời sống kinh tế Việt Nam rất khó khăn, thì việc đi lại rất tốn kém và đương nhiên người ta không thể tới thăm tù nhân một cách thường xuyên được.

Đơn cử trường hợp của ông Đặng Xuân Diệu, sau khi tôi ra tù thì tôi có gióng tiếng chuông báo động về tình trạng sức khoẻ của ông rất nguy cấp và ông có thể bị tước đoạt mạng sống bất cứ lúc nào, sau khi cộng đồng quốc tế lên tiếng mạnh mẽ thì ông đã được chuyển từ trại giam Thanh Hoá sang trại giam Xuyên Mộc. Hiện nay chúng tôi phải vượt khoảng 1.500 km thì mới có thể viếng thăm ông ấy hàng tháng.

Kêu gọi quốc tế gây sức ép lên nhà cầm quyền VN
Hải Ninh: Vậy thì trước tình cảnh của các tù nhân lương tâm đó, tổ chức Con đường Việt Nam cùng chuyến đi lần này của ông sẽ giúp được gì cho họ?
Trương Minh Tam: Vẫn phải nhắc lại một chút là phong trào Con đường Việt Nam là phong trào bảo vệ quyền con người, cá nhân tôi thì chọn mảng tù nhân lương tâm nên mục tiêu chuyến đi này tôi đặt trọng tâm vào việc vận động quốc tế, kêu gọi các luật sư cũng như các vị dân biểu và các tổ chức quốc tế khác, có một tiếng nói mạnh mẽ, gây sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản buộc nới lỏng các hình thức giam cầm với các tù nhân này, đảm bảo cho họ các quyền con người.

Nếu trong điều kiện có thể, tôi kỳ vọng có phóng thích, đặc biệt như trường hợp Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn thì tôi nghĩ họ phải được đối xử nhân đạo, bởi vì họ tuyệt thực khá là dài, sức khoẻ khá là yếu, họ phải được phóng thích ra ngoài để chữa bệnh, sau đó được tiếp tục thực hiện cái bản án khá là dài ngày của họ. Ví dụ như chị Tạ Phong Tần thì cũng còn hơn 10 năm nữa. Ông Đặng Xuân Diệu cũng còn hơn 10 năm tù nữa.

Hải Ninh: Ông có lo ngại khi về Việt Nam sẽ bị chính quyền gây khó dễ hay không?

Trương Minh Tam: Tất cả các hoạt động của chúng tôi đều bị nhà cầm quyền coi là hoạt động chống đối, còn danh từ đúng mức thì chúng tôi là những nhà bất đồng chính kiến. Ngay trước chuyến đi thì chúng tôi đã nằm trong diện bị theo dõi rồi. Tuy nhiên chuyến đi này của tôi cũng nhận được sự “quan tâm khá sâu sắc” của nhà cầm quyền. Bản thân gia đình tôi thì chưa bị sự hăm doạ, sách nhiễu nào nhưng một thành viên đi cùng đoàn là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng thì đã bị nhà cầm quyền đến sách nhiễu và đập phá gia cảnh. Còn tôi thì thường xuyên bị nhân viên công vụ đến thăm hỏi hơi bị bất thường và tôi cũng khuyến cáo họ là tôi cho đấy là một hình thức khủng bố tinh thần mặc dù tôi thừa nhận rằng gia đình tôi không bị một hình thức hăm doạ, sách nhiễu nào.

Tôi nghĩ việc trở về của tôi sẽ có chút khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng làm việc với họ một cách minh bạch nhất và tôi yêu cầu họ đảm bảo quyền con người cho tôi và con người tôi và hy vọng họ không làm quá mức nhất là trong tình cảnh thế giới quan tâm tới tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Hải Ninh: Xin chúc ông mọi chuyện suôn sẻ. Và xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.


Theo RFA

Sửa bởi người viết 13/06/2015 lúc 07:33:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

chung  
#2 Đã gửi : 13/06/2015 lúc 07:37:04(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Các cựu tù nhân lương tâm gặp gỡ cộng đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn
UserPostedImage
Chiều thứ Năm ngày 11 vừa qua, hai cựu tù nhân lương tâm đến từ Việt Nam, là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và nhà hoạt động Trương Minh Tam, đã có buổi tiếp xúc với cộng đồng người Việt Hải Ngoại tại trụ sở Hội Cao Niên miền Đông Bắc Hoa Kỳ.

Một buổi sinh hoạt thân mật
Buổi gặp gỡ với cộng đồng Việt Nam vùng thủ đô diễn ra tiếp sau phần tường trình buổi sáng do các dân biểu Mỹ trong Vietnam Caucus ở hạ viện tổ chức để lắng nghe về những người tù bất đồng chính kiến đã hay đang còn bị giam giữ ở Việt Nam.
UserPostedImage
Các cựu tù nhân lương tâm đến từ Việt Nam, là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và nhà hoạt động Trương Minh Tam, đã có buổi tiếp xúc với cộng đồng người Việt Hải Ngoại tại trụ sở Hội Cao Niên miền Đông Bắc Hoa Kỳ hôm 11/6/2015. RFA PHOTO.

Một thành viên của cộng đồng Việt Nam vùng Virginia, Maryland và Washington DC, ông Nguyễn Vĩnh Hưng:

“Nhân dịp tù nhân lương tâm đến vùng Washington DC để có buổi tường trình với quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi có ý kiến là mời những người này đến đây để có một buổi sinh hoạt thân mật với cộng đồng, để đồng hương có dịp diện kiến và nếu có cơ hội thì có thể có câu hỏi đối với quí vị tù nhân lương tâm đã đến đây.”

Theo ông Hoàng Tứ Duy, đại diện đảng Việt Tân, cuộc gặp này là một dịp đặc biệt vì đây là lần đầu tiên người từ trong nước ra và người ở ngoài này có dịp ngồi lại với nhau:

“Ở vùng Washington thì chúng ta cũng khá quen với những loại sinh hoạt tại quốc hội, những cuộc hội thảo, những buổi điều trần. Điều chúng tôi ghi nhận hơi đặc biệt hơn lần này là chúng ta nghe từ các nhân chứng, những người trong cuộc như ông Nguyễn Văn Lợi kể về trường hợp con gái ông ta, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, đang phải chịu một bản án 8 năm vì những sinh hoạt của cô Minh Mẫn trong vấn đề hỗ trợ phong trào Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.”


Thực tế chỉ có hai cựu tù nhân lương tâm từ trong nước ra là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, ông Trương Minh Tam, thành viên tổ chức đối kháng có tên Con Đường Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia của người thứ ba là ông Nguyễn Văn Lợi, chồng cựu tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh, cha cựu tù lương tâm Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc đã mãn hạn trong lúc em gái là Nguyễn Đặng Minh Mẫn còn thụ án tù 8 năm.

Phía cộng đồng có Hội Cao Niên là đoàn thể đứng ra bảo trợ cho buổi gặp gỡ, có Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng Washington, và có đại diện Nghị Hội Toàn Quốc Việt Nam tại Hoa Kỳ, bên cạnh một số thành viên trẻ trong đảng Việt Tân.

Các tù nhân lương tâm được chào đón bằng một buổi cơm chiều thân mật trong không khí chia sẻ. Tại giờ thảo luận, nhiều người đặt câu hỏi về tình hình tự do tôn giáo, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển Đông, tình trạng thiếu thốn nhân quyền của người dân trong nước.

Không có sự phân biệt
Ngoài việc trình bày về kết quả cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ buổi sáng, các tù nhân lương tâm cũng đã trả lời thật chi tiết mọi câu hỏi mà cộng đồng nêu ra. Trong một vài giây phút thật cảm động, từng người đã ngỏ lời cầu chúc các cựu tù nhân lương tâm, mà họ gọi là vô cùng can đảm này, được bình an và không bị bắt bớ khi trở về.
Về cảm tưởng của mình tại buổi nói chuyện, ông Paul Vân phát biểu:

“Đây là sự can đảm mà chúng tôi rất là ngưỡng phục. Tuy rằng quí vị này cũng không có được thoải mái để có thể nói hết được tất cả tâm tư, nguyện vọng, nhưng ít ra cũng điễn đạt được phần nào sự thật mà quí vị đó đối diện hàng ngày. Tôi thấy cử tọa ổ đây đón nhận quí vị này một cách rất nồng nhiệt và rất gần gũi thân tình, không có sự phân biệt. Dù rằng quí vị đó mới xuất hiện đây là lần đầu tiên nhưng chúng tôi có thể hòa hợp được và chia sẻ những cảm nghĩ.”

Buổi tiếp xúc cộng đồng tại vùng Washington hôm thứ Năm được người nghe bày tỏ hy vọng là khởi đầu của những sinh hoạt kết nối và có ý nghĩa mà qua đó những tù nhân lương tâm, những nhà tranh đấu dân chủ trong nước sẽ là những tiếng nói thuyết phục.

Một tuần trước khi đến Hoa Kỳ để tường trình về tù nhân lương tâm Việt Nam trước hạ viện và các vị dân cử hằng quan tâm đến Việt Nam như dân biểu Loretta Sanchez, dân biểu Zoe Lofgren, dân biểu Chris Smith, dân biểu Allen Lowenthal, các cựu tù nhân lương tâm Lê Mạnh Hùng, Trương Minh Tam và ông Nguyễn Văn Lợi đã ra trước quốc hội Canada trong mục đích tương tự.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.